Sop là gì du học

Đối với những bạn có kế hoạch du học nước ngoài thì bài luận Statement of Purpose (SOP) chắc chắn là điều mà bạn cần phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước khi nộp hồ sơ vào các trường hoặc săn các suất học bổng giá trị. Một bài luận tốt không chỉ đến từ ý tưởng hay, mà bạn cũng cần nắm rõ những điểm lưu ý trong SOP.

Sop là gì du học

Một bài luận Statement of Purpose muốn ấn tượng thì cần rất nhiều thời gian nghiên cứu trước khi viết

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học, ThinkEdu đã trực tiếp chia sẻ đến rất nhiều bạn kinh nghiệm viết Statement of Purpose trong những năm qua. Tuy nhiên đối với những bạn quá xa Hồ Chí Minh, thì để có thể gặp gỡ và chia sẻ trực tiếp khá khó khăn. Vậy nên bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những điểm lưu ý khi viết bài luận Statement of Purpose.

Nội dung bài viết

  • 1 Sự khác nhau giữa bài luận “Statement of Purpose” và “Personal Statement”
    • 1.1 Điểm giống nhau giữa SOP và PS
    • 1.2 Điểm khác nhau giữa SOP và PS
  • 2 Cách viết bài luận SOP
    • 2.1 Yêu cầu về trình bày bài luận Statement of Purpose
    • 2.2 Nội dung bài luận Statement of Purpose

Sự khác nhau giữa bài luận “Statement of Purpose” và “Personal Statement”

Đầu tiên bạn cần phải học cách phân biệt hai bài luận Statement of Purpose và Personal Statement (PS). Rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai bài luận này nên dù bài luận có xuất sắc nhưng vẫn bị hội đồng tuyển sinh của các trường loại bỏ. Vậy nên các bạn cần hiểu rõ thế nào là SOP, thế nào là PS để có thể viết được bài luận xuất sắc và đúng yêu cầu.

Điểm giống nhau giữa SOP và PS

  • Cả hai bài luận đều xoay quanh ứng viên và không yêu cầu ứng viên đưa ra quan điểm nào về các vấn đề ngoài lề.
  • Trong bài luận ứng viên cần thuyết phục hội đồng tuyển sinh rằng ứng viên là lựa chọn phù hợp với chương trình học.
  • Văn phong sử dụng trong bài luận cần ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.

Điểm khác nhau giữa SOP và PS

Đặc điểm SOP PS
Đối tượng Các chương trình sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ Cử nhân và các chương trình xin học bổng
Định hướng bài luận SOP là bài luận cho các chương trình sau đại học, nên ứng viên cần chia sẻ về kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Bài luận SP khuyến khích ứng viên chia sẻ về câu chuyện cá nhân, giúp hội đồng tuyển sinh nhìn thấy được tính cách, đam mê và ước mơ sự nghiệp của ứng viên.
Cách diễn đạt Bài luận SOP đề cập đến những vấn đề mang tính chuyên môn cao với thông tin về dự án nghiên cứu, thành tích nghề nghiệp. Bài luận PS nên được trình bày theo cách kể một câu chuyện để thu hút người đọc và khơi gợi sự đồng cảm từ họ.

Những phân tích và so sánh trên chỉ mang tính chất tương đối, vì trong một số chương trình học các trường sẽ yêu cầu ứng viên nộp cả hai bài luận và có một số trường định nghĩa về bài luận SOP, PS sẽ có những khác biệt đôi chút. Vậy nên để có được bài luận theo đúng yêu cầu, bạn cần hỏi bộ phận tuyển sinh hoặc liên hệ với các trung tâm tư vấn du học để được hỗ trợ tốt nhất.

Cách viết bài luận SOP

Yêu cầu về trình bày bài luận Statement of Purpose

  • Font chữ Times New Roman
  • Cỡ chữ 12 point
  • Căn lề 1 inch
  • Cách dòng 1.5 lines
  • Độ dài bài luận tốt nhất trong 1 trang giấy và tối đa không vượt quá 1,5 trang

Nội dung bài luận Statement of Purpose

Một bài luận SOP thường được triển khai với 4 phần như sau:

Phần 1: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân

Ngay từ phần mở đầu bài luận hãy giới thiệu bản thân mình với hội đồng tuyển sinh bằng những thông tin như công việc hiện tại, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp. Những thông tin được chia sẻ cần liên quan đến ngành học, chương trình học bạn đang muốn nộp hồ sơ.

Đoạn mở đầu rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến việc hội đồng tuyển sinh có tiếp tục đọc hết bài luận của bạn hay không. Vậy nên hãy thật đầu tư để có được phần mở đầu ấn tượng và cuốn hút người đọc nhé.

Phần 2: Lý do muốn theo học lĩnh vực đó

Tại sao bạn lại muốn nộp hồ sơ vào ngành học, chương trình học đó? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra những trải nghiệm thực tế của bản thân để nêu lên lý do học tập của mình. Lý do đưa ra càng chân thực, sâu sắc và chính chắn thì sẽ càng tạo được ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh. Nếu có thể nêu ra những dẫn chứng cụ thể cho luận điểm của mình thì bài luận của bạn sẽ càng được đánh giá cao.

Nội dung phần 2 bạn không nên trình bày trong một đoạn văn, mà hãy chia thành 2 đoạn văn để người đọc dễ dàng tiếp nhận được những thông tin bạn muốn truyền tải. Đồng thời nên tập trung ý chính trong một đoạn văn và phân tích kỹ ý nổi bật nhất trong đoạn văn thứ 2 nhé.

Phần 3: Lý do bạn là ứng viên phù hợp với chương trình đó

Trong phần này, bạn hãy đưa ra các dẫn chứng về nền tảng kiến thức được đào tạo trước đó, kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp để chứng minh bạn phù hợp với chương trình đào tạo đó. Đồng thời hãy cho hội đồng tuyển sinh thấy được chương trình học này sẽ giúp ích cho sự nghiệp sau này của bạn như thế nào, và nêu thêm lý do vì sao bạn lựa chọn học ở ngôi trường này chứ không phải ở các trường khác có khóa học tương tự.

Phần 4: Kế hoạch của bạn trong tương lai

Hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá rất cao những bạn có kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai. Những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và định hướng phát triển trong tương lai cụ thể sẽ được đánh giá cao hơn. Lưu ý là đừng trình bày những gì quá “đao to búa lớn”, mà hãy đưa ra những kế hoạch phù hợp với khả năng và bản thân trong tương lai nhé.

Trên đây là tất cả những điểm lưu ý khi viết bài luận Statement of Purpose. Để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất, các bạn có thể liên hệ với ThinkEdu theo số hotline: 0909 668 772 để được tư vấn 24/7 nhé.