Tại sao người ta thường dụng đất đèn để làm trái cây nhanh chín

Đất đèn là gì?

Đất đèn hay khí đá là Canxi cacbua (Calcium carbide, còn được gọi là Calcium acetylide) - hợp chất có công thức hóa học CaC2. Màu sắc của đất đèn phụ thuộc vào kích cỡ và tạp chất. Canxi cacbua tinh khiết thì không màu, khi ở dạng miếng và trong đó có chứa khoảng 80–85% CaC2 thì có màu xám hoặc nâu (phần còn lại là CaO (canxi oxit), Ca3P2 (canxi photphua), CaS (canxi sulfua), Ca3N2 (canxi nitrua), SiC (silic cacbua),...

Khi có hơi ẩm, canxi cacbua phát ra mùi khó chịu tương tự mùi tỏi.

Đất đèn làm chín trái cây bằng cách nào?

Đất đèn phản ứng với nước (hay hơi nước) sản sinh ra khí Acetylene (C2H2 hoặc CH ≡ CH) – chất thúc đẩy quá trình chín của trái cây tương tự Ethylene (C2H4 hoặc CH2 = CH2) theo phản ứng: CaC2 + 2 H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Sử dụng đất đèn ủ chín trái cây có an toàn?

Canxi cacbua được sản xuất ở quy mô công nghiệp trong các lò hồ quang ở nhiệt độ 2.000 °C, nguyên liệu là vôi sống và than cốc. Sự ô nhiễm của nguyên liệu thường tạo ra khí tạp là phosphine và arsine khi sản xuất acetylen từ canxi cacbua. Những tạp chất này có thể được loại bỏ bằng cách cho khí acetylen đi qua dung dịch đồng sunfat đã được axit hóa, nhưng khi dùng đất đèn để ủ chín trực tiếp trái cây thì những loại khí tạp này không được loại bỏ.

Phosphine là gì?

Phosphine (tên IUPACphosphane) là hợp chất có công thức hóa học PH3. Nó là một chất khí không màu, dễ cháy, độc hại và được xếp vào nhóm pnictogen hydrua. Phosphine tinh khiết không mùi, nhưng ở dạng thô có mùi rất khó chịu như mùi tỏi hoặc cá thối.

Nó có thể được hấp thụ qua đường hô hấp hoặc qua da. Là chất độc đường hô hấp, nó ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy hoặc cản trở việc sử dụng oxy của các tế bào khác nhau trong cơ thể, gây phù phổi.

Arsine là gì?

Arsine (tên IUPACarsane) là một hợp chất vô cơ có công thức AsH3. Hợp chất này tồn tại ở dạng khí pnictogen hyđrua, là chất dễ bắt lửa, gây cháy nổ, rất độc và là một trong những hợp chất đơn giản nhất của asen. Mặc dù có khả năng gây chết người, nó vẫn tìm thấy một số ứng dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn và tổng hợp các hợp chất asen hữu cơ.

Độc tính của arsin khác với các hợpchất arsen khác. Đường tiếp xúc chính là do hít phải, mặc dù ngộ độc sau khi tiếp xúc với da cũng đã được biết đến. Arsin tấn công hemoglobin trong các tế bào hồng cầu, khiến chúng bị phá hủy bởi cơ thể.

Các dấu hiệu đầu tiên của phơi nhiễm, có thể mất vài giờ để trở nên rõ ràng, là nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn, tiếp theo là các triệu chứng thiếu máu huyết. Trong trường hợp nặng, tổn thương thận có thể kéo dài.

Tiếp xúc với nồng độ arsin 250 ppm là gây tử vong nhanh: nồng độ 25-30 ppm gây tử vong trong 30 phút tiếp xúc, và nồng độ 10 ppm có thể gây tử vong trong thời gian tiếp xúc lâu hơn. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi tiếp xúc với nồng độ 0,5 ppm.

Chất khí làm trái cây mau chín đang là xu hướng tìm kiếm của các công ty nông sản. Etilen làm chín trái cây đều, tác dụng kích thích làm chín trái cây sau thu hoạch cho các loại quả có hô hấp đột biến (climacteric). Vậy khí etilen làm cho trái cây mau chín có đặc tính gì, được phát hiện ra sao và cơ chế sinh học tác động của nó lên thực vật cũng như etilen làm chín trái cây ra sao?

