Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ăn khổ qua có mất sữa không? Chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác hại làm mất sữa của khổ qua. Tuy nhiên đây là loại thực phẩm có tính hàn gây ra các chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở mẹ sau khi sinh.

  • Mẹ sau sinh ăn khổ qua có mất sữa không?
  • Những thực phẩm gây mất sữa mẹ cần tránh
  • Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa cho bé?
  • 5 cách gọi sữa về sau sinh hiệu quả

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vô cùng quý giá đối với trẻ sơ sinh. Vì trong sữa mẹ có lượng chất béo, đường, protein và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Ngoài ra, việc cho trẻ bú còn giúp mẹ giảm được nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Với những lợi ích này, mẹ bầu luôn đặt việc ăn uống như thế nào để đảm bảo được nguồn sữa là mối bận tâm hàng đầu”.

Ăn khổ qua có bị mất sữa không?

Khổ qua chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như phốt pho, mangan, kẽm và magiê.

Nó cũng được coi là một thực phẩm dồi dào nhất có chứa thiamin, foliate và riboflavin. Ngoài ra, khổ qua cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, vitamin C và là một nguồn can-xi, sắt và beta-caroten vô cùng phong phú.

Chính vì vậy mà khổ qua được xem như một trong những thực phẩm tuyệt vời trong chế độ ăn hàng ngày.

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua

Ăn khổ qua có bị mất sữa không? (Nguồn ảnh: unsplash)

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh nên kiêng ăn khổ qua bởi các lý do sau:

– Khổ qua có tác dụng giảm huyết áp, chính vì thế mẹ cũng không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

– Ngoài ra, trong hạt khổ qua có chứa hợp chất vicine, đây cũng là nguyên nhân gây ra đau đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những mẹ nhạy cảm.

– Khổ qua có tính hàn vì vậy cũng có khả năng gây ra các chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở mẹ sau khi sinh.

Với các lý do như trên thì khổ qua mới chỉ được xem là một trong các loại rau dễ gây khó tiêu và ảnh hưởng nhiều về đường tiêu hóa tới mẹ sau sinh chứ chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định chính xác việc ăn khổ qua có làm mất sữa không.

Vậy nên nếu mẹ đang cho bé bú thì tạm thời nên kiêng ăn một thời gian cho đến khi cai sữa hoàn toàn để đảm bảo sức khỏe của như chất lượng sữa mẹ.

Bạn có thể chưa biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Những thực phẩm gây mất sữa mẹ cần tránh

Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cần có nhiều lưu ý hơn so với bữa ăn của người bình thường.

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua

Những thực phẩm gây mất sữa mẹ cần tránh (Nguồn ảnh: unsplash)

Nếu không muốn bị mất sữa, mẹ cần tuyệt đối tránh xa các nhóm thực phẩm gây mất sữa sau sinh dưới đây:

Các loại rau gia vị: Lá lốt, mùi tây, bạc hà, tỏi ớt

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Dưa cà muối xổi rất ngon miệng nhưng lại gây mất sữa

Một số loại rau quả tính hàn: khổ qua, bắp cải, lá dâu tằm

Thực phẩm chứa độc: Măng tươi, măng khô, măng chua

Thực phẩm chứa caffeine gây mất sữa: Sô cô la, cà phê, nước trà xanh

Đồ uống có cồn và ga: Bia, rượu, nước ngọt

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đồ chiên rán chứa nhiều mỡ động vật không tốt cho sữa mẹ

Bạn có thể chưa biết:

Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua

Mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa cho bé? (Nguồn ảnh: unsplash)

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá. Tuy vậy để sữa mẹ sau sinh chất lượng, giàu chất béo và các khoáng chất, mẹ cần chú trọng đến dinh dưỡng mẹ sau sinh, đảm bảo cơ thể mình luôn được cung cấp đầy đủ các nhóm chất quan trọng.

Tuy sau sinh cần kiêng khem một số loại thực phẩm như đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, những gia vị quá cay mặn, … nhưng các mẹ vẫn nên có một chế độ ăn đa dạng và phong phú với các chất dinh dưỡng như đã nói trên cùng các lưu ý sau:

– Bữa ăn nên có thịt nhưng chọn loại ít mỡ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

– Trứng gà hoặc trứng vịt nên ăn 2 ngày/lần.

