Thương nhân theo luật thương mại 2005 là gì

Trong các giao dịch thương mại, các hợp đồng hay trong đời sống hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe nói đến thuật ngữ “thương nhân”, vậy thương nhân bao gồm những đối tượng nào? Thương nhân có những quyền và nghĩa vụ gì trong các hoạt động thương mại? Bài viết sau đây sẽ trình bày rõ hơn về đối tượng này.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm về thương nhân như sau:

Điều 6. Thương nhân

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