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu sơ một số đặc điểm của chất khí làm trái cây mau chín và đặc tính của etilen trong quá trình phát hiện ra nó nhé.

– Etilen hay còn có tên gọi là Ethylene là một chất khí đơn giản với cấu trúc phân tử có một liên kết đôi CH2=CH2. Đây là một chất khí không gây độc, không có màu và không vị, chỉ gây cháy nổ chỉ khi ở nồng độ của nó tồn tại cao hơn 2,7%..

– Năm 1917 con người đã lần đầu tiên phát hiện ra khí Etilen là khí làm chín trái cây có tác dụng kích thích hoa quả chín.

– Từ 1933 đến năm 1937 có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nguồn gốc C2H4 là được sinh ra trong thành phần thực vật, chủ yếu là có trong thành phần của những loại quả khác nhau. Đây cũng là câu trả lời cho “trái cây chín sinh ra khí gì“.

– Năm 1935 thì nhà khoa học Crocker và các cộng sự của mình đã khẳng định Etilen là một loại hoocmon thúc đẩy sự chín. Họ phát hiện ra chất Ethylene (Etilen) có mặt ở trong tất cả các mô thực vật, nó sinh ra tự nhiên trong quá trình trao đổi chất.

Tại sao người ta thường dụng đất đèn để làm trái cây nhanh chín
Tại sao người ta thường dụng đất đèn để làm trái cây nhanh chín

Ngày nay thì chúng ta đã khẳng định được nó là một phytohoocmon thực vật được vận chuyển trong những tế bào bằng cách khuếch tán và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sinh lí của cây trong suốt quá trình phát triển.

Etilen có vai trò quan trọng trong thực vật là làm chín trái cây. Cơ chế tác động của chất này đến quá trình làm chín như thế nào? Cũng như ứng dụng cách ủ trái cây chín đều ra sao thì hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây nhé.

Tại sao người ta thường dụng đất đèn để làm trái cây nhanh chín
Khí làm chín trái cây

Chính vì đặc tính của khí làm chín trái cây etilen làm chín trái cây mà nó được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay, đây cũng là cách ủ trái cây chín đều sau khi thu hoạch hay làm chậm quá trình chín để bảo quản lâu hơn:

Quá trình chín của trái cây diễn ra nhanh hơn dưới tác động của khí làm chín trái cây Etilen nên người ta sử dụng nó để kích thích chín các quả hô hấp đột biến. Hay là các loại quả chín sau khi đã thu hoạch như cà chua, đu đu, hồng, chuối, xoài,…

Ngược lại etilen có vai trò dùng để làm chậm quá trình chín bảo quản thương mại kinh doanh, người ta sẽ làm chậm hay hạn chế sự tổng hợp Ethylene. Bằng cách rút hay làm giảm dần nồng độ khí này ra theo độ chín của loại quả, hoặc giảm nhiệt độ và giảm độ thoáng.

Khí etilen làm cho trái cây mau chín có ưu điểm là quá trình chín sẽ diễn ra nhanh trong khoảng 2 đến 4 ngày. Và hiệu quả độ chín hoa quả đồng đều cao hơn rất nhiều so với các phương pháp giấm chín truyền thống khác được sử dụng hiện nay như dùng đất đèn hay ủ lá xoan…

Sử dụng etilen làm chín trái cây là cho hoa quả tiếp xúc với khí ethylene ở nồng độ cao từ 100-150 ppm trong thời gian 24 tiếng. Sau đó chỉ cần để trái cây để ở điều kiện bình thường thì chúng sẽ tự chín trong vòng 2 đến 4 ngày như đã đề cập ở nội dung trên.

[row]

[col span__sm=”12″ align=”center”]

[button text=”nhận báo giá bình khí Ethylene tại đây !!!” color=”alert” style=”shade” radius=”10″ depth=”4″ depth_hover=”5″ link=”tel:0918377766″ visibility=”show-for-medium”]

[button text=”nhận báo giá bình khí Ethylene tại đây !!!” color=”alert” style=”shade” radius=”10″ depth=”4″ depth_hover=”5″ link=”#contact_form_pop” class=”popmake-11342 fancybox” visibility=”hide-for-medium”]

[/col]

[/row]

Etilen có thể kích thích sự chín bởi vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào trong mô thịt quả. Điều đó dẫn đến sự giải phóng những enzym vốn tách rời khỏi cơ chất do bị màng ngăn cách sẽ có điều kiện tiếp xúc một cách dễ dàng hơn.

