Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Thông thường, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 7 đến 20 ngày, đây là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên với những trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng hoặc rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng thì mẹ cần phải hết sức thận trọng bởi đây là dấu hiệu cho thấy rốn của trẻ đã bị viêm nhiễm.

1. Rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng nguy hiểm thế nào?
Rốn trẻ sơ sinh đóng vai trò cực kỳ quan trong trong việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng của người mẹ ngay từ trong bụng mẹ. Sau khi trẻ chào đời, rốn trẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian để lành và rụng.

Trẻ sơ sinh rụng rốn là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên với những trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng hoặc rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng thì mẹ cần phải hết sức thận trọng bởi đây là dấu hiệu cho thấy rốn đã bị viêm nhiễm.

Khi rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm, ngoài dấu hiệu bị hôi kèm mủ trắng hoặc mủ vàng, mẹ sẽ thấy rốn và vùng bụng xung quanh có những triệu chứng như: sưng phù, tấy đỏ hoặc chảy máu trong rốn.

Do rốn liên thông với các mạch máu nên bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới máu và các bộ phận bên trong cơ thể trẻ sơ sinh. Biến chứng nguy hiểm nhất mà tình trạng nhiễm trùng rốn có thể gây ra đó là gây ra uốn ván rốn, nhiễm trùng máu – một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh.

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

2. Nguyên nhân khiến rốn trẻ có mủ
Rốn trẻ sơ sinh có mủ trắng hay vàng là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra trường hợp này là do:

Bố mẹ chưa vệ sinh rốn cho bé đúng cách như băng rốn quá chặt, không lau rửa rốn thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn, sử dụng những bài thuốc dân gian để rắc lên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ… Cũng có một số trường hợp do mẹ sợ bé bị đau mà không dám đụng vào rốn của con nên không thay băng cũng như vệ sinh cuống rốn cho con trong một thời gian dài dẫn đến trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị hôi và kèm theo mủ. Có nhiều mẹ lại quá vệ sinh, tắm và lau rửa rốn cho trẻ thường xuyên mà không hiểu rằng, chăm sóc rốn cho trẻ sai phương pháp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rốn lâu rụng và viêm nhiễm rốn cho trẻ.

Những điều này là nguyên nhân làm rốn của bé bị ẩm ướt, không thoát ẩm và là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển.

Rốn là nơi chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bào thai giúp thai nhi phát triển. Sau sinh, dây rốn bị cắt còn lại cuống rốn, cuống rốn sẽ rụng sau 7-10 ngày sau sinh, nó là phần “thịt chết” và dễ nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.

1. Chăm sóc rốn ngay sau sinh

Ngay sau sinh, sau khi rốn ngừng đập, nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ kẹp và kéo vô khuẩn để kẹp cắt rốn bé.
Hằng ngày, sau khi tắm bé bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho bé, nhẹ nhàng lau khô cuống rốn bằng khăn hoặc gạc mềm, sạch. Sau đó, để thông thoáng cho tới khi rốn rụng.

Trong trường hợp rốn bẩn do dính phân hoặc nước tiểu, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào rốn nhẹ nhàng vệ sinh sạch bằng vải mềm hoặc gạc. 

Nên: 

- Vệ sinh rốn ngày 1 lần sau khi tắm bé. - Vệ sinh ngay nếu rốn bé dính nước tiểu hoặc nhiễm bẩn. - Trong trường hợp dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn bé, nên dùng các chai nước muối (dùng để nhỏ mắt) vệ sinh rốn bé, vừa tiện, vừa đảm bảo vô khuẩn. Dùng vải sạch lau rốn. - Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc rốn trẻ - Để cuống rốn tự do, che rốn bằng quần áo trẻ - Mặc áo cài nút bên khi rốn chưa rụng. Áo cài nút giữa dễ làm trầy xướt cuống rốn do mép áo, gây chảy máu rốn, nhất là khi cuống rốn còn tươi.

