Smc trong kinh tế vi mô là gì

6 tháng đầu năm, giá thép diễn biến hình răng cưa và theo chiều hướng giảm đã tạo không ít thách thức, áp lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC). Tuy nhiên, doanh nghiệp đã bám sát thị trường để có những dự báo và phương án kinh doanh hợp lý, tiếp tục đứng vững và củng cố vị thế trên thương trường. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SMC, cho biết:

Những năm trước đây thường có “sóng” giá thép vào giai đoạn đầu năm, nhờ vậy lợi nhuận đạt được của những đơn vị kinh doanh thép khá khả quan. Nhưng năm nay lại không có sóng. Từ diễn biến này, chúng tôi dự báo thị trường sẽ không thiếu hàng và đề ra phương châm mua đủ - bán đủ, mua gọn - bán nhanh và khi cần có thể là mua ít - bán ít, đưa hàng tồn kho về mức thấp để hạn chế rủi ro.

Những lô hàng tồn kho mua từ năm 2013 với giá cao cũng đã được SMC quyết liệt xử lý. Tuy nhiên, không vì sự cẩn trọng mà chúng tôi bỏ lỡ thời cơ, bởi giá thép dù có giảm cũng phải về một mức đáy nào đó rồi bật lên trở lại. Các nhà sản xuất nếu bán không được sẽ giữ hàng hoặc tìm thị trường khác, không thể hạ giá thêm nữa.

PHÓNG VIÊN: - Ngoài giá thép còn yếu tố nào khác gây khó cho SMC, thưa ông?

Ông NGUYỄN NGỌC ANH: - Riêng trong quý II-2014, chi phí cho vận tải đã tăng thêm khoảng 14 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là do quy định về tải trọng nên nhiều khi chúng tôi chấp nhận giá cước tăng gấp 2-3 lần, nhưng vẫn không có xe để chuyên chở hàng hóa, dẫn đến việc bị đối tác than phiền.

Với Thông tư 44 do Bộ Công Thương và Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành, về bản chất mà nói đây là điều tốt cho thị trường thép vì nó có tác dụng siết lại chất lượng hàng hóa trên thị trường, nhưng việc triển khai như thế nào đến nay vẫn còn nhiều điều phải bàn.

Về vấn đề tỷ giá, nhờ đội ngũ tài chính - kế toán hoạt động tích cực và hiệu quả nên nhu cầu ngoại tệ của SMC vẫn được đáp ứng đầy đủ. Trong 3 yếu tố kể trên, tôi muốn nhấn mạnh 2 yếu tố cước vận tải tăng và Thông tư 44 có thể nói là ngoài tầm dự báo của nhà quản trị doanh nghiệp.

- Vậy SMC đã có những giải pháp gì để đối phó với khó khăn?

- Phương châm hành động của SMC trong năm 2014 này là “Năng suất - Tiết kiệm - Thời cơ”. Những năm qua, SMC nỗ lực duy trì sự ổn định của đội ngũ nhân sự từ công nhân viên cho đến các cấp quản lý. Cũng vẫn những con người đó, nhưng qua từng năm họ sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc đối mặt và giải quyết khó khăn.

Chẳng hạn, bộ phận kinh doanh chúng tôi vẫn luôn bổ sung những nhân sự trẻ để duy trì sự hăng hái, nhiệt tình và lăn xả, vốn là đặc trưng của SMC và đó cũng là cơ hội thăng tiến đối với nhân viên của công ty. Với những công nhân lành nghề và có thâm niên làm việc, SMC cũng đang xem xét để tăng lương. Vì thế, dù áp lực chi phí rất lớn nhưng vừa qua toàn thể cán bộ công nhân viên của SMC cũng đã có tháng lương “6bis”.

Bên cạnh đó, tính hệ thống của SMC thời gian qua cũng được phát huy cao độ. Vào giai đoạn cuối năm 2013, hệ thống gia công thép tấm cán nóng (coil center) của SMC tại Khu công nghiệp (KCN) Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, liên tục chạy hết công suất, thậm chí chúng tôi còn không dám dừng máy để bảo dưỡng vì các đơn hàng đến dồn dập.

Nhờ việc đưa vào hoạt động coil center tại KCN Tân Tạo, TPHCM (SMC Tân Tạo quản lý) nên tình trạng quá tải này đã được giải quyết. Dù mới đi vào hoạt động nhưng 6 tháng đầu năm nay, SMC Tân Tạo đã đạt sản lượng khoảng 47.000 tấn, một con số hết sức khả quan. Điểm cần nhấn mạnh là SMC Tân Tạo đã được thừa hưởng từ con người, kinh nghiệm, cách vận hành từ 3 coil center trước đây của SMC, đã nhanh chóng bắt kịp nhịp độ sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống.

