So sánh vẻ đẹp sông đà và tràng giang năm 2024

  • Explore Documents

    Categories

    • Academic Papers
    • Business Templates
    • Court Filings
    • All documents
    • Sports & Recreation
      • Bodybuilding & Weight Training
      • Boxing
      • Martial Arts
    • Religion & Spirituality
      • Christianity
      • Judaism
      • New Age & Spirituality
      • Buddhism
      • Islam
    • Art
      • Music
      • Performing Arts
    • Wellness
      • Body, Mind, & Spirit
      • Weight Loss
    • Self-Improvement
    • Technology & Engineering
    • Politics
      • Political Science All categories

0% found this document useful (0 votes)

54 views

6 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

54 views6 pages

vẻ đẹp trữ tình của sông đà

  1. Mở bài "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâuMà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"... ("Đất Nước" – Nguyễn Khoa Điềm)Tổ quốc ta có trăm núi nghìn sông hùng vĩ và đó cũng trở thành cảm hứng để sáng tác biết bao vần thơ đẹp viết về sông núi quê hương. Và Đà giang cũng là một dòng sông đẹp được người xưa gợi ca: "Chúng thủy giai đông tẩu / Đà Giang độc bắc lưu". Sông Đà vốn là nơi mang tới cho nhân dân ta nguồn thủy điện to lớn, đem ánh sáng đến mọi miền đất nước thân yêu gần xa. Cách đây sáu mươi năm vàonăm 1960 nhà văn Nguyễn Tuân đã viết tác phẩm “Sông Đà” ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ kì thú, con người Tây Bắc có bao phẩm chất cao quý, đẹp đẽ. Tùy bút "Người lái đò Sông Đà" là một trong số 15 bài của tác phẩm “Sông Đà”, làmột "tờ hoa", đích thực. Nó đã thể hiện một cách tuyệt đẹp phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, độc đáo. Bên cạnh hình ảnh của người lao động kiên cường, dũng cảm là một thiên nhiên đẹp đẽ, mang trong mình hai vẻ đẹpđối lập: hung bạo và trữ tình. Hai vẻ đẹp này hòa quyện, tạo nên một bức tranh sống động, đầy sức sống của dòng sông. II. Thân bài 1. Khái quát Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Bằng phong cách nghệ thuật độc đáo: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề

nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất, Nguyễn Tuân đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có "Sông Đà", một thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi tới vùng Tây Bắc tổ quốc xa xôi, rộng lớn. Ông đã tìm được cái chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa được thể hiện trong thiên tùy bút "Người lái đò Sông Đà". Sông Đà quanh co, uốn lượn dọc qua các triền núi, dòng nước chảy xiết với độ dốc lớn. Chính đặc điểm đó đã tạo cho Đà giang một vẻ đẹp kỳ thú, rất hoang sơ và kỳ vĩ. Hình ảnh con sông Đà hung bạo mà trữ tình đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ của ông lái đò trên dòng Đà giang.2. Phân tích a. Mở đầu đoạn trích, nhà văn cho người đọc ngắm nhìn sông Đà theo một cách rất riêng, một góc nhìn rất độc đáo, làm người ta phải thốt lên dòng sông đẹp như một mĩ nhân với vẻ dịu dàng, trữ tình thơ mộng. Vẻ đẹp Đà giang được miêu tả qua nhiều điểm nhìn, nhiều góc cạnh, không gian và thời gian khác nhau. Từ trên cao nhìn xuống, con sông Đà được tác giả liên tưởng tới "cái dây...chân mình". Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, Nguyễn Tuân cụ thể hóa dáng hình mềm mại như ca dao xưa ví dòng sông uốn lượn như hình con long đang chìm vào giấc ngủ trên núi rừng Tây Bắc bao la. Không những thế, con sông Đà uốn lượn, mềm mại như áng tóc của người con gái Tây Bắc kiều diễm, xinh đẹp. Dòng sông Đà được nhà văn bằng những hình ảnh rất biểu cảm, gây ấn tượng sâu sắc, “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”. Với việc sử dụng trùngđiệp các lối so sánh sông Đà “như một áng tóc trữ tình”, nhà văn đã khiến dòng sông hiện lên với cái vẻ kiều diễm, duyên dáng của một người con gái đang độ xuân thì. Thông thường người ta sẽ thấy chữ “áng” hay được dùng để chỉ những tác phẩm nghệ thuật, vậy mà ở đây Nguyễn Tuân đã dùng để chỉ sông Đà. Điệp ngữ "tuôn dài" kết hợp với từ "ẩn hiện" và động từ mạnh "bung nở" cùng nhịp điệukéo dài không dứt đã khiến người đọc hình dung ra một khinh cảnh thơ mộng vô cùng! Có thể thấy trong suy nghĩ của tác giả, sông Đà giống như một tác phẩm nghệ thuật mà tạo hoá đã tạo ra. Vẻ đẹp của dòng sông thật yên bình, khơi gợi sự yêu thương, đưa lòng người đến với những rung cảm trong tâm hồn mình, một sức hấp dẫn tuyệt vời quá đỗi. Một dòng sông ẩn hiện giữa mây ngàn, làn khói sương