- Gấp mép tả xuống phía dưới rốn, điều này tránh chà sát vào rốn gây đau và chảy máu, giúp rốn nhanh rụng, tránh thấp ngược nước tiểu bé lên cuống rốn.

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Không nên:

- Không đắp bất kỳ thứ gì lên chân rốn, không băng rốn.  - Không dùng cồn hoặc cồn iod để vệ sinh rốn bé khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

- Tránh đụng vào cuống rốn trẻ khi không cần thiết.

Trong trường hợp quầng rốn đỏ hoặc chảy mủ, cho trẻ đi khám ngay.

- Cách vệ sinh khi rốn bị nhiễm khuẩn khi có chỉ định chăm sóc rốn ở nhà:  + Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng;   + Nhẹ nhàng rửa sạch mủ và vẩy bằng nước sôi để nguội và xà phòng;  + Lau khô rốn bằng vải sạch;   + Rửa tay bạn thật sạch sau khi chăm rốn bé nhé.  + Vệ sinh rốn 3 lần một ngày.

Nếu mủ hoặc chỗ bị đỏ nặng hơn, hoặc không tiến triển trong vòng 2 ngày, khẩn trương đến bệnh viện ngay lập tức.

2. Chăm sóc rốn sau khi rụng rốn

Khi rốn rụng một số bé có tình trạng chân rốn rỉ ít máu, dịch, có thể hôi thoang thoảng. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng chất tiết còn dư sau khi rốn rụng, sau đó dùng vải sach mềm lau khô. Theo dõi rốn còn tiếp tục rỉ dịch hoặc chảy máu không nhé.

Hằng ngày, bạn tắm bé bằng nước ấm và xà phòng dành riêng cho bé bình thường nhé. Sau đó, dùng khăn sạch hoặc gạc y tế nhẹ nhàng lau khô, sạch rốn nhé.

3. Một số dấu hiệu ở rốn bạn cần đưa bé đi khám ngay

** Khi rốn chưa rụng:

- Cuống rốn hôi, rỉ dịch, chảy máu - Chân rốn nề đỏ

- Bé quấy khóc, bú kém, sốt, lừ đừ.

** Sau khi rụng rốn:

- Chảy máu rốn:  •    Rốn vẫn chảy máu sau 10 phút dù đã đè ép với gạc. •    Lượng máu chảy nhiều. •    Chảy máu vẫn còn xảy ra tiếp tục thêm 3 lần. •    Bạn có bất kì lo lắng nào khác về sức khỏe của trẻ - Chân rốn tiếp tục rỉ dịch sau khi đã vệ sinh bằng nước muối, hoặc dò mủ hoặc hôi.

- Có nụ hạt rốn (chồi rốn) rỉ dịch sau khi rụng.

 Một số hình ảnh các bé bị nhiễm khuẩn rốn nặng vào điều trị tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao


                            Khoa Nhi

BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Rốn trẻ sơ sinh có mủ khiến nhiều bố mẹ lo lắng và băn khoăn tìm phương hướng giải quyết. Thực tế đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm vùng rốn của trẻ nhỏ. Bố mẹ cần hết sức lưu ý và có kiến thức để xử trí kịp thời và đúng cách. Đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám là biện pháp cần làm nếu tình huống này xảy ra.

Rốn trẻ sơ sinh có vai trò quan trọng, có nhiệm vụ tiếp nhận chất dinh dưỡng truyền từ người mẹ sang con. Sau khi em bé chào đời, phần cuống rốn sẽ cần một khoảng thời gian để lành và rụng. 

Thông thường sau khoảng thời gian từ 7 tới 20 sẽ diễn ra hiện tượng rụng rốn. Với các trường hợp trẻ sơ sinh xuất hiện mủ trắng hoặc mủ vàng, bố mẹ cần hết sức thận trọng do đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm. 

