Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn

Nổi mụn do dùng thuốc kháng sinh là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều người. Tình trạng mụn có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo thời gian sử dụng thuốc kháng sinh và cơ địa của mỗi người. Vậy, nếu gặp phải trường hợp này, chúng ta phải xử lý như thế nào ?

Bạn Đ. Thảo Vy (22t, Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM) thắc mắc: “Cơ địa mình dễ bị nổi mụn lắm, ăn đồ nóng 1 chút là bị mụn ngay. Khoảng 1 tháng nay mình phải dùng thuốc kháng sinh để chữa loét dạ dày nên bị lên mụn rất nhiều, không chỉ da mặt mà còn ở lưng và ngực nữa. Da mặt mình sần sùi và sạm hẳn luôn. Mình soi gương thấy chủ yếu là mụn trứng cá với cả mấy cái mụn bọc. Mình cảm thấy cực kỳ khó chịu chỉ muốn làm sao tống khứ lũ mụn này nhanh thôi. Xin hỏi mình uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn như vậy thì nên xử lý bằng cách nào?…”

Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn

GIẢI ĐÁP:

Thảo Vy thân mến, uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn là hiện tượng phổ biến có khá nhiều người gặp phải. Việc dùng thuốc kháng sinh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, những cũng rất dễ gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe, bao gồm hiện tượng nổi mụn. Do đó, làm sao để xử lý tình trạng này một cách nhanh nhất cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Chuyên mục meotrimuntrungca.com xin được giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Vì sao uống thuốc kháng sinh lại bị nổi mụn ?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mụn như nội tiết tố thay đổi, ăn thực phẩm không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng thuốc… Trong đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian dài có thể khiến làn da bạn bị ảnh hưởng, dễ nhận thấy nhất là da dẻ bị đen và sạm, sần sùi, thô ráp, nổi mụn trứng cá… Nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến chức năng gan, gan giảm khả năng thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể nên bùng phát qua da gây mụn. Ngoài ra, nổi mụn còn có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể xuất hiện phản ứng kháng thuốc, tạo ra kháng thể và histamin.

Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nên xử lý như thế nào?

Đầu tiên, các bạn cần kiểm tra da xem những nốt mụn mình đang gặp phải là mụn gì, biểu hiện như thế nào… Sau đó, đối chiếu theo hai trường hợp sau đây để xử lý cho phù hợp:

1- Trường hợp uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nhẹ: 

Biểu hiện: Mụn nhỏ li ti, nổi thành đám hoặc rải rác, không gây đau và sưng đỏ…

Bạn có thể tự xử lý bằng cách chú ý chăm sóc da và cải thiện bằng một số biện pháp tự nhiên như sau:

Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn

– Bạn rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối bằng nước muối loãng, nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng.

– Nếu mụn nhẹ có kèm theo kích ứng da như nổi mẩn đỏ thì bạn có thể rửa mặt với bột yến mạch, mật ong hoặc sữa tươi để làm dịu da, giảm kích ứng da rồi rửa lại với nước ấm.

– Hạn chế ra ngoài nắng, nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF>30 trước khi ra khỏi nhà từ 20 – 30 phút.

– Hạn chế trang điểm và lạm dụng mỹ phẩm.

– Không nặn mụn, cạy mụn, sờ tay lên mặt…

– Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như nghệ tươi, nha đam, rau diếp cá… để làm mặt nạ trị mụn, đảm bảo an toàn cho làn da.

– Trong trường hợp này, bạn nên hạn chế dùng thuốc hoặc kem trị mụn để tránh những phản ứng nghiêm trọng hơn.

2- Trường hợp uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nặng:

Khi thấy da nổi nhiều mụn, mụn có biểu hiện viêm, sưng to và đỏ ửng như mụn bọc, mụn mủ thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra. Khi đi khám nhớ mang theo loại thuốc kháng sinh mà bạn đang dùng.

Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn

Với trường hợp này, bạn vẫn chăm sóc da theo cách trên nhưng phải hỏi qua ý kiến bác sĩ điều trị. Bạn không nên tự ý trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên hay dùng thuốc/kem trị mụn mà cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Lời khuyên chung:

Khi được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị, bạn có thể chia sẻ với bác sĩ tình trạng cơ địa của mình và đề nghị bác sĩ điều trị kê cho bạn những loại thuốc có chứa vitamin A, vitamin E kèm theo thuốc kháng sinh để giảm tối đa những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh đối với làn da.

Ngoài cách xử lý trên đây, bạn cũng nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt của mình để giúp cải thiện mụn trên mặt và ngăn ngừa tái phát mụn:

– Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc và nước trái cây… để giúp thanh lọc và thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm mụn cũ và ngừa mụn mới.

– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại rau xanh, củ quả, các loại hạt ngũ cốc… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các phản ứng bất lợi.

– Tránh hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt có ga, các thức ăn cay nóng… để giảm sự tích tụ độc tố trong cơ thể.

Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn

– Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, làm việc quá sức, stress, căng thẳng, lo lắng, phiền muộn… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và mất cân bằng nội tiết dẫn đến nổi mụn nhiều hơn.

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường thể chất, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông dưới da và dưỡng da khỏe mạnh, hồng hào, hạn chế nổi mụn và phòng ngừa bệnh tật.

