Sự kiện mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4/1975 – 30/4/1975) đánh thẳng vào Bộ chỉ huy đầu não của địch tại Sài Gòn đã mang lại nhiều ý nghĩa lớn trong lịch sử kháng chiến của dân tộc, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trước đó, cuộc Tổng tiến công năm 1975 bắt đầu bằng các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Phan Rang – Xuân Lộc đã lần lượt phá tan những cánh cửa thép tiến vào trung tâm Sài Gòn để mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc cuộc chiến kéo dài 21 năm chia cắt đất nước.

Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 – 3/4/1975)

Đây là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với trận chiến quyết định tại Buôn Mê Thuột ngày 10/3/1975  đưa đến sự sụp đổ của địch tại Tây Nguyên – khu quân sự chiến lược được xem là quan trọng nhất ở miền Nam, kể cả đối với người Pháp trước đây. Chính sự sụp đổ của lực lượng quân đội Ngụy quyền tại đây đã đưa đến sự sự sụp đổ có tính hệ thống, liên hoàn của chính quyền Ngụy tại Sài Gòn chỉ sau 55 ngày đêm lịch sử cuộc Tổng tiến công chiến lược diễn ra trên khắp miền Nam năm 1975.

Trước khi trận đánh diễn ra, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên được thành lập do Thượng tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy đã thực hiện chiến thuật đánh nghi binh lừa địch, từ đó tạo thể chủ động cho ta trên chiến trường Tây Nguyên, buộc địch phải chọn cách đánh theo ý đồ của ta. Phía Bắc Tây Nguyên với hai căn cứ quân sự của Ngụy là Pleiku và Kom Tum được lựa chọn thực hiện đòn nghi binh, thực hiện những cuộc hành quân tiến về đây, gây cho địch thông tin là ta tập trung lực lượng đánh vào hai căn cứ này, buộc địch phải rút lực lượng ở Buôn Mê Thuột về yểm trợ, sau đó ta bí mật điều lực lượng cơ mạnh về phía Nam Tây Nguyên tập trung đánh vào Buôn Mê Thuột.

Xét về phương diện quân sự, Buôn Mê Thuột không phải là căn cứ quân sự quan trọng ở Tây Nguyên, nhưng đây chính là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tây Nguyên, lại có vị thế vừa hiểm (nằm sâu trong vùng kiểm soát của địch) lại vừa yếu (sự phòng bị thấp hơn so với Kom Tum và Pkeiku). Trong chiến dịch Tây Nguyên, trận đánh Buôn Mê Thuột chính là trận đột phá về mặt chiến lược mang tính quyết định cho cả chiến dịch và mở đầu cho sự sụp đổ của của chính quyền tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Mở màn chiến dịch, bắt đầu từ ngày 4/3/1975, ta triển khai lực lượng đánh nghi binh vào các căn cứ quân sự của địch tại Kom Tum và Pleiku, đồng thời diễn ra các cuộc hành quân vào hai vị trí quan trọng này nhằm buộc địch rút quân từ Buôn Mê Thuột về hỗ trợ, đồng thời ta bí mật điều lực lượng cơ động mạnh tiến về phía Buôn Mê Thuột, gây cho địch tâm lý hoang mang. Ngày 10/3/1975, quân ta tiến đánh Buôn Mê Thuột và nhanh chóng làm chủ thị xã này sau 2 ngày. Ngày 12/3/1975, địch tập trung lực lượng tổ chức phản kích nhằm chiếm lại thị xã nhưng đều bị quân ta đánh bại. Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ban bố lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ Nam Trung Bộ, sau đó tiến đánh và tái chiếm Buôn Mê Thuột. Ngày 15/3/1975 địch bắt đầu triển khai thoái quân từ Kom Tum, Pleiku về Phú Yên theo tuyến đường Liên tỉnh 7 qua Cheo Reo và Phú Bổn, từ đó sẽ rút quân về đóng ở Khánh Hòa.

