Tại sao nói nước ta chia thành nhiều miền địa hình

Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Nêu rõ đặc điểm địa hình của từng khu vực ấy?

Các câu hỏi tương tự

Câu hỏi: Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất.

B. Đồi núi chứa nhiều tài nguyên, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế -xã hội

C. Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển đông

D. cả 3 phương án trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là D.cả 3 phương án trên.

Giải thích:

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình việt nam bởi vì: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất. Địa hình đồi núi là nền tảng để hình thành các cảnh quan tự nhiên. Đồi núi chứa nhiều tài nguyên như Khoáng sản, tài nguyên Rừng, đất trồng, thủy năng,…ảnh hưởng nhiều đến kinh tế -xã hội. Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển đông nênảnh hưởng đến khí hậu của nước ta.

Kiến thức mở rộng:

Việt Nam, một quốc gia nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông Dương. Đất nước hình chữ S có chiều dài khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất có bề rộng là 50 km. Đường bờ biển dài 3260 km, không kể các đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố sở hữu 12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý các vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa.

1. Đặc điểm địa hình Việt nam:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình trắc trở và đồi núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

+ Dãy núi cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – pang cao 3143m.

2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

– Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.

– Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

– Địa hình gồm 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.

+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

3. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng nước ta ?

a/ Khí hậu:

– Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ.

– Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.

b/ Sinh vật và thổ nhưỡng:

– Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400 m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

– Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc-Nam, Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi.

4. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình việt nam

Bởi vì:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất.

+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan ,tự nhiên : Địa hình đồi núi là nền tảng để hình thành các cảnh quan tự nhiên. Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển hoặc kém phát triển của cảnh quan tự nhiên.

+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế -xã hội:

Khoáng sản, Rừng, đất trồng, Thủy năng( Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn), Du lịch .

+ Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển đông : Đồi núiViệt Nam chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển.

+ Đồi núi ảnh hưởng đến khí hậu :Địa hình đồi núi đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu làm cho khí hậu nước ta đa dạng hơn :

Lãnh thổ nước ta đã được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo...

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo lập lên.

+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.

+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.

– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.

– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Giải thích tại sao có các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Địa hình của nước ta khá đa dạng với những đặc điểm chung cơ bản do thiên nhiên tạo nên các dãy đồi núi, khi hậu… địa hình Việt Nam ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người. Vậy hãy theo dõi ngay dưới đây để biết rõ hơn về các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Giải thích tại sao có những đặc điểm của địa hình Việt Nam?

Tại sao nói nước ta chia thành nhiều miền địa hình

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Địa hình của mỗi một quốc gia sẽ có nhiều điểm khác nhau và như địa hình của Việt Nam cũng vậy, nước ta được biết tới là một quốc gia nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan tại phía Nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông tại phía Đông, đất nước Trung Quốc ở phía Bắc, 2 nước Lào và Campuchia ở phía Tây. Vậy đặc điểm địa hình Việt Nam như thế nào?

Nước ta có đặc điểm về địa hình rất phong phú với diện tích lãnh thổ trải dài theo hình chữ S có chiều dài khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất, được xem như chiếc eo của cô gái đó có bề rộng là 50 km. Đường bờ biển dài 3260 km, không kể các đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố sở hữu 12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý các vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng 1.000.000 km2. Khoảng diện tích này, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Bên cạnh sự đa dang và phong phú của địa hình thì cũng có những đặc điểm chung của địa hình nước ta là có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân biệt rõ rệt theo độ cao. Địa hình thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình nước ta gồm 2 hướng chính:

· Hướng Tây Bắc – Đông Nam được thể hiện một cách rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

· Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi hướng Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Mạng lưới sông ngòi bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố địa hình. Tìm hiểu thêm đặc điểm sông ngòi Việt Nam.

Xem thêm: Giải thích nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính:

– Thứ nhất: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

– Thứ hai: Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo

Xem thêm: Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Giải thích nội dung và các từ viết tắt trong sổ bảo hiểm xã hội?

Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.

Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

– Thứ ba: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

+ Đặc điểm địa hình Việt Nam luôn luôn biến đổi do sự tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió ẩm và sự khai phá tài nguyên, địa hình của con người.

+ Trong môi trường nhiệt độ nóng ẩm, đất đá bị phong hóa một cách mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và có tính chất tập trung theo từng mùa đã nhanh chóng xâm thực, cắt xẻ các khối núi lớn.

+ Hiện tượng nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ nhiệt đới độc đáo.

+ Trên bề mặt của địa hình nước ta thường có cây cối, rừng rậm để che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.

Xem thêm: Giải thích Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014

+ Các dạng địa hình nhân tạo: công trình kiến trúc, đô thị, hầm mỏ, đập, kênh rạch, hồ chứa nước,… cũng ảnh hưởng sâu sắc tới địa hình nước ta.

Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: Trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày đặc, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất cao và dốc, đất có hiện tượng xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi còn trơ sỏi đá, thường xuyên có hiện tượng trượt đất, lở đá.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu các con sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự phát triển nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu các con sông (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng)

+ Khí hậu khắc nghiệt ở một số vùng như miền Bắc và miền Trung. Vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 thường xuất hiện bão nhiệt đới ở hai vùng trên, gây ra lũ lụt trên diện rộng. Do Bắc Bán cầu, nên bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam thường có xu hướng xoáy ngược chiều kim đồng hồ.

+ Người dân đã tích cực đắp đê ngăn lũ, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc để khắc phục tình trạng trên.

2. Giải thích tại sao có các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

Như chúng ta đã biết thì một đặc điểm hết sức nổi bật của nước ta về địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta – đất nước nhiều đồi núi Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắc ma từ giai đoạn Cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta cảnh quan đồi núi đồ sộ, liên tục.

Theo đó địa hình nước ta có những thay đổi trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động An pi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở TB thấp dần ở ĐN. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng sụt lún nên đông bằng thường nhỏ

Địa hình nước ta có những đặc điểm như vậy là do trải qua quá trình vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắc ma từ giai đoạn Cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta cảnh quan đồi núi đồ sộ, liên tục. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động An pi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở TB thấp dần ở ĐN. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng sụt lún nên đông bằng thường nhỏ.

Ngoài ra theo sơ lược về bản đồ địa hình nước ta ta thấy dạng địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp. Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.

Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.

Không những thé, trên bề mặt địa hình nước ta về tự nhiên cũng có những điểm rất đặc biệt như thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở. Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước…

+ Ô nhiễm chất hữu cơ trong nước mặt nơi các lưu vực của những con sông có nhiều khu công nghiệp, các đô thị, thành phố lớn nhỏ. Hàm lượng chất hữu cơ và coliform chảy qua những khu vực này cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

+ Ô nhiễm nông nghiệp. Hình thức ô nhiễm trên do sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật một cách quá mức.

+ Đa dạng sinh học đang suy giảm một cách nghiêm trọng. Các rạn san hô đang nằm trong tình trạng nguy cấp, diện tích thảm cỏ biển đang có xu hướng suy giảm một cách nghiêm trọng (từ 40 % đến 60 %) so với các thời kỳ trước năm 1990.

+ Các vấn đề an ninh của Việt Nam chưa được đánh giá như an ninh nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới vẫn chưa được kiểm soát, các loài ngoại lai và các loài biến đổi gen đang xâm lấn vùng biển Việt Nam.

Như vậy từ các thông tin chúng tôi cung cấp như trên về dạng địa hình của nước ta và các đặc điểm chung ta đã nắm rõ được đặc điểm địa hình Việt Nam. Từ địa hình, chúng ta tìm hiểu đến những phần về khí hậu, thời tiết và môi trường đã ảnh hưởng như thế nào đến địa hình nước ta. Dù có rừng vàng biển bạc hay là có nguồn tài nguyên dồi dào. Chúng ta vẫn phải bảo vệ và cùng nhau xây dựng một Việt Nam với những khung cảnh có một không hai. Hy vọng bài viết này bổ ích đối với bạn.