Tại bán cầu bắc, vào ngày 22/6, độ dài ngày đêm chênh lệch như thế nào?

Tại sao vào những ngày 22-6  bán cầu Bắc lại có ngày dài hơn đêm ? 

Các câu hỏi tương tự

Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam là những đường gì?

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A', B' ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12

+ Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và 22-12 ở địa điểm C nằm trên đường Xích Đạo

Tại bán cầu bắc, vào ngày 22/6, độ dài ngày đêm chênh lệch như thế nào?

Nam Phi nằm ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có độ dài ngày đêm là

A. Ngày ngắn – đêm dài.

B. Ngày – đêm dài bằng nhau.

C. Ngày dài – đêm ngắn.

D. Ngày dài 24 giờ.

Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66 0 33 ’ Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm

A. dài bằng nhau.

B. ngày ngắn, đêm dài.

C. ngày dài – đêm ngắn.

D. một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Câu 32: Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở Xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao?

Lời giải

* Ở Xích đạo: tất cả các ngày [21-3, 22-6, 23-9, 22-12] đều có số giờ chiếu sáng là 12 giờ. Do trục Trái Đất và mặt phẳng phân chia sáng tôi luôn luôn gặp

* Ở các chí tuyến và các vòng cực:

– Ngày 21-3 và ngày 23-9 đều có số giờ chiếu sáng trong ngày là 12 giờ. Do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng mặt trời luôn chiếu vuông góc với Xích đạo, nên mọi nơi đều có số giờ chiếu sáng như nhau [12 giờ], ngày và đêm dài bằng nhau.

– Ngày 22-6 và 22-12, sô” giờ chiếu sáng trên các chí tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau.

– Ngày 22-6:

+ Chí tuyến Bắc: số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm. Chí tuyến Nam, số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày.

+ Ở vòng cực Bắc, sô” giờ chiếu sáng trong ngày là 24 giờ, không có đêm. Ớ vòng cực Nam, số giờ chiếu sáng trong ngày là 0 giờ, không có ngày.

+ Nguyên nhân: ngày 22-6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu Nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời nên diện tích chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối, nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ.

– Ngày 22-12: hiện tượng chênh lệch ngày đêm ở các chí tuyến và vòng cực diễn ra ngược lại với ngày 22-6.

Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là:

Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là:

Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm là:

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:

Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

Nơi nào trên Trái Đất có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm?

Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào:

Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm:

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

- Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027' B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc

- Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027'N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.

+ Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

            Ngày 22//6 [Hạ chí]: bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

            Ngày 22/12 [Đông chí]: bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ  66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

+ Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

Loigiaihay.com

Đề bài

Dựa vào hình 25 SGK, cho biết:

+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66°33’ Bắc và Nam là những đường gì?

+ Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Vào ngày 22-6, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B, có ngày dài suốt 24 giờ [ngày trắng], điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N đêm dài suốt 24 giờ [đêm trắng].

- Vào ngày 22-12, điểm D ở vĩ tuyến 66°33,B, có đêm dài suốt 24 giờ [đêm trắng], điểm D’ ở vĩ tuyến 66°33’N ngày dài suốt 24 giờ [ngày trắng].

Như vậy, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N là những đường giới hạn của vùng có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. Vì thế, vĩ tuyến 66°33'B và 66°33’N được gọi là các vòng cực.

- Vào ngày 22-6, điểm cực Bắc có ngày dài suốt 24h, điểm cực Nam có đêm dài suốt 24h. Vào ngày 22-12 thì ngược lại.

loigiaihay.com

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi 2 trang 123 Địa Lí lớp 6: Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết:

- Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?

- Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?

2. Dựa vào hình 2, nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai nửa cầu.

Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.

3. Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:

HIỆN TƯỢNG NGÀY - ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA

          Thời gian

Địa điểm

Ngày 22 tháng 6

Ngày 22 tháng 12

Mùa

So sánh thời gian ngày - đêm

Mùa

So sánh thời gian ngày - đêm

Nửa cầu Bắc

Nửa cầu Nam

Quảng cáo

Lời giải:

1. Mùa trên thế giới

- Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì lúc đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có gốc nhập xạ lớn nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam không ngả về phía Mặt Trời nên có góc nhập xạ nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt.

- Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì lúc đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc nhập xạ nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt.

2. Sự khác nhau về thời gian mùa của hai nửa cầu và theo vĩ độ

- Sự khác nhau về thời gian mùa của hai nửa cầu: Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:

+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.

+ Nửa cầu chếch xa Mặt Trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

+ Các mùa đối lập nhau ở hai nửa cầu trong một năm.

- Sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.

+ Ở đới nóng [vùng vĩ độ thấp]: nóng quanh năm.

+ Ở đới ôn hòa [vùng vĩ độ trung bình]: Một năm có 4 mùa [Xuân, Hạ, Thu, Đông].

+ Ở đới lạnh [vùng vĩ độ cao]: lạnh quanh năm.

3.

HIỆN TƯỢNG NGÀY - ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA

          Thời gian

Địa điểm

Ngày 22 tháng 6

Ngày 22 tháng 12

Mùa

So sánh thời gian ngày - đêm

Mùa

So sánh thời gian ngày - đêm

Nửa cầu Bắc

Nóng

Ngày dài, đêm ngắn

Lạnh

Ngày ngắn, đêm dài

Nửa cầu Nam

Lạnh

Ngày ngắn, đêm dài

Nóng

Ngày dài, đêm ngắn

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lí 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.