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cảnh báo các dấu hiệu viêm nhiễm nguy hiểm

Khi ấy bố mẹ có thể quan sát thấy vùng rốn và xung quanh xuất hiện các biểu hiện: Sưng phù, tấy đỏ hoặc chảy máu,... Để chăm sóc một cách tốt nhất cho các bé, việc nắm chắc nguyên nhân gây ra tình trạng rốn bé sơ sinh có mủ là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là tư vấn chi tiết về vấn đề này từ các bác sĩ Khoa nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Rốn trẻ sơ sinh chưa rụng có mủ

Theo đó, các bác sĩ Nhi khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng nhiễm trùng cuống rốn, có thể khu trú hoặc lan rộng gây nguy hiểm.

Tình trạng do vi trùng sinh mủ gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rốn có mủ là từ tâm lý sợ làm đau bé của các mẹ. Nhiều mẹ bỉm sữa không dám đụng vào rốn bé, cứ để như vậy và quấn kín. 

Khi bị băng kín suốt ngày đêm, rốn trẻ sẽ bị ẩm ướt, không thoát ẩm, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh khi ấy là do tụ cầu. Bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng rốn sơ sinh chảy mủ là dấu hiệu viêm nhiễm nguy hiểm cần được thăm khám và can thiệp y tế càng sớm càng tốt. 

Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng

Trẻ sau khi rụng rốn xuất hiện mủ cũng là một trong những hiện tượng bất thường, thậm chí là nghiêm trọng cần đặc biệt lưu ý. Mủ quan sát được có thể là màu trắng hoặc màu vàng. Cuống rốn trẻ sơ sinh có mủ sau rụng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau đây.

  • Vấn đề vệ sinh chưa đảm bảo: Việc vệ sinh cuống rốn của bé sau khi sinh chưa đúng cách, không lau rửa thường xuyên, không rửa tay sạch trước khi vệ sinh là nguyên nhân thường thấy. Ngoài ra việc một số bố mẹ sử dụng các bài thuốc dân gian để bôi, đắp không theo chỉ định cũng là lý do xuất hiện tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị mủ.
  • Sai lầm khi bảo vệ rốn: Tâm lý lo sợ khiến mẹ bỉm thường xuyên quấn băng rốn, quấn quá chặt cũng là nguyên nhân gây chảy mủ. Thậm chí có những người một thời gian dài không thay băng rốn cho bé, dẫn tới vi khuẩn hình thành, xâm nhập, phát triển gây chảy mủ. 
  • Vệ sinh quá mức: Bố mẹ lau rửa rốn cho bé quá nhiều lần, trên mức cần thiết khiến bề mặt rốn lâu khô, lâu lành, gây tổn thương. Chăm sóc sai cách, sai phương pháp là lý do khiến rốn trẻ bị tổn thương. 

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân hình thành mủ ở rốn trẻ sơ sinh

Thiếu kiến thức về chăm sóc bé sơ sinh, vệ sinh không đúng cách khiến rốn trẻ không khô thoáng, luôn trong tình trạng ẩm ướt, khiến vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy mủ ở rốn các bé sơ sinh sau khi rụng rốn. 

Các nguy cơ khi rốn trẻ sơ sinh có mủ

Như đã nói ở trên rốn có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ khi còn nằm trong bụng mẹ. Trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng, trắng cảnh báo dấu hiệu các mẹ bỉm hết sức cẩn trọng. 

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Trẻ bị viêm nhiễm vùng rốn thường xuyên quấy khóc

Bác sĩ Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết đây là “báo động đỏ” cho biết rốn đã bị viêm nhiễm. Rốn thông với các mạch máu nên bất kỳ tổn thương nào dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực tới nhiều bộ phận khác bên trong cơ thể của bé.

Thậm chí khi tình trạng này kéo dài có thể gia tăng nguy cơ biến chứng như uốn ván, thậm chí là nhiễm trùng máu, một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có thể gây nguy cơ tử vong cao cho trẻ.

Xử trí đúng cách khi rốn trẻ sơ sinh có mủ

Khi phát hiện rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng sau khi rụng hoặc ngay cả khi chưa rụng, biện pháp xử trí cần thực hiện ngay đó là đưa bé tới khám tại các cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt cần làm ngay khi rốn bé có mủ kèm mùi hôi. 