Sự kiện mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh

Tấn công thị xã Buôn Mê Thuột (Nguồn:htv.com.vn)

Về mặt nghệ thuật quân sự, có thể nói chiến dịch Tây Nguyên là nghệ thuật đỉnh cao của cách đánh nghi binh, gây cho địch tâm lý hoang mang, mất phương hướng và rơi vào thế bị động buộc phải triển khai thế trận theo kế hoạch của ta. Chiến thắng Tây Nguyên có vai trò quan trọng đối với toàn bộ cục diện của cuộc Tổng tiến công, thúc đẩy cuộc chiến thay đổi theo hướng có lợi cho ta, tạo thế và lực mới cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trước khi đi bắt đầu chiến dịch, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã dặn Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên: “Nếu ta đánh mạnh, thắng lớn ở Tây Nguyên thì địch có thể co về giữ đồng bằng” [1]. Nhận định chiến lược trên của Đại tướng có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi lớn của chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 16/3/1975, hay tin địch rút quân, bộ đội ta đã tiến hành phục kích và chặn đánh địch ở Cheo Reo, đường số 7 gây tổn thất lớn cho địch. Tiếp đó, từ ngày 17/3 đến ngày 24/3, quân ta tiếp tục tấn công và giải phòng các tỉnh còn lại của Tây Nguyên [Kom Tum (16/3), Pleiku (17/3), Gia Nghĩa (23/3), Đà Lạt (3/4)] và 3 tỉnh Nam Trung Bộ [Bình Định (31/3), Phú Yên (1/4) và Nha Trang (2/4)]. Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi hoàn toàn.

Nhắc lại chiến thắng trong chiến dịch Tây Nguyên, thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (chính ủy Mặt trận Tây Nguyên) không khỏi tự hào: "Chiến thắng Buôn Ma Thuột mãi mãi là dấu son trên trang sử vẻ vang của quân đội ta. Nó là kết quả của cả một quá trình chuẩn bị lâu dài của quân và dân Tây Nguyên. Nếu chúng ta đều biết tới hình ảnh từng đoàn dân công gồm cả người già, trẻ em của các buôn làng đã đi gùi đạn, gùi gạo, mở đường cho chiến dịch; nếu chúng ta biết tới những đồng chí cán bộ của Đảng đã từng cà răng căng tai, sống hàng vài chục năm với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên để bám dân, bám đất xây dựng địa bàn, xây dựng chỗ cho chúng ta đứng chân mà đánh giặc; nếu chúng ta biết rằng trước khi chúng ta có xe pháo mà mở những trận đánh lớn như vậy đã có hàng ngàn đồng chí đi trước mở đường, mở địa bàn, giành đi giật lại với địch từng tấc đất trong điều kiện đói cơm, rách áo, thiếu thuốc men, thiếu vũ khí kéo dài hàng chục năm ròng để chúng ta có những quân hùng tướng mạnh mà đánh địch với thế mạnh như chẻ tre. Nếu chúng ta biết một cách đầy đủ tất cả những gì diễn ra trước khi có trận Buôn Ma Thuột, có mùa xuân cao nguyên 1975, thì chúng ta càng thấy tự hào hơn về Đảng ta, nhân dân ta và quân đội ta” [2].

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (5/3/1975 – 29/3/1975).

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng là một trong ba chiến dịch lớn của quân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, bắt đầu từ ngày 5/3/1975 với ba chiến dịch nhỏ gồm chiến dịch giải phóng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế (5/3 – 26/3/1975), chiến dịch giải phóng Quảng Nam – Quảng Ngãi (10/3 – 26/3/1975) và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng (26/3 – 29/3/1975). Giai đoạn chính của chiến dịch diễn ra từ ngày 21/3 – 29/3 với hai chiến dịch tấn công giải phóng Huế (25/3/1975) và Đà Nẵng (29/3/1975).

Sau khi mất Tây Nguyên, thế đứng chân của chính quyền địch ở miền Nam bị lay chuyển trước khí thế tấn công của ta, hệ thống phòng thủ chiến lược ở Tây Nguyên bị phá vỡ đưa đến nguy cơ địch bị bao vây và hất cẳng khỏi dãy đất ven biển miền Trung. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng với hai chiến trường Trị Thiên - Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng, trong đó mục tiêu chủ yếu là Huế - Đà Nẵng.Bộ Tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng do Trung tướng Lê Trọng Tấn đứng đầu và chính ủy là Thiếu tướng Chu Huy Mân.