Và từ đó gây tạo nên những phản ứng có liên quan đến sự chín của trái cây.

Mặt khác Etilen còn ảnh hưởng đến sự tổng hợp mới các enzym hoạt hóa và gây những biến đổi trong quá trình chín. Như các enzyme hô hấp, các enzym thay đổi hàm lượng axit hữu cơ, tanin để biến đổi các đặc tính sản phẩm và tạo mùi vị.

Hiệu ứng sinh lý của Etilen thể hiện khi nồng độ của nó trong không khí đạt khoảng từ 0,01 đến 10µl/l đối với nhiều hiện tượng. Ngoài etilen làm chín trái cây thì nó còn kích thích sinh trưởng, tăng trưởng kích thước, ra hoa, rụng lá ,….

Hiện tượng rụng với các bộ phận như hoa, quả hay cành, lá sẽ bắt đầu từ gãy cuống. Sự gãy cuống sẽ phụ thuộc vào tương quan Etilen/auxin với một chất kích thích, còn chất auxin kia lại ức chế rụng. Sự rơi rụng lá là một hiện tượng sinh lí hết sức bình thường và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các loài cây sống lâu năm. Nó là phản ứng thích nghi với thời tiết bất lợi hay thuận lợi để tái tạo bộ máy quang hợp.

Cũng như trên Etilen và auxin là 2 tác nhân gây ra hiện tượng vận động cảm ứng ở cây cối. Chất auxin sẽ tác động gián tiếp bằng cách cảm ứng từ sự tổng hợp Etilen.

Phản ứng của thực vật điển hình là cây mầm đậu Hà lan bị vàng úa khi mọc trong tối đối với chất Ethylene. Với nồng độ Ethylene (Etilen) khoảng 0,1ml/l sẽ làm biến đổi hình mẫu bằng cách chậm tốc độ sinh trưởng dãn dài ra và tăng sự dãn bên nên dẫn đến hiện tượng to miền ở phần bên dưới móc câu.

Chất Etilen gây phá ngủ và làm cho hạt nảy mầm cũng như tăng tốc thời gian nảy mầm một số loài thực vật. Ethylene (Etilen) sẽ phá ngủ của chồi nên nó còn được con người sử dụng để thúc đẩy nảy mầm cho khoai tây và các loại căn hành.

Người ta đã chứng minh được Etilen có tác dụng tăng tốc độ độ già đi của lá. Gia tăng sự sản sinh ra chất  Etilen kết hợp với các hiện tượng mất diệp lục gây nhạt màu lá là những nét đặc trưng cho quá trình già đi của lá.

Năm 1901, nhà khoa học Neljubow đã chứng minh rằng Ethylene hay Etilen gây ức chế sự vươn dài và có sự kích thích nở rộng phát triển theo chiều ngang. Ngày nay người ta còn biết rằng nó còn có thể ức chế hoặc kích thích cho sự vươn dài của các bộ phận khác như thân, rễ,….

Ngoài ra, Etilen còn được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp khác. Tìm hiểu thêm về loại khí này tại: Khí Etilen

Như vậy các bạn đã hiểu vì sao etilen làm chín trái cây cũng như những tác động của nó lên thực vật ra sao đúng không. Nếu có nhu cầu ủ trái cây chín đều thì bạn cũng có thể chọn ủ bằng khí etilen nhé.

[row]

[col span__sm=”12″ align=”center”]

[button text=”mua khí ethylene giá tốt ngay !!!” color=”alert” style=”shade” radius=”10″ depth=”4″ depth_hover=”5″ class=”popmake-11342″ visibility=”hide-for-medium”]

[button text=”mua khí ethylene giá tốt ngay !!!” color=”alert” style=”shade” radius=”10″ depth=”4″ depth_hover=”5″ link=”tel:0918377766″ visibility=”show-for-medium”]

[/col]

[/row]
[blog_posts style=”normal” type=”row” columns__md=”1″ ids=”14993,8729,5349,8743″ image_height=”56.25%”]