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán bệnh theo chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng, phù hợp và hiệu quả. 

Việc thăm ngay sẽ giúp phát hiện sớm nguyên nhân gây mủ, có chỉ định điều trị sớm nhằm tránh biến chứng. Thêm vào đó, bố mẹ cần lựa chọn các đơn vị uy tín đảm bảo chất lượng thăm khám chính xác. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa. 

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ bác sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm

Bên cạnh đó Khoa Nhi của Bệnh viện cũng được đầu tư trang thiết bị và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng lúc của hàng trăm bệnh nhân. Toàn bộ thiết bị hỗ trợ điều trị được nhập khẩu từ những thương hiệu lớn của Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, đảm bảo chất lượng tốt nhất. 

Làm gì để phòng tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ?

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm đang diễn ra. Nếu không được phát hiện và can thiệp y khoa sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vì thế bố mẹ cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng tránh tình trạng này. 

  • Theo dõi vùng rốn trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, trong đó có hiện tượng rốn em bé bị chảy mủ. 
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn khi thấy các biểu hiện bất thường, tránh hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bé. 
  • Giữ cho rốn bé luôn sạch và khô ráo: Khi quấn tã, bỉm cho bé không nên che kín rốn, thay vào đó hãy gập mép tã xuống dưới phần cuống rốn để thoáng khí và giúp rốn nhanh khô nhất. 
  • Vệ sinh rốn: Bố mẹ nên vệ sinh rốn của trẻ mỗi ngày cho đến khi phần cuống rốn của trẻ khô hẳn và rụng. Lưu ý cần rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi thực hiện việc vệ sinh rốn, tránh vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. 

Rốn bé sơ sinh có mủ phải làm sao

Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc và vệ sinh vùng rốn đúng cách, tránh viêm nhiễm

  • Đảm bảo không để dính phân hoặc nước tiểu vào phần cuống rốn. Trường hợp không may để dây chất bẩn cần xử lý bằng bông, khăn mềm có nước muối sinh lý. Sau khi lau sạch chất bẩn cần thấm khô hoàn toàn và thay tã mới. 
  • Nên thực hiện việc vệ sinh đáy rốn bằng bông hoặc gạc có thấm cồn sát khuẩn có nồng độ nhẹ. Việc làm này cần thực hiện mỗi ngày từ 1 tới 2 lần. 
  • Trong điều kiện nhiệt độ phòng ấm chỉ nên mặc bé áo và tã rộng để vùng rốn nhanh khô. Trước khi cuống rốn rụng hẳn không quấn tã quá kín, quá chật, nhiều lớp, không mặc đồ bó sát cho bé. 
  • Một trong những cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh có mủ là thay băng rốn ngay khi lau khô người bé. Bố mẹ cần sát khuẩn tay bằng cồn 70 độ trước khi gỡ bỏ băng rốn cũ hoặc gạc. Tiếp đó cần thấm dung dịch Povidine vào đầu tăm bông, lau sạch nhẹ nhàng từ đầu rốn tới chân rốn, tiếp đó đắp băng gạc mới và đeo băng rốn sạch cho trẻ. 
  • Toàn bộ đồ dùng của bé cần đảm bảo luôn khô ráo và sạch sẽ. Nơi bé ăn ngủ và sinh hoạt cần đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng, không để trẻ ở nơi bí, ẩm ướt hoặc quá kín gió. Lý do là bởi những điều kiện nói trên có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển khiến rốn trẻ sơ sinh có mủ. 
  • Bố mẹ tuyệt đối không tự ý đắp, bôi hoặc rắc thuốc mà chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt không nên áp dụng các bài thuốc nam, thuốc dân gian bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm vùng rốn và nhiễm trùng. 

Rốn trẻ sơ sinh có mủ nguyên nhân là do sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn, dẫn tới nhiễm trùng. Bố mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá tình trạng và có phác đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả nhất. Liên hệ tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.