Tại sao gọi là biến chủng delta

Tại sao gọi là biến chủng delta
Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. (Ảnh: MedPage Today/TTXVN)

Hiện người dân trên thế giới đều đã biết tới biến thể Omicron - gây ra làn sóng lây nhiễm mới nhất dịch COVID-19, khiến số ca mắc mới tăng mạnh, kéo theo số người phải nhập viện tăng theo.

Trong khi đó, dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, còn được gọi là "Omicron tàng hình", đang lây lan mạnh và trở thành chủ đạo tại nhiều nước, cũng đã và đang khiến thế giới "đau đầu."

Hiện "Omicron tàng hình" gây ra hơn 1/3 số ca nhiễm mới Omicron trên khắp thế giới. BA.2 cũng đã được ghi nhận tại hơn 80 quốc gia và toàn bộ 50 bang của Mỹ.

Trong báo cáo gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết BA.2 đang là biến thể chủ đạo tại 18 quốc gia.

Trước sự lây lan nhanh chóng của "Omicron tàng hình," một nhóm cố vấn kỹ thuật cho WHO đã đề nghị các cơ quan y tế công cộng theo dõi BA.2 như 1 biến thể Omicron riêng biệt.

BA.2 có rất nhiều đột biến và được gọi là "tàng hình" vì thiếu gene của biến thể Omicron gốc.

Vì vậy, kết quả xét nghiệm PCR phát hiện bệnh nhân nhiễm BA.2 giống như nhiễm biến thể Delta. Nghiên cứu ban đầu cho thấy BA.2 có khả năng lây lan cao hơn khoảng 30% so với biến thể Omicron gốc.

Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành, dựa trên thí nghiệm với chuột lang, BA.2 có thể gây ra nguy cơ về y tế cao hơn.

Tuy nhiên, phân tích ban đầu ở Đan Mạch cho thấy tỷ lệ nhập viện do BA.2 không khác biệt so với biến thể Omicron - được cho là gây bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta.

Nghiên cứu tại Nam Phi cũng ghi nhận điều tương tự. Đặc biệt, vaccine có thể bảo vệ người dân không bị nặng. 

Về nguy cơ tái nhiễm virus SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Huyết thanh Statens của Đan Mạch - nơi BA.2 đang chiếm thế chủ đạo trong số các ca mắc mới, cho rằng những người gần đây nhiễm biến thể Omicron hoặc Delta đều có thể nhiễm "Omicron tàng hình."

[WHO: Biến thể Omicron tàng hình không mạnh hơn biến thể gốc]

Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều và chủ yếu xảy ra ở những đối tượng chưa tiêm chủng và thường mắc nhẹ. 

Để đưa ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 140.000 bộ gene được giải trình tự khi Omicron là biến thể chủ đạo (từ tháng 11/2021 đến giữa tháng 2/2022) để tìm người có kết quả xét nghiệm dương tính lại trong khoảng từ 20-60 ngày sau khi đã bình phục. Kết quả là có tổng cộng 263 ca tái nhiễm, trong đó có 190 ca nhiễm "Omicron tàng hình."

Có 140 ca nhiễm "Omicron tàng hình" sau khi nhiễm Delta. Có 47 ca nhiễm BA.2 sau khi nhiễm Omicron gốc.

Nghiên cứu kỹ hơn những ca nhiễm "Omicron tàng hình" sau khi nhiễm Omicron gốc cho thấy hầu hết những người tái nhiễm đều còn trẻ, 30 người dưới 20 tuổi, không có trường hợp tái nhiễm nào trên 40 tuổi và 42 trong số 47 ca là chưa tiêm vaccine

Hầu hết các ca tái nhiễm đều có triệu chứng nhẹ, 28 người biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, 5 người có triệu chứng vừa, giống như bị cúm. Không có người nào phải nhập viện hay tử vong. 

Các nhà khoa học của Mỹ cho rằng hiện rất khó để có thể dự đoán "Omicron tàng hình" sẽ làm thay đổi số ca như thế nào vì dòng phụ BA.2 đang lây lan nhanh tại các cộng đồng có độ bao phủ vaccine khác nhau.

Một số chuyên gia cho rằng "Omicron tàng hình" sẽ không gây ra làn sóng lây nhiễm mới, song có thể làm chậm quá trình giảm số ca mắc mới tại một số khu vực. 