Ngày 21-3-1975, quân ta đồng loạt tiến công vào Huế đến ngày 25/3/1975 ta tấn công vào trung tâm thành phố, giải phóng thành phố Huế. Kế hoạch phòng ngự của địch ban đầu nhằm tạo thế đứng chân ở vùng ven biển miền Trung thất bại. Trước đó, ngày 24/3/1975, cánh quân phía Nam của ta đã giải phóng được Tam Kỳ và Quảng Ngãi. Như vậy, địch chỉ còn co cụm phòng thủ tại căn cứ quân sự liên hợp hải, lục, không quân Đà Nẵng (đây là khu căn cứ quân sự mạnh nhất ở miền Nam của Mỹ - Ngụy) trong thế trận bị ta cô lập, buộc chúng phải tử thủ chờ đợi vận may. Tuy nhiên, với phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” trong cuộc Tổng tiến công, sáng ngày 29/3/1975, quân ta đồng loạt tấn công Đà Nẵng, đến 17g cùng ngày ta giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, kết thúc thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Sự kiện mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh

                     Bộ đội ta tiến vào giải phóng TP Huế (Nguồn:htv.com.vn)

Về mặt quân sự, bằng phương thức hiệp đồng tác chiến với nhiều loại binh chủng, chia nhỏ chiến dịch trên nhiều chiến trường nhằm tạo thế bao vây, cô lập địch, ta đã chia cắt được con đường số 1 nối Huế với Đà Nẵng, đồng thời tiến hành vây đánh Quảng Nam, Quảng Ngãi gây chia cắt và tạo thế bao vây Đà Nẵng, buộc địch phải từng bước co cụm đối phó và rút quân về gần Sài Gòn hơn.

Thắng lợi của Chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng có ý nghĩa chiến lược. Cùng với thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, nó đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, tạo ra những điều kiện rất cơ bản, góp phần giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam một cách nhanh chóng. Về mặt quân sự, chiến dịch đã đập tan âm mưu co cụm, phòng thủ chiến lược của địch, góp phần thay đổi sự so sánh về mặt chiến lược, tương quan lực lượng, tạo ra những cục diện chiến lược mới hoàn toàn có lợi cho ta, nhanh chóng tiến tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ngày 2/4/1975, sau khi hay tin giải phóng Đà Nẵng, Tổng hành dinh (nơi họp bàn chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương) đã trực tiếp chỉ đạo giao cho thượng tướng Lê Trọng Tấn tiếp tục chỉ huy giải phóng các đảo ven biển miền Trung, đặc biệt là quần đảo Trường Sa [3].

Chiến dịch Phan Rang – Xuân Lộc (9/4 – 21/4/1975)

Đến tháng 4/1975, chính quyền Ngụy chỉ còn kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Thuận trở vào và đứng trước một thất bại nặng nề trước sự tấn công quyết liệt của quân ta nhằm lật đổ Ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Để bảo vệ Sài Gòn và thực hiện ý đồ tử thủ, Nguyễn Văn Thiệu đã cho rút quân về cố thủ tại phòng tuyến Phan Rang và Xuân Lộc, tạo thành 2 lớp phòng thủ bảo vệ Sài Gòn, trông chờ vào một cuộc thương lượng. Chiến dịch Phan Rang – Xuân Lộc và đặc biệt là trận Xuân Lộc chính là trận chiến quyết định giữa ta và địch diễn ra trước của ngõ phía Đông của Sài Gòn, có ý nghĩa chiến lược đối với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Do đó, nếu phá vỡ được phòng tuyến Xuân Lộc, quân ta sẽ dễ dàng đánh chiếm cơ quan đầu não của địch, buộc địch phải đầu hàng, lập lại hòa bình trên đất nước Việt Nam.

Đối với Phan Rang, đây là vùng có địa hình phức tạp, là giới hạn cuối cùng của dãi núi cánh cung Trường Sơn vươn ra biển, có hệ thống giao thông bộ và đường sắt, có sân bay và quân cảng Ninh Chữ. Phòng tuyến Phan Rang chính là lớp bảo vệ đầu tiên, từ xa của chính quyền Sài Gòn.