lảng bảng mỗi độ xuân về lại được trang điểm bởi sắc trắng ngút ngàn của hoa ban,sắc đỏ rươi rói của hoa gạo. Đôi lúc, sông Đà cũng có những cảm xúc, cũng nhớ, cũng thương như bao người vậy. Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông được thể hiện giữa thiên nhiên, mây trời tạo nên nét riêng biệt không trộn lẫn, bởi vậy dù bất cứ lúc nào nó cũng khiến người thưởng thức bị thu hút: "Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùaxuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà”. Bằng sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, ngòi bút tài hoa, Nguyễn Tuân đã đem tới một bức tranh phong cảnh tuyệt tác, một cảm xúc bất ngờ, thú vị vô cùng: Tây Bắc muôn đời vẫn đẹp, sông Đà dẫu hung hãn cũng có lúc yêu kiều, diễm lệ như cô gái bừng sức trẻ thanh xuân. So sánh sông Đà như một người con gái xinh đẹp càng làm dòng sông trở nên có hồn, có tâm trạng và cảm xúc. Từ đây ta càng khâm phục, ngưỡng mộ tài năng của Nguyễn Tuân - một con người suốt đời đi tìm cái đẹp. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn đem đến cho người đọc cảm xúc bất ngờ khi nhìn ngắm con sông từ những khoảng thời gian khác nhau. Nguyễn Tuân lại phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Sắc nước đổi thay theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp rất riêng: Mùa xuân dòng sông “xanh ngọc bích, chứ không phải màu xanh canh hến của nước sông Gâm, sông Lô". Màu ngọc bích là xanh trong, xanh biếc - một sắc màu trong xanh, là sắc màu của sông, núi, da trời hòa quyện thành khiến dòng nước không chỉ xanh mà còn trong vắt, lanh lanh như tấm gương phản chiếu vẻ đẹp của đất trời. Mùa xuân thì vậy, còn "mùa thu thì nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt của người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội độ thu về”. Nhà văn sử dụng phép so sánh vô cùng độc đáo, so sánh màu nước mùa thu giống màu đỏ giận dỗi, hờn tráchcủa người bất mãn, bực bội gì đó mỗi độ thu về". Con sông như người thiếu nữ xinh đẹp, mơ mộng đang tuổi xuân thì tràn đầy niềm kiêu hãnh nên tính cách đôi phần khó hiểu, thay đổi thất thường. Một lần nữa, nhà văn so sánh dòng sông với con người, khéo léo lồng ghép tình cảm, thần sắc, tâm trạng. Nếu như ở tác phẩm "Ai đặt tên cho dòng sông", Hoàng Phủ Ngọc Tường tái hiện hình ảnh sông Hươngthay đổi sắc nước theo ngày "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" thì đến với tác phẩm này, Nguyễn Tuân lại phát hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Đà. Mỗi sông mang một vẻ đẹp riêng, song đều là biểu tượng cho vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên sông nước Việt Nam. Đặc biệt, nhà văn khẳng định con sông chưa bao giờ có màu đen như bọn thực dân Pháp "đè ngừa con sông ta ra đổ mực Tây vào và gọi bằng cái