– Mỗi ngày nên uống sữa tươi hoặc các loại sữa như sữa đậu nành, sữa hạt.

– Trong mâm cơm nên có món ăn làm từ đậu đỗ như canh đậu đỏ, đậu phụ, … xen kẽ giữa đạm thực vật và đạm động vật.

– Nếu có thể, mẹ sau sinh nên tăng cường ăn gạo lức để có nhiều vitamin B1, giàu chất xơ, giúp làm giảm tình trạng táo bón.

– Bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thật nhiều rau và hoa quả. Chọn ăn theo mùa để tránh thực phẩm có chất bảo quản sẽ tốt hơn cho sữa mẹ.

– Chất béo nên chọn loại chất béo từ thực vật vì không có nhiều cholesterol.

5 cách gọi sữa về sau sinh hiệu quả

1. Cho con bú mẹ sớm nhất có thể: Hãy cho con da kề da ngay sau sinh vì mang lại rất nhiều lợi ích. Be được tiếp xúc với mẹ sau khi sinh sẽ tự tìm đến vú mẹ theo bản năng và bú một cách tự nhiên, ngon lành. Bé bú khi theo nhu cầu sẽ tạo nên phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ, tăng prolactin sản xuất sữa.

2. Cho con bú thường xuyên và đúng cách: Mẹ hãy kiên trì dù ban đầu sữa non về chậm, vì khi đó cơ thể mẹ sẽ lầm tưởng rằng nhu cầu sữa của bé không cao, nên không được kích thích sản xuất thêm sữa nữa. Càng cho con bú mẹ sẽ càng giúp kích thích tuyến sữa của mẹ liên tục tiết ra nhiều sữa hơn. Mẹ cho bé bú đúng cách sẽ giúp con bú được nhiều sữa hơn và kích thích sữa ra nhiều hơn.

3. Hút sữa đều đặn: Việc bú/hút liên tục ở những ngày mới sinh xong sẽ tạo 1 con đường mòn giúp sữa ra dễ dàng hơn.

Đa số các mẹ sẽ thấy sữa về nhiều từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Mẹ hãy cho bé bú hoặc kết hợp vắt sữa 8-12 lần/ngày kể cả ban đêm, tức là trung bình 3h/lần.

4. Uống nhiều nước

5. Ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng

Như vậy, ngoài việc kiêng khem các loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sữa mẹ như khổ qua, lá lốt, măng, chất kích thích, … thì mẹ nên có một thực đơn sau sinh đa dạng, kết hợp với nghỉ ngơi để có được nguồn sữa mẹ dồi dào nhất cho bé yêu.

Nguồn tham khảo: Nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho cả mẹ lẫn bé như thế nào? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua

Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Đây là vấn đề được nhiều mẹ sau sinh rất quan tâm vì lo lắng cho nguồn sữa. Dân gian lưu truyền rằng ăn mướp đắng mất sữa, cùng tìm hiểu xem thực hư vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, mà trong đó có cả chế độ ăn uống. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn là ăn mướp đắng khi mang thai hoặc đang cho con bú có bị mất sữa không.

Trước khi tìm hiểu sau sinh có ăn được mướp đắng không, bạn cần biết vài thông tin về loại quả này. Mướp đắng (còn gọi khổ qua) là cây leo, thường mọc ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Mướp đắng thuộc họ Bầu bí. Đây là một trong những món ăn khá được ưa chuộng ở nước ta.

Mướp đắng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Quả mướp đắng là loại quả đắng nhất trong số các loại rau củ quả dùng làm món ăn.

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua
Sau sinh có ăn được mướp đắng không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Các chất dinh dưỡng có trong mướp đắng có khả năng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể và tăng cường sức đề kháng như các vitamin nhóm B, canxi, beta-caroten, các khoáng chất như mangan, kẽm, magie,… Chính vì vậy, nhiều người muốn biết bà đẻ ăn được mướp đắng không để nhanh hồi phục sức khỏe.

Trong Đông y cũng ứng dụng thực phẩm này như một vị thuốc. Với vị đắng, tính hàn, không độc, mướp đắng thường được ứng dụng để đặc trị các bệnh ngoài da và tăng cường sức khỏe làn da.

