Tại sao chúng ta không đụng vào gà

Thứ năm, 4/9/2003, 17:13 (GMT+7)

Hãy thử tưởng tượng trong một ngày hè nóng bức bạn đi bơi. Nước trong bể thật ấm nhưng gió thổi bên ngoài lại mạnh, bạn bước lên khỏi mặt nước và bỗng thấy rùng mình, rồi tự nhiên... "nổi da gà". Tại sao vậy?

Sau đó bạn thay đồ, vào trong phòng để sưởi ấm. Bạn uống một tách trà nóng, chui vào chăn và bật đài lên. Bạn chợt nhận ra giai điệu quen thuộc từ xa xưa, bài hát mà bà ngoại vẫn ru khi bạn còn nhỏ. Một lần nữa bạn lại thấy lạnh sống lưng và... "nổi da gà".

Tại sao những sự kiện dường như không liên quan tới nhau lại gây ra cùng một phản ứng cơ thể như vậy? Câu trả lời chính là ở cảm xúc sinh lý.

Nổi da gà là một hiện tượng sinh lý kế thừa từ tổ tiên của chúng ta - rất có ích cho họ nhưng lại không giúp đỡ chúng ta là bao nhiêu. Nó là những nốt tí hon nổi lên trên da trông giống như da gà sau khi bị nhổ lông. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Mỗi cơ co lại tạo ra một chỗ lún nông trên bề mặt da, do vậy mà khiến vùng xung quanh trồi lên. Sự co cơ cũng khiến cho sợi lông dựng đứng khi cơ thể cảm thấy lạnh. Ở những động vật có bộ lông dày, lông dựng lên sẽ mở rộng khoảng không khí giữ nhiệt bao quanh cơ thể, giúp cơ thể chịu lạnh tốt hơn. Ở con người, phản ứng này không có tác dụng bởi chúng ta không còn nhiều lông, nhưng hiện tượng nổi da gà vẫn tồn tại.

Ngoài những lúc bị lạnh, động vật còn xù lông lên khi chúng cảm thấy bị đe dọa, như mèo bị chó tấn công. Lông dựng cùng với động tác uốn cong mình về phía sau sẽ khiến con mèo to ra, tạo uy thế với đối phương. Con người thường nổi da gà khi trải qua các tình huống xúc động, như tiến vào nhà thờ trong ngày cưới, đứng trên bục nhận phần thưởng và nghe quốc ca, hoặc đơn giản chỉ là lúc xem phim kinh dị. Mọi người cũng dễ nổi da gà khi hồi tưởng những sự kiện có ý nghĩa, như nghe lại một bản nhạc đã từng nhảy với người yêu nhiều năm trước đây. 

Nguyên nhân của mọi phản ứng này chính là cơ thể đã phóng ra một cách vô thức hormone adrenaline. Hormone này không những gây ra sự co cơ trên da mà còn ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể. Ở động vật, hormone này tiết ra khi chúng bị lạnh hoặc gặp trường hợp nguy cấp, giúp chúng sẵn sàng phản ứng như đánh trả hay rút chạy. Ở con người, adrenaline thường phóng ra khi chúng ta bị lạnh hoặc lo sợ, cả khi bị stress hoặc có cảm xúc mạnh, như giận dữ hoặc phấn khích. Những dấu hiệu khác của adrenaline còn bao gồm chảy nước mắt, ra mồ hôi, chân tay run rẩy, huyết áp tăng, tim đập mạnh và sôi bụng.

Minh Thi (theo sciam)

Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Vậy tại sao nhất thiết phải là gà luộc chứ không chọn thứ đồ khác thay thế?

Chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh chú gà luộc xuất hiện trên các mâm cỗ cúng. Vào ngày Tết, gà còn được chuẩn bị cẩn thận hơn rất nhiều lần với hình tượng chú gà ngậm bông hoa hồng trong miệng.

Trông quen mắt là thế, liệu có bao giờ bạn thắc mắc do đâu mà gà luộc "xuất hiện trên mọi mặt trận" như vậy? Hóa ra, người ta sử dụng thứ này trong mâm cỗ là có ý nghĩa cả đấy.

Đầu tiên là vì gà khá dễ kiếm và dễ chế biến - là vật dâng cúng phù hợp với tất cả mọi gia đình.

Tại sao chúng ta không đụng vào gà

Ngoài ra, gà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm xưa. Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.

Không những vậy, theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng không thể thiếu gà được!

Tại sao chúng ta không đụng vào gà

Tất cả những điều trên dường như cũng đủ khiến gà luộc trở thành thứ không thể thiếu trên mâm cỗ rồi. Thế nhưng, nhắc tới ý nghĩa của gà mà bỏ qua truyền thuyết dân gian dưới đây thì thật thiếu sót.

Truyện kể rằng, từ khi Ngọc Hoàng mới tạo ra cuộc sống dưới hạ giới, Người đã sai 10 mặt trời ngày đêm chiếu sáng sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu Mặt trời lại, khiến con người và cây cỏ khốn đốn vì nắng hạn.

Khi ấy, một chàng dũng sĩ đã giương tên bắn rụng liên tiếp 9 Mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ quá bay tít lên cao và trốn "biệt tăm biệt tích". Mặt đất lại trở nên lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi Mặt trời nhưng chẳng ai thành công.

Tại sao chúng ta không đụng vào gà

Cuối cùng, chỉ có gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến Mặt trời tò mò ngó xuống. Vậy là một lần nữa, mặt đất lại được chiếu sáng bởi ánh mặt trời.

Vậy thì liên quan gì tới mâm cỗ ngày Tết nhỉ? Người ta coi đêm giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất vì Mặt trời ẩn mình rất sâu. Bởi vậy, nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng gà sẽ đánh thức Mặt trời cho đủ đầy ánh nắng cả năm.

Đó chính là cách thể hiện ước mong "mưa thuận gió hoà" của cư dân nông nghiệp. Cứ như vậy, gà trở thành một nét văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng Mặt trời của nghề trồng lúa nước.

Tại sao chúng ta không đụng vào gà

Ngày nay, nhiều gia đình Việt không còn làm nông, câu chuyện gà gọi Mặt trời cũng không được nhiều người biết đến nữa. Tuy nhiên, phong tục sử dụng gà trên mâm cỗ thì vẫn được lưu truyền cho tới giờ.

Không chỉ dừng lại ở giới hạn cỗ cúng, gà luộc rắc lá chanh cũng là một món không thể thiếu trong các bữa ăn cổ truyền Việt Nam.

Nguồn: LSVN