Đối với Xuân Lộc, đây là tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh trước đây (nay Xuân Lộc và Long Khánh là huyện và thị xã của tỉnh Đồng Nai). Xuân Lộc có tuyến đường giao thông huyết mạnh cả đường bộ và đường sắt. Về đường bộ, nơi đây có tuyến quốc lộ 1 đi ngang và giao với quốc lộ 20 từ Đà Lạt về tại ngã ba Dầu Giây, có quốc lộ 56 nối với Vũng Tàu. Về địa hình, Xuân Lộc có địa hình đồi núi thấp, trong đó có hai cao điểm Núi Thị và Tân Phong thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống quan sát và phòng thủ. Trong chuyến thị sát Xuân Lộc nhằm thực hiện ý đồ xây dựng hệ thống phòng thủ bảo vệ chính quyền Sài Gòn, tướng Frederick Carlton Weyand - Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, cố vấn quân sự của Ngụy quyền Sài Gòn đánh giá khá cao phòng tuyến này, ông tuyên bố “Phải giữ cho bằng được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất luôn Sài Gòn”[4]. Do vậy, chính quyền Ngụy đẫ tập trung mọi lực lượng mạnh nhất nhằm xây dựng Xuân Lộc thành hệ thống phòng thủ kiên cố, vững chắc, tạo thành cánh cửa thép khó xuyên phá nhằm bảo vệ Sài Gòn. Như vậy, Phan Rang và Xuân Lộc chính là hai tuyến phòng thủ cuối cùng do chính quyền Ngụy dựng lên nhằm cản trở hoặc chí ít cũng làm chậm bước tiến và giam hãm quân ta phía trước phòng tuyến do Ngụy dựng lên hòng kéo dài thời gian cứu vãn tình hình của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu

Đến trước chiến dịch Phan Rang – Xuân Lộc, tương quan so sánh lực lượng và lợi thế chiến lược về quân sự đang có lợi cho quân ta, khí thế và tinh thần chiến đấu của toàn quân và dân ta cũng lên rất cao với mong muốn sớm lật đổ chính quyền Ngụy Sài Gòn, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện phương hướng chiến lược của Bộ chính trị ngày 25/3/1975, ngày 2/4/1975, Bộ Tư lệnh miền Nam đã quyết định mở cuộc tiến công chiến lược giải phóng Xuân Lộc, mở cánh cửa phía Đông tiến vào Sài Gòn.

Sáng ngày 9/4/1975, các lực lượng quân đội ta (quân đoàn 4 kết hợp quân đội địa phương) đồng loạt tấn công thị xã Long Khánh nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt của địch cùng với hệ thống phòng thủ kiên cố của địch. Trước tình hình đó, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh – thượng tướng Trần Văn Trà nghiên cứu lại tình hình và quyết định thay đổi cách tiến công trực tiếp sang nghi binh, bao vây, cô lập nhằm làm suy yếu lực lượng địch trong thị xã, tiêu diệt các lực lượng của địch ở vòng ngoài đến chi viện [5]. Ta từng bước thực hiện kế hoạch đánh chia cắt Xuân Lộc và Biên Hòa trên tuyến quốc lộ 1, đánh chiếm ngã ba Dầu Giây và cứ điểm Tân Phong, trong đó việc chiếm được Dầu Giây có ý nghĩa quyết định đến chiến thắng Xuân Lộc.

Ngày 16/4/1975, ở mặt trận Phan Rang, quân ta đã tiến công và giải phóng Phan Rang, phá tan phòng tuyến của địch tại đây, tiếp tục giải phóng Phan Thiết và Hàm Tân, tiến vào hỗ trợ cho mặt trận Xuân Lộc.

Trước sự bao vây, cô lập và sức tấn công của quân ta, hệ thống phòng thủ tại Xuân Lộc của địch không thể trụ vững. Đêm 20/4/1975, địch phải rút khỏi Xuân Lộc. Ngày 21/4/1975, ta tiến vào giải phóng Long Khánh. Chiến dịch Xuân Lộc kết thúc thắng lợi.

Trước đó, sau khi thất thủ tại Dầu Giây và không thể giữ nổi Xuân Lộc, nhận thất nguy cơ thất bại hoàn toàn của cuộc chiến, ngày 18/4/1975 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh di tản hết người Mỹ khỏi Sài Gòn. Đêm 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống ngay trong ngày ta mở cánh cửa thép Xuân Lộc tiến về Sài Gòn. Đến ngày 23-4-1975, từ nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố “Cuộc chiến tại Việt Nam đã chấm dứt đối với người Mỹ” [6]. Sự sụp đổ có hệ thống của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã diễn ra ngay khi Xuân Lộc thất thủ.