Y học hiện đại thì thường dùng chiết xuất từ mướp đắng để chữa các bệnh về vi khuẩn và virus do có khả năng chống các tế bào ung thư. Đây cũng là một trong những thành phần chiết xuất hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.

Nhiều mẹ rất muốn biết sau sinh có ăn được mướp đắng không vì loại quả này được biết đến với tác dụng dược lý sau:

  • Có khả năng chống lại các gốc tự do: gây lão hoá sớm, làm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, các bệnh đường tiết niệu cũng như các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
  • Dùng mướp đắng đồng nghĩa với việc tăng tiết insulin cho cơ thể và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Các kiểm nghiệm chỉ ra rằng nước ép mướp đắng có khả năng chữa tiểu đường tuýp 2 khi mới mắc bệnh (chưa dùng các loại tân dược để chữa). Khi phối hợp với thành phần sulfamid chữa tiểu đường tuýp 2 có thể tăng hiệu quả thuốc, giảm liều dùng và các tác dụng phụ khác từ thuốc.
  • Đông Y nhắc đến công dụng khác của mướp đắng đó là chữa ho và các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, rôm sảy: Người ta thường xay nhuyễn trái mướp đắng rồi lọc lấy phần nước cốt. Có thể uống hoặc bôi trực tiếp ngoài da để giảm các tình trạng rôm sảy, mụn nhọt, giúp da sáng mịn hơn.

Ngoài ra thì nước sắc từ loại quả này còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh ung thư cũng như giảm các tác hại của tia xạ cho người đang điều trị bệnh.

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua
Nước ép khổ qua có giá trị dược liệu rất tốt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, chỉ duy nhất sữa mẹ có đủ các hàm lượng chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều thách thức hơn là cho trẻ uống sữa công thức. Một số bà mẹ gặp phải một số vấn đề liên quan đến sản xuất sữa mẹ, chẳng hạn như không sản xuất đủ sữa mẹ và dòng chảy bị tắc nghẽn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến việc mất sữa. Vậy sau sinh ăn mướp đắng có mất sữa không?

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua
Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Mẹ không nên ăn mướp đắng khi cho con bú

Mướp đắng là một loại thực phẩm có quá ít chất béo, do đó ăn nhiều mướp đắng không có lợi cho chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn nhiều mướp đắng có thể khiến các bà mẹ hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, các hạt mướp đắng còn chứa một loại chất hóa học có tên là vicine. Đây là một loại độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những người nhạy cảm và có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ gây nguy hiểm cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ.

Để có câu trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi ăn mướp đắng có mất sữa không, bạn cần biết mướp đắng có đặc tính hàn nên dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hoá như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Từ đây khiến cơ thể mẹ giảm tiết sữa và chất lượng sữa không được đảm bảo.

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Một tác hại nữa của mướp đắng là dễ gây vị lạ ở sữa khiến bé bỏ bú và quấy khóc hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sữa mẹ có vị mặn khiến bé bỏ bú, nguyên nhân và cách khắc phục

Nên dùng mướp đắng khi nào?

Sau sinh có ăn được mướp đắng không thì mẹ đã biết. Tuy nhiên, mướp đắng lại là thực phẩm tốt cho các bà mẹ trong giai đoạn đầu khi mang thai. Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời. Cả mẹ và bé đều cần bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai.

Phụ nữ sau sinh có được an khổ qua
Mẹ bầu có thể dùng mướp đắng ở giai đoạn đầu của thai kỳ

Mướp đắng chứa nhiều khoáng chất và vitamin như kẽm, magie, niacin, sắt, kali, pyridoxine, mangan và axit pantothenic. Những chất dinh dưỡng này góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Như vậy về vấn đề sau sinh có ăn được mướp đắng không thì câu trả lời chính là: Các bà mẹ mang thai giai đoạn đầu nên ăn mướp đắng để duy trì sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Tuy nhiên đối với những bà mẹ mới sinh, đang cho con bú, mướp đắng không phải nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hiệu quả do chứa ít chất béo cũng như chứa nhiều độc tố vicine.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Cùng với một số loại thực phẩm khác như cà phê, sô cô la, rượu… mướp đắng cũng được xếp vào những loại thực phẩm mà bà mẹ đang cho con bú nên tránh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.