Giới chức WHO nhấn mạnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và các nước vẫn phải thận trọng. Vaccine và việc tiêm mũi tăng cường vẫn là "tấm khiên" bảo vệ thế giới khỏi kịch bản tồi tệ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tại sao gọi là biến chủng delta
Xét nghiệm COVID-19 cho trẻ nhỏ 4 tuổi tại trung tâm y tế ở Rancho Cucamonga, bang California của Mỹ. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hiện gây ra tới hơn 50% số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu.

Tại nhiều quốc gia, biến thể Omicron gốc (được các nhà khoa học gọi là BA.1) đã khiến số ca mắc COVID-19 tăng cao đột biến, tuy nhiên, “hậu duệ” của BA.1 - được gọi là BA.2 hay "Omicron tàng hình" - hiện còn lây lan nhanh hơn và được dự báo có thể sớm trở thành phiên bản thống trị của virus SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học đang gấp rút tìm hiểu lý do tại sao "Omicron tàng hình" lại vượt trội hơn so với biến thể gốc.

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy "Omicron tàng hình" có thể kéo dài làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron gốc gây ra, nhưng không có nhiều khả năng gây ra một làn sóng lây nhiễm mới.

[Đánh giá hiệu quả của thuốc Sotrovimab đối với “Omicron tàng hình]

Một nghiên cứu về "Omicron tàng hình" cho thấy sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc COVID-19 có lẽ là do biến thể này dễ lây lan hơn so với phiên bản gốc. Trong khi đó, một số kết quả nghiên cứu sơ bộ khác lại cho thấy "Omicron tàng hình" có thể dễ dàng "né" các kháng thể mà cơ thể vật chủ có được do đã tiêm chủng ngừa COVID-19 hoặc đã mắc bệnh này trước đó, mặc dù khả năng này của "Omicron tàng hình" không vượt trội hơn so với phiên bản gốc. Do đó, giới khoa học cho rằng "Omicron tàng hình" sẽ không có khả năng gây ra làn sóng "mắc bệnh, nhập viện và tử vong" lớn thứ hai sau "cuộc tấn công" ban đầu của Omicron.

Trong một nhận định đăng trên chuyên trang y khoa medRxiv, ông Dan Barouch, nhà virus học và miễn dịch học thuộc Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, Massachusetts (Mỹ), cho biết: “Biến thể BA.2 có thể sẽ kéo dài thời gian thế giới chứng kiến số ca nhiễm Omicron gia tăng. Tuy nhiên, những dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng biến thể này sẽ không dẫn đến một làn sóng dịch bệnh mới."

Theo ông Barouch, giới nghiên cứu cho rằng một phần lớn khiến Omicron nhanh chóng "soán ngôi" biến thể Delta là khả năng lây lan giữa những người đã được miễn dịch với Delta. Bên cạnh đó, "Omicron tàng hình" thậm chí còn "tinh vi" hơn biến thể Omicron gốc trong việc "né tránh" hệ miễn dịch của vật chủ, trong đó bao gồm cả khả năng tự vệ mà vật chủ đã có được sau khi đã mắc Omicron phiên bản gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các biến thể có những khả năng lây nhiễm khác nhau là do chúng khác biệt về gene. Omicron phiên bản gốc có hàng chục đột biến khác với "Omicron tàng hình," đặc biệt là ở các phần quan trọng của protein gai - mục tiêu mà các kháng thể cần chiến đấu để ngăn chặn sự lây nhiễm.

Để đánh giá những sự khác biệt giữa Omicron phiên bản gốc và "Omicron tàng hình," nhóm nghiên cứu của ông Barouch đã so sánh mức độ "trung hòa" hoặc khả năng ngăn chặn virus, cũng như số lượng kháng thể trong các tế bào được bảo vệ có trong máu của những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 với một trong hai biến thể trên. 

Tại sao gọi là biến chủng delta
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Rio de Janeiro ngày 5/1/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cụ thể đã có 24 người ở thành phố New York tham gia nghiên cứu. Họ là những người đã tiêm 3 liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Kết quả cho thấy vaccine có thể tạo ra các kháng thể trung hòa để chống lại sự lây nhiễm Omicron phiên bản gốc tốt hơn một chút so với "Omicron tàng hình."