Nói về chiến thắng Xuân Lộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá “Chiến thắng Xuân Lộc (từ 9 - 21/4/1975) làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn, làm cho tinh thần quân địch càng thêm suy sụp. Tin chiến thắng đã làm nức lòng nhân dân cả nước” [7].

Chiến thắng Xuân Lộc là đòn tấn công quyết định đạp tan hy vọng níu kéo, duy trì, bảo vệ chính quyền Sài Gòn và chế độ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Chiến thắng này đã đập tan cánh cửa thép cuối cùng dẫn vào Sài Gòn – cơ quan đầu não của địch, làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho các tướng lĩnh quân đội Ngụy, là hồi chuông cảnh báo dấu hiệu sụp đổ của chính quyền Ngụy do Mỹ lập nên ở miền Nam Việt Nam. Với việc phá vỡ cánh cửa thép Xuân Lộc đã điều kiện thuận lợi cho 5 cánh quân của ta tiến vào Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.

Chú thích:

[1], [2] Bài viết “Tây Nguyên – chiến dịch mở màn lịch sử” đăng trên trang Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Việt Nam (www.mod.gov.vn).

[3] Nhiều tác giả (2015), Từ cách mạng tháng Tám 1945 đến chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, trang 140.

[4] Bài viết “Chiến dịch Xuân Lộc qua góc nhìn của một vị tướng” đăng trên trang http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chien-dich-xuan-loc-qua-goc-nhin-cua-mot-vi-tuong-2229268.html

[5] Minh Khánh, Hạnh Nguyên (2015), Những mốc son trong lịch sử kháng chiến Nam Bộ, Hà Nội: Nxb Văn học, trang 187.

[6] Bài viết “Chiến dịch Xuân Lộc trong mặt trận hướng Đông mùa Xuân năm 1975” đăng trên trang báo điện tử Đồng Nai (www.baodongnai.com.vn)

[7]Chiến thắng Xuân Lộc: mở cánh cửa thép tiến vào giải phóng Sài Gòn đăng trên trang Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (www.baotanglichsu.vn)

Tham khảo:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2015), Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia

Minh Khánh, Hạnh Nguyên (2015), Những mốc son trong lịch sử kháng chiến Nam Bộ, Hà Nội: Nxb Văn học

Thiếu tướng Huỳnh Nghĩ (2015), Từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn, TPHCM: Nxb Trẻ

Nhiều tác giả (2015), Từ cách mạng tháng Tám 1945 đến chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin

Nhiều tác giả (2013), Những trận đánh lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội: Nxb Văn hóa thông tin.

Đặng Việt Thủy, Đặng Thành Trung (2015), Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Hà Nội: Nxb Quân đội nhân dân

An Lâm - DH15SU


Page 2

CLB Văn thơ

CLB Âm nhạc

CLB Sử học

CLB Tin học

CLB Ngoại ngữ

CLB Sách & Bạn đọc

CLB Nghệ thuật

CLB Tâm tình trẻ

CLB Môi trường

CLB Du lịch


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 2011 07:28

Những kí ức về cô tôi không còn nhớ nhiều nữa, vì đã tám năm rồi còn gì. Khi rảnh rỗi tôi hay ngồi trầm ngâm một mình, rồi lục đục tìm mớ kỉ niệm của thời áo trắng ra xem. Nào là cuốn cuốn lưu bút đã nhòe vàng, xấp hình dày cộm, hay mấy tấm thiệp chúc mừng sinh nhật, chúc Tết, Noel… do bạn bè tặng. Nhưng chẳng có bức ảnh nào có cô, cũng không có thứ gì đặc biệt liên quan đến khoảng thời gian của tám năm về trước, duy chỉ có cái băng rôn bé tí rất dễ thương mang dòng chữ “Congratulations” của nhỏ Huỳnh tặng tôi khi học kì đầu tôi được học sinh giỏi. Lúc xem, tôi cứ cười hoài, theo sau đó là những chuỗi ngày học lớp sáu ùa về với bao kỉ niệm thân thương, hình ảnh cô thấp thoáng lướt qua tâm trí tôi, tôi cố nhớ, nhớ gương mặt cô, nhớ bộ áo dài cô hay mặc khi đến lớp và tôi lặng người đi khi ngày hôm ấy, ngày biết tin cô không còn dạy nữa, nỗi xót xa bất chợt quay về.


Page 7


Page 8