Trên đây là cách xử lý giúp bạn khắc phục tình trạng nổi mụn do uống thuốc kháng sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị của bạn để được cho lời khuyên cụ thể nhé.

BẠN ĐỌC CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Tình trạng mụn nổi trên da với nhiều nguyên nhân trong đó một phần cũng là do uống thuốc kháng sinh. Chúng ta hãy cùng tìm phương pháp thanh nhiệt, giải độc cơ thể khi uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nhé.

Vì sao uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn?

Thuốc kháng sinh được dùng nhiều trong việc kê đơn thuốc cho nhiều loại bệnh, tuy không thể phủ nhận tầm quan trọng của loại thuốc này nhưng nó cũng để lại nhiều tác dụng phụ. Dấu hiệu điển hình của việc này là cơ thể bị nổi mụn, nổi mẩn ngứa ở khắp nơi trên cơ thể như mặt, mũi, tay, chân… Sau một thời gian sử dụng thuốc, ở ngực, lưng, vai và cánh tay cũng lần lượt xuất hiện các mụn bị viêm với một ít có nhân mụn. 

Điều này không chỉ khiến bệnh nhân lo lắng, mà với phái nữ còn là một cơn ác mộng vì trên mặt xuất hiện nhiều nốt mụn xấu xí. Một số người uống kháng sinh lâu ngày cũng thường xuyên gặp phải các triệu chứng người mệt mỏi, khó chịu, tim đập nhanh…

Nguyên nhân uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn?

Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn
Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn là tình trạng thường gặp

Do chức năng thanh lọc cơ thể của gan và thận bị suy yếu

Khi phải dùng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là những loại thuốc có chứa kháng sinh liều cao thì dễ làm nóng cơ thể, tác hại gây mụn càng rõ rệt. Tình trạng này xuất hiện sau khi những nội tạng trong cơ thể như gan, thận hoạt động kém hiệu quả do phải sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Việc này khiến cơ thể không thể thanh lọc được hết các độc tố sản sinh trong quá trình sử dụng thuốc, từ đó các độc tố này tích tụ dần trong cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát sinh, gây mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Trong thời gian này, ngoài những nốt mụn trên cơ thể thì đồng thời người bệnh sẽ cảm giác thấy một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể có cảm giác nóng ran, bứt rứt tuy cơ thể không có dấu hiệu nóng sốt.

Những yếu tố bên ngoài

Bên cạnh việc uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn thì trong thời gian điều trị bệnh, nếu người bệnh không áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ thì cũng dễ gây nóng trong người và nổi mụn:

Uống không đủ nước khiến cơ thể khô nóng và thiếu nước. Đặc biệt không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…không chỉ gây nóng trong người mà còn tác động xấu đến sức khỏe.

Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và được nêm nếm quá mức càng làm cho tình trạng nóng trong người càng trầm trọng hơn.

Thói quen sinh hoạt không điều độ, tinh thần căng thẳng và stress kéo dài cũng như hay thức khuya cũng khiến cơ thể mệt mỏi, sinh nhiệt và nổi mụn.

Cơ thể phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh

Một nguyên nhân khác khiến cho cơ thể uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn có thể là do cơ thể phản ứng với thuốc. Đây cũng là phản ứng thường gặp, do hệ miễn dịch tạo ra kháng thể và histamin để chống lại những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, từ đó gây ra mụn.

Nên làm gì khi uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn?

Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn khiến cho nhiều người lo lắng, đặc biệt là phái nữ khi nhan sắc bị tổn hại. Tuy nhiên việc này không quá nguy hiểm và có thể tự khắc phục tại nhà bằng những phương pháp sau đây:

Sử dụng những những loại nước mát chiết xuất từ trái cây và rau củ quả

Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn
Sử dụng những loại nước trái cây có tác dụng giảm mụn rõ rệt

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thường xuyên bổ sung những loại nước có tác dụng thanh lọc, làm mát cơ thể như rau má, nước mía, nha đam, trà xanh, những loại nước chiết xuất từ đậu đen, đậu xanh.

Ngoài ra để tránh tình trạng uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn bạn cũng có thể sử dụng những loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất từ tự nhiên như bí đao, dưa hấu, dừa, đu đủ, chuối, cam, chanh, bưởi… hoặc bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch và giúp cơ thể giải khát nhanh và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong người hiệu quả từ đó làm giảm những nốt mụn sưng tấy đỏ. 

Tại sao uống kháng sinh lại nổi mụn
Nên áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ

Ngủ sớm, tránh thức khuya và thường xuyên tập thể dục để vận động cơ thể, tránh làm việc quá sức, không lo nghĩ nhiều, giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ.

Uống đủ nước từ khoảng 2-4 lít nước tùy theo thể trạng của cơ thể. Sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn để sử dụng cũng như nấu nướng. 

Ngoài ra nếu muốn hạn chế tình trạng nổi mụn thì bạn có thể dùng thêm những loại thuốc trị mụn an toàn và lành tính như gel trị mụn và vết thâm Megaduo.  Một số người lo lắng uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ quả khôn lường. Một số người còn sử dụng thêm những các loại thuốc giúp giải độc gan, làm mát gan hoặc bổ sung các loại vitamin như vitamin A, C, E, B… để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Tuy nhiên trước khi sử dụng thêm loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào thì bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng. Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc có tác dụng mát gan, thanh lọc mà chưa có chỉ định vì dễ gây ra tình trạng tương tác giữa các thuốc.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp