Tại sao cao su tan trong xăng

Đề bài

Quan sát hình 11.6; 11.7 và các thí nghiệm 3,4 em hãy rút ra tính chất quan trọng của cao su. Kể tên một số ứng dụng của cao su?


Tại sao cao su tan trong xăng

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

- Hình 11.6; hình 11.7: tính đàn hồi

- Thí nghiệm 3: 

  + Hiện tượng: dây cao su không có sự thay đổi đáng kể về hình dạng. 

=> Tính chất: ít biến đổi khi gặp nóng lạnh, không tan trong nước, không dẫn nhiệt.

- Thí nghiệm 4:

  + Hiện tượng: khi cho viên tẩy cao su vào xăng thì viên tẩy bị hòa tan

=> Tính chất: cao su tan trong xăng.

Một số ứng dụng của cao su: làm lốp xe, làm đệm, làm vỏ dây điện, làm bóng, làm sân chạy thể thao, giày, dép, ….

Một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng (H.8.3a). Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi ta đổ nước vào bình và cho biết các màng cao su bị biến dạng (H.8.3b) chứng tỏ điều gì?

Tại sao cao su tan trong xăng

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Cho mình hỏi hiện tượng khi cho cao su vào xăng là gì vậy? Cảm ơn các bạn!

Các câu hỏi tương tự

PROTEIN- POLIME

Bài 1: a. Viết các CTCT có thể có của các amino axit có CTPT: C3H7O2
b. Viết các CTCT các axit và este ứng với CTPT: C4H8O2
Bài 2: a. Các chất gluxit xay mịn dạng bột đựng trong 4 bình mất nhãn: glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo. Hãy nêu phương pháp nhận ra mỗi chất.
b. Nêu pp tách riêng từng chất ra khỏi hh mà không làm thay đổi mỗi lượng chất trong hh : Fe, Al, Fe2O3, ​Al2O3

Bài 3: Biết A,B,C,D là hợp chất hữu cơ. Hoàn thành chuỗi sau:

CO2 => A => B => C => D => CO2

Bài 4: a. Phân biệt 4 bình khí không màu: CH4, C2H4, C2H2, CO2.

b. Hợp chất gluxit ( glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo) còn gọi là cacbonhidrat có CTTQ : Cx(H2O)y. Hãy viết CTPT của 4 gluxit theo dạng tổng quát.

 c. Đốt cháy hoàn toàn một gluxit thì thu được CO2 và H2O  với tỉ lệ khối lượng lần lượt là 8:3. Xác định CTPT của gluxit này.

Cao su không tan trong 1 số chất lỏng như xăng,dầu.

Chúc bạn học tốt

Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ [plexiglas], người ta tiến hành trùng hợp

Chất dẻo được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :

Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là :

Tơ capron [nilon-6] được trùng hợp từ

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là :

Cao su sống [hay cao su thô] là :

Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay là :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là :

Polime X có công thức [–NH–[CH2]5–CO–]n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?

Loại tơ không phải tơ tổng hợp là :

Tơ nilon-6,6 có công thức là:

Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều

Không nên ủi [là] quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì :

Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

Một trong các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là :

Polime nào sau đây thuộc polime bán tổng hợp?

Polime được sử dụng làm chất dẻo là

Phát biểu nào sau đây sai?

Phát biểu nào sau đây đúng?

Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?

Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu.

Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, …

Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.

Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.

Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay.

Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp.

Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear [Mỹ] đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su.

Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau:

• Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng.

• Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su.

• Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn.

• Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.

VẬT LIỆU POLIME [tiếp]

III – CAO SU

1. Khái niệm

- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi - Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng 

- Có hai loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp

2. Cao su thiên nhiên [polime của isopren]

a] Cấu trúc: 
- Công thức cấu tạo:    n = 1500 – 15000 - Tất cả các mắt xích isopren đều có cấu hình cis như sau:   

b] Tính chất và ứng dụng: 

- Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, đàn hồi tốt [nhờ cấu trúc cis điều hòa], không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol…nhưng tan trong xăng và benzen 

- Cao su thiên nhiên cho phản ứng cộng H2, Cl2, HCl,… đặc biệt là cộng lưu huỳnh tạo cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa.