Năm 2014 dòng tiền thu về từ khấu hao của SMC cũng ở mức xấp xỉ 60 tỷ đồng. Hệ thống máy móc, thiết bị của SMC có thời gian khấu hao trung bình khoảng 6-7 năm, điều này một mặt gây áp lực về chi phí, mặt khác cũng giúp cho dòng khấu hao thu về nhanh để có thể xem xét thời cơ thuận lợi, tiếp tục đầu tư.

- Kết quả đạt được có khả quan, thưa ông?

- Chúng tôi đề ra kế hoạch tiêu thụ cho 6 tháng đầu năm 2014 là 375.000 tấn thép các loại, nhưng con số đạt được lên đến gần 415.000 tấn thép, tức vượt kế hoạch khoảng 10%. Trong đó nổi bật nhất là tỷ trọng của thép dẹt (gồm thép tấm cán nóng và thép lá cán nguội) tăng lên hơn 39% tổng lượng thép tiêu thụ và đạt được mục tiêu 40% thép dẹt SMC đề ra cách đây 4 năm.

Trong khi sản lượng thép xây dựng không tăng và hiệu quả kinh doanh rất thấp, việc gia tăng thép dẹt đã giúp SMC đa dạng hóa thị phần và đây cũng là nguồn chủ đạo để tạo ra lợi nhuận cho công ty những năm vừa qua. Tuy nhiên, điều khiến ban lãnh đạo SMC ưu tư hiện nay chính là lợi nhuận đang ở mức thấp, khi 6 tháng đầu năm SMC lãi xấp xỉ 10 tỷ đồng, tức mới hoàn thành được gần 20% kế hoạch.

Trong khi đó nhìn lại 4-5 năm trước, sản lượng chỉ bằng phân nửa hiện nay, nhưng lợi nhuận lên đến 80-100 tỷ đồng. Ngoài những khó khăn mang tính khách quan, những người đứng đầu SMC cũng cần phải xem lại trách nhiệm cá nhân. Liệu tình trạng lợi nhuận thấp như hiện nay là nhất thời hay là xu hướng.

Smc trong kinh tế vi mô là gì

Nhà máy Coil Center SMC tại Bà Rịa-Vũng Tàu.   Ảnh: LONG THANH

- Xin ông cho biết phương hướng của SMC trong 6 tháng cuối năm?

- Về mặt sản lượng, mục tiêu tối thiểu SMC phải đạt được là tiêu thụ 380.000 tấn thép, nếu thành công tổng sản lượng cả năm 2014 là 800.000 tấn và công ty sẽ hoàn thành sớm mục tiêu 800.000 tấn trước 1 năm (theo chiến lược là năm 2015). Trong 6 tháng cuối năm, lợi nhuận tối thiểu phải đạt được là 20 tỷ đồng để đưa lợi nhuận cả năm đạt khoảng 30 tỷ đồng.

Cũng trong khoảng thời gian này, ban lãnh đạo SMC sẽ phải ngồi với nhau để tính toán lại cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hiện nay. Mục tiêu trước mắt là thép dẹt chiếm tỷ trọng 40% tổng lượng thép tiêu thụ đã đạt được nhưng sau đó thì sao? Có tiếp tục tăng thêm hay giữ nguyên? Nếu tiếp tục tăng thì tăng sản phẩm nào, vì các sản phẩm thép dẹt rất đa dạng và đây là bài toán mang tính chiến lược.

Với quy mô hiện tại của SMC, việc gia tăng dù chỉ 1% thị phần (tương đương khoảng 7.500-8.000 tấn thép) là điều không hề dễ dàng, mà đã tăng được phải giữ vững. Với việc quy mô, thị phần tăng nên công tác quản lý cả hệ thống đang là thách thức lớn. Bởi lẽ, với khoảng 5% sản lượng của SMC (35.000-40.000 tấn) là có thể thành lập một đơn vị thành viên quản lý.

Năm nay, tổng giá trị đầu tư của SMC dự tính vào khoảng 40 tỷ đồng, trong đó chi nhiều nhất là mua thêm một máy xả băng thép lá đặt tại nhà máy ở KCN Phú Mỹ I. Có thêm máy nên phải mở rộng diện tích nhà xưởng, mua thêm các trang thiết bị và có thể tuyển thêm người để vận hành. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động gia công - chế biến sản phẩm thép, nhưng phải thận trọng từng bước đi vì đội ngũ cán bộ của SMC phần đông xuất phát từ hoạt động kinh doanh.

Trong thời gian tới, SMC có thể tính đến phương án phát triển thêm sản phẩm lưới thép hàn với một đối tác nước ngoài thông qua việc góp vốn bằng nhà xưởng, máy móc sẵn có để tạo sự đột phá cho sản phẩm này trong tương lai.

- Xin cảm ơn ông.