Nghiên cứu đối với những người đã có được kháng thể sau khi nhiễm Omicron phiên bản gốc cũng cho thấy kết quả tương tự. Theo ông Barouch, sự khác biệt không đáng kể về hiệu lực miễn dịch tổng thể đối với hai biến thể cho thấy khả năng né tránh miễn dịch khó có thể giải thích cho sự gia tăng số ca nhiễm "Omicron tàng hình" trên toàn thế giới. 

Các kết quả thu được từ nghiên cứu trước đó của nhóm các nhà khoa học do nhà virus học David Ho - thuộc trường Đại học Columbia ở thành phố New York - đứng đầu cũng phát hiện ra rằng hai phiên bản nêu trên của biến thể Omicron có khả năng tương tự trong việc né tránh các kháng thể trung hòa trong máu của những người đã được tiêm chủng hoặc bị mắc bệnh trước đó.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của ông David Ho còn phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy đột biến gene duy nhất có trong "Omicron tàng hình" có thể ảnh hưởng đến cách một số kháng thể nhận ra biến thể này của virus.

Trong khi đó, một nghiên cứu do nhà virus học Kei Sato, thuộc trường Đại học Tokyo (Nhật Bản), đứng đầu lại phát hiện ra rằng chuột và hamster bị nhiễm Omicron phiên bản gốc tạo ra ít kháng thể chống lại "Omicron tàng hình" hơn là so với phiên bản từng bị nhiễm.

Theo ông Barouch, các nghiên cứu của nhóm ông chưa thể xác định liệu những người đã phục hồi sau khi nhiễm Omicron phiên bản gốc có dễ bị tái mắc bệnh với "Omicron tàng hình" hay không.

Các nhà nghiên cứu ở Israel trước đó đã xác định được một số ít các trường hợp trong đó những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm Omicron phiên bản gốc bị tái nhiễm với "Omicron tàng hình." Hiện các nhà khoa học Đan Mạch đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tần suất tái nhiễm này./.

Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

Tên virus trước kia vốn chỉ có ý nghĩa trong các nghiên cứu khoa học. Nhưng lúc này, tên gọi biến chủng của Covid-19 đã và đang là nỗi niềm gây lo âu cho hàng tỷ người.

20H/501Y.V2. - VOC 202012/02 - B.1.351, đây là 3 cái tên mà các nhà khoa học cùng sử dụng để gọi chủng Covid-19 lần đầu được phát hiện ở Nam Phi, trước khi nó có tên Beta như hiện tại, theo New York Times.

Những chuỗi ký tự, chữ số, và dấu chấm chứa đựng ý nghĩa lớn đối với các nhà khoa học, nhưng làm thế nào để người không chuyên có thể hiểu được chúng? Kể cả cái tên dễ nhớ nhất, B.1.351, cũng có thể bị hiểu thành một họ virus khác nếu bị thiếu hoặc đặt nhầm một dấu chấm.

“Cái khó là nghĩ ra tên gọi khác biệt, chứa đựng thông tin, không bao hàm từ chỉ địa danh, nhưng vẫn dễ nhớ dễ đọc”, Emma Hodcroft, nhà dịch tễ học nguyên tử thuộc Đại học Bern (Thụy Sĩ), cho biết. “Điều này nghe qua rất đơn giản nhưng lại là yêu cầu khó khăn, nhất là khi phải truyền đạt nhiều thông tin như vậy”.

Tại sao gọi là biến chủng delta

Việc gọi tên biến chủng của Covid-19 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch bùng phát toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Truyền thống đặt tên một loại virus mới theo tên địa phương đầu tiên phát hiện đã có từ lâu.

Chẳng hạn, bệnh Zika được đặt tên theo một cánh rừng ở Uganda, trong khi Ebola là tên một con sông ở Congo. Một số ví dụ khác bao gồm sởi Đức (hay còn gọi là rubella), virus Tây sông Nile, hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Những thế kỷ trước, bệnh giang mai từng được người Italy gọi là “bệnh Pháp”, trong khi người Pháp gọi đó là “bệnh Naples” (Naples là một thành phố ở Italy). Nga từng gọi giang mai là “bệnh Ba Lan”, trong khi Ba Lan gọi đó là “bệnh Đức”.

