Tài sản của người bị tuyên bố đã chết được quy định như thế nào?

Tài sản của người bị tuyên bố đã chết được quy định như thế nào?

Người bị tuyên bố chết trở về thì xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

1. Như thế nào là người bị tuyên bố chết?

Theo quy định của Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, một người có thể bị tuyên bố chết nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015.

Việc một người bị tuyên bố chết do Tòa án có thẩm quyền ra quyết định dựa trên yêu cầu của những người có quyền và lợi ích liên quan của người bị tuyên bố chết.

Bên cạnh đó, theo Điều 393 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định, trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết;

Trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

2. Hậu quả pháp lý về việc tuyên bố một người là đã chết 

Một người bị tuyên bố là đã chết theo quyết định của Tòa án thì kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người bị tuyên bố đã chết hoàn toàn bị mất tư cách chủ thể trong các quan hệ dân sự theo Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

- Quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người bị tuyên bố chết được giải quyết như đối với người đã chết.

- Quan hệ tài sản: quan hệ về tài sản của người bị Tòa án tuyên bố chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Hậu quả pháp lý khi người bị tuyên bố chết trở về

3.1 Căn cứ hủy quyết định tuyên bố chết

- Theo Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015, khi người bị tuyên bố chết trở về thì Tòa án có thẩm quyền hủy quyết định tuyên bố chết theo căn cứ người bị tuyên bố chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan.

- Theo Điều 395 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết;

Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

3.2 Hậu quả pháp lý khi hủy quyết định tuyên bố chết

- Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

+ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật Dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

+ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

- Quan hệ tài sản: Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình.

*Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Nhật Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Người bị tuyên bố chết theo quy định của pháp luật? Người bị tuyên bố chết quay trở về có lấy lại được tài sản?

Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết được ghi nhận tại bộ luật dân sự 2015 theo đó  quyết định của Tóa án theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan khi người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống. Vậy trong các trường hợp cụ thể thì Người bị tuyên bố chết quay trở về có lấy lại được tài sản không? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp nội dung về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự 2015

Tài sản của người bị tuyên bố đã chết được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Người bị tuyên bố chết theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại điều 71. Tuyên bố chết bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể: 

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Xem thêm: Tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo quy định mới nhất

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch

Như vậy căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy việc Tòa án tuyên bố một người là đã chết là cơ sở, tiền đề làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt các quan hệ pháp luật khác về nhân thân, tài sản như quan hệ hôn nhân, quan hệ thừa kế hay có thể là việc thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại… Điều này tuy có tầm quan trong như trên, Bên cạnh đó trên thực tế việc áp dụng quy định pháp luật về việc xác định ngày chết của người tuyên bố một người là đã chết còn có sự không thống nhất, dẫn đến cùng một sự kiện pháp lý như nhau nhưng cách giải quyết khác nhau, gây khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh sau đó.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản nhất về vấn đề “Chết”  đây được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống và không thể phục hồi các hoạt động sống đó của một cơ thể. Thực tế trong y học, “chết” là sự chấm dứt của mọi hoạt động sống như hô hấp, trao đổi chất, sự phân chia các tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn. Khi xét về thời điểm ngày chết của một người nào đó về mặt sinh học và pháp lý là trùng khớp với nhau. Bên cạnh đó đối với những trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì việc xác định ngày chết chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, là thời điểm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật khác có liên quan đến người bị tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật.

Căn cứ dựa trên quy định của khoản 2 Điều 71 bộ luật dân sự năm 2015 quy định đó là

” Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết”.

Theo đó có thể thấy tùy từng trường hợp, Tòa án cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 71 để xác định ngày chết của người bị  Tòa án tuyên bố là đã chết theo. Có thể nói pháp luật đề ra quy định này đã phủ định việc xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết là ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo quy định của bộ luật dân sự năm 1995 quy định và căn cứ dựa theo quy định xác thời điểm một người nào đó chết, chúng tôi đưa ra quan điểm đó là việc xác định là ngày tiếp theo của ngày kết thúc các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 71 bộ luật dân sự 2015 quy định như quan điểm thứ hai là phù hợp.

Xem thêm: Tuyên bố mất tích là gì? Tuyên bố mất tích theo Bộ luật Dân sự?

2. Người bị tuyên bố chết quay trở về có lấy lại được tài sản

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật sư, cháu có một câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn, rất mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư. A bị tòa án tuyên bố là đã chết. Sau đó tài sản chung là đất và ngôi nhà của hai vợ chồng A đã được B (vợ của A) thừa kế. 1 thời gian sau, B chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà cho người khác, ly hôn với A và kết hôn với C. 5 năm sau, A trở về yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định là A đã chết đồng thời yêu cầu chị B trả lại tài sản đã được thừa kế. Vậy lúc này, hậu quả pháp lý sẽ được giải quyết như thế nào? A có lấy lại được tài sản hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về việc gửi đơn lên Tòa án để yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết như sau:

Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết

1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định mới

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.

5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.

Khi nhận được đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết thì Tòa án sẽ tiếp nhận đơn và xem xét xem có nhận đơn hay không. Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu, xem xét xem có thể nhận đơn hay không. Trong trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, trong quyết định này Tòa án phải quyết định hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo đó, khi A trở về có yêu cầu hủy bỏ tuyên A là đã chết thì khi đó Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Hậu quả pháp lí của quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết được quy định tại Điều 72 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

” 1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

Xem thêm: Những trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Theo quy định trên có thể thấy tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng ban đầu như khi họ còn sống. Như vậy, quan hệ nhân thân của A được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố A đã chết. Tuy nhiên, B đã được tòa án cho li hôn theo quy định tại điều 72 bộ luật dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật đồng thời B có quyền yêu cầu vợ mình là A trả lại tài một phần tài sản trong khối tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Người bị tuyên bố chết quay trở về có lấy lại được tài sản” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.