3. Cao su tổng hợp

a] Cao su buna, cao su buna –S và cao su buna –N :
 - Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. Khi dùng buta-1,3-đien ở 10oC, polime sinh ra chứa 77% đơn vị trans-1,4 và 7% đơn vị cis-1,4 [còn lại là sản phẩm trùng hợp 1,2]. Còn ở 100oC sinh ra polime chứa 56% đơn vị trans-1,4 và 25% đơn vị cis-1,4 [còn lại là sản phẩm trùng hợp 1,2]                                                                                                                                     Cao su buna – S - Cao su buna –S có tính đàn hồi cao

                                                                                                                                       Cao su buna –N - Cao su buna – N có tính chống dầu tốt 

b] Cao su isopren 

- Trùng hợp isopren có hệ xúc tác đặc biệt, ta được poliisopren gọi là cao su isopren, cấu hình cis chiếm ≈ 94 %, gần giống cao su thiên nhiên- Ngoài ra người ta còn sản xuất policloropren và polifloropren. Các polime này đều có đặc tính đàn hồi nên được gọi là cao su cloropren và cao su floropren. Chúng bền với dầu mỡ hơn cao su isopren

IV – KEO DÁN

1. Khái niệm

Keo dán là vật liệu polime có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính

2. Phân loại

a] Theo bản chất hóa hoc: - Keo vô cơ [thủy tinh lỏng] - Keo hữu cơ [hồ tinh bột, keo epoxi] 

b] Dạng keo:
- Keo lỏng [hồ tinh bột] 

- Keo nhựa dẻo [matit] 

- Keo dán dạng bột hay bản mỏng

3. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng

a] Keo dán epoxi: gồm 2 hợp phần: - Polime làm keo có chứa hai nhóm epoxi ở hai đầu 

- Chất đóng rắn thường là các triamin như H2NCH2CH2NHCH2CH2NH2 

b] Keo dán ure – fomanđehit 
                                                                                                         Poli[ure – fomanđehit]

4. Một số loại keo dán tự nhiên a] Nhựa vá săm: là dung dịch dạng keo của cao su thiên nhiên trong dung môi hữu cơ như toluen… b] Keo hồ tinh bột: là dung dịch hồ tinh bột trong nước nóng, dùng làm keo dán giấy.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1. Kết luận nào sau đây không hoàn toàn đúng?

A. Cao su là những polime có tính đàn hồi

B. Vật liệu compozit có thành phần chính là polime

C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp

D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên

Câu 2. Polime nào có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống che nước, vải che mưa vật liệu điện…

 A. Cao su thiên nhiên B. Thủy tinh hữu cơ      C. polivinylclorua     D. polietilen

Câu 3. Một loại cao su tổng hợp [cao su buna] có cấu tạo mạch như sau:

-CH­2 –CH=CH-CH2-CH2-CH=CH­-`CH2-…Công thức chung của cao su này là:

A. [-CH2-CH=]n                                 B. [CH2-CH=CH-]n

C. [-CH2-CH=CH-CH2-]n                      D. [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

Câu 4. Trong quá trình lưu hóa cao su thiên nhiên, người ta trộn cao su với chất nào sau đây để làm tăng tính chịu nhiệt và tính đàn hồi?

   A. C                B. P                 C. S                 D. Na

Câu 5. Khi lưu hóa cao su isopren người ta thu được 1 loại cao su lưu hóa trong đó lưu huỳnh chiếm 2% về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa là:

  A. 1 : 22          B. 1 : 23          C. 1 : 30                      D. 1 : 31

Câu 6. Khi lưu hóa cao su buna người ta thu được 1 loại cao su lưu hóa trong đó lưu huỳnh chiếm 1,876% về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích cao su bị lưu hóa và không bị lưu hóa là:

 A. 1 : 20          B. 1 :21           C. 1 : 30          D. 1 : 31

Câu 7.  Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng hidro?

A. Poli pripen                              B. Cao su buna               

C. Polivyl clorua                         D. Nilon 6-6

Câu 8. Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng?

A. Polietilen                                        B. Cao su tự nhiên                      

C. Teflon                                             D. thủy tinh hữu cơ

Câu 9. Bản chất của sự lưu hoá cao su là

A. làm cao su dễ ăn khuôn.                            

B.  giảm giá thành cao su.

C. tạo cầu nối đisunfua giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.          

D. tạo loại cao su nhẹ hơn.

Câu 10. Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là

A. Cao su lưu hóa                                           B. Xenlulozơ. 

C. Glicogen                                                    D. Amilozơ    

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

C

C

A

C

B

B

C

A

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.