Rõ ràng không ai muốn tên đất nước, thị trấn, hoặc con sông nơi họ sống được gắn liền với một loại bệnh nguy hiểm. Vì thế, xu hướng hiện tại là đặt tên bệnh không gắn liền với vị trí địa lý để tránh tạo tâm lý kỳ thị. 

Tại sao gọi là biến chủng delta

Số vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á có xu hướng tăng sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc". Ảnh: Reuters.

Hơn nữa, nếu dùng tên địa danh đặt cho bệnh, chính quyền địa phương ấy có thể sẽ do dự thu thập thông tin về biến chủng hoặc ngần ngại báo cáo để tránh bị đổ lỗi.

Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra hướng dẫn về việc khuyến cáo không lấy tên địa lý, tên người, hoặc tên loài động vật để gọi tên bệnh truyền nhiễm.

Việc hạn chế dùng địa danh còn có một lý do khoa học: Các nhà nghiên cứu trên thực tế không biết nguồn gốc chính xác của một căn bệnh ở đâu.

Chẳng hạn, như chủng Covid-19 từng được gọi là biến chủng Nam Phi (hiện được gọi là chủng Beta). Đúng là biến chủng này lần đầu tiên được phát hiện tại Nam Phi, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện được bệnh nhân đầu tiên mang chủng Beta. Rất có thể Nam Phi là nơi đầu tiên phát hiện chủng Beta chỉ vì nước này giải trình tự gene nhiều hơn những nước khác.

Việc đặt tên sai có thể để lại hậu quả lâu dài. Chẳng hạn, sau hơn một thế kỷ, nhiều người vẫn tin rằng loại virus gây ra đại dịch cúm năm 1918 xuất phát từ Tây Ban Nha vì cái tên cúm Tây Ban Nha, trong khi những ca mắc đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ, theo bà Hodcroft.

Thông lệ đặt tên virus

Trong khi WHO chịu trách nhiệm đặt tên cho bệnh, việc đặt tên virus mới thuộc về một nhóm nhà phát sinh chủng loại học và virus học thuộc Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV).

Tháng 2/2020, ICTV đặt tên cho virus corona mới xuất hiện trong năm 2019 là SARS-CoV-2, tức hội chứng hô hấp cấp tính nặng thứ 2.

Stanley Perlman, một thành viên trong nhóm nghiên cứu virus corona của ICTV, cho biết lý do chọn tên như trên là cấu trúc gene của loại virus mới “có nét tương tự rõ rệt” với virus SARS-CoV từng gây ra dịch SARS trong năm 2003.

Tại sao gọi là biến chủng delta
Bức tường tưởng niệm nạn nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở Mỹ. Ảnh: New York Times.

Vì ICTV chỉ đặt tên cho virus ở cấp loài trở lên, tên của các biến chủng virus bắt nguồn từ cách gọi thông thường giữa các nhà khoa học với nhau và sẽ thay đổi tùy từng mầm bệnh, bà Hodcroft nói.

Một cách thường dùng để phân loại virus là dựa trên kháng nguyên - một bộ phận trong virus sẽ làm kích hoạt phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, đột biến của kháng nguyên cũng có vai trò đặc biệt quan trọng.

Chẳng hạn, cúm A có hai kháng nguyên nổi bật được lần lượt gọi là H và N. Mỗi lần các kháng nguyên này đột biến, chúng sẽ được gán cho một con số mới, ví dụ H1N1. Virus cúm A có 18 đột biến H và 11 đột biến N có thể kết hợp với nhau để tạo ra 198 hình thái khả thi, nhưng tới nay con người mới phát hiện 131 hình thái.

“Những loại virus này thường xuyên đột biến nên chúng ta không thể đặt tên mới cho từng loại được”, ông Abdool Karim nói. “Chúng ta chỉ đặt tên mới khi nào virus thay đổi một kháng nguyên quan trọng”.

Sự hỗn loạn của biến chủng SARS-CoV-2

Tháng 11/2020, các nhà nghiên cứu ở Nam Phi giải trình tự một biến chủng SARS-CoV-2 mới với khả năng lây nhiễm cao hơn, bao gồm biến chủng N501Y cho phép protein gai có thể bám chặt hơn vào tế bào người.

Đột biến nói trên thay thế loại axit amin asparagine (ký hiệu N), vốn thường được thấy ở vị trí thứ 501 của protein gai với tyrosine (một loại axit amin khác ký hiệu là Y).

“Trong lúc ngồi uống trà, chúng tôi quyết định gọi biến chủng này là 501Y.V2”, ông Abdool Karim nói.

Phần đầu của cái tên 501Y.V2 nói lên đột biến quan trọng nhất của virus, trong khi V2 chỉ đơn giản có nghĩa đây là biến chủng thứ 2 được xác định có dạng đột biến ấy.

Tại sao gọi là biến chủng delta

Biến chủng Gamma từng được báo chí gọi là biến chủng Brazil. Ảnh: Alamy.

Tương tự, biến chủng Alpha lần đầu được phát hiện ở Anh được gọi là 501Y.V1, biến chủng Gamma lần đầu được phát hiện ở Brazil là 501Y.V3.

Nhưng đây không phải tên duy nhất của một biến chủng. Từ đầu đại dịch, nhiều hệ thống khác nhau đã hình thành để gọi tên biến chủng SARS-CoV-2, phổ biến nhất là Nextstrain và Pango. Mỗi hệ thống đều có đặc điểm riêng.

Theo hệ thống Pango, biến chủng Alpha, Beta, và Gamma lần lượt được gọi là B.1.1.7, B.1.351, và P.1. Trong khi đó, theo hệ thống Nextstrain, những biến chủng này sẽ lần lượt có tên là 20I (V1), 20H (V2), và 20J (V3).

Đương nhiên, những hệ thống này không được hình thành để tạo ra những cái tên dễ nhớ cho đại chúng mà chỉ nhằm cung cấp cho các giới khoa học một ngôn ngữ chung để trao đổi và điều tra sự biến hóa của SARS-CoV-2.

Một cách gọi tên mới

Vì những lý do trên, WHO một lần nữa tìm cách phát triển hệ thống tên gọi mới cho các biến chủng nguy hiểm nhất. Một nhóm chuyên gia đã được WHO tập hợp để tạo ra hệ thống tên gọi “dễ phát âm và không gây kỳ thị”.

Việc phát triển một hệ thống tên gọi rõ ràng, dễ hiểu, và vượt qua rào cản văn hóa - ngôn ngữ là một quá trình phức tạp. Đó cũng là lý do nhóm chuyên gia của WHO mất nhiều thời gian để có thể đưa ra cách dùng bảng chữ cái Hy Lạp như hiện tại từ cuối tháng 5.

Trước đó, nhiều cách gọi tên khác từng được cân nhắc như tên gọi chim chóc, quái vật trong cổ tích, màu sắc, thần Hy Lạp,… nhưng nhiều lựa chọn trong số này đều được sử dụng làm thương hiệu sản phẩm hoặc tên công ty.

Tại sao gọi là biến chủng delta

Trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO Maria Van Kerkhove cho biết cơ quan này đang xem xét dùng tên chòm sao cho biến chủng nếu dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp. Ảnh: WHO.

Một ý tưởng khác là đánh số cho các biến chủng đáng lo ngại là VOC1, VOC2, VOC3… cũng bị hủy vì nghe giống cách chửi thề trong tiếng Anh.

Thay vì đặt tên lại cho mọi biến chủng của SARS-CoV-2, hệ thống mới của WHO chỉ áp dụng cho 4 biến chủng đáng quan ngại và 4 biến chủng đáng quan tâm.

Nhưng cách gọi tên biến chủng của WHO vẫn còn khuyết điểm: SARS-CoV-2 vẫn liên tục đột biến nên có thể sẽ tạo ra số biến chủng vượt quá 24 chữ trong bảng chữ cái Hy Lạp.

Về vấn đề này, trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO Maria Van Kerkhove, cho biết cơ quan này đang xem xét dùng tên chòm sao cho biến chủng nếu dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp.

Lựa chọn tiếp theo có thể được thông báo “tương đối sớm”, Telegraph dẫn lời bà Van Kerkhove đưa tin ngày 7/8. Hiện, đội ngũ pháp lý của của WHO đang rà soát lại để “đảm bảo chúng tôi không động chạm tới ai với những cái tên mới”, tiến sĩ Van Kerkhove nói.


Page 2

Hôm nay, 31/08/2022

°C -°C

°C -°C

°C -°C


Page 3

Hôm nay, 31/08/2022

°C -°C

°C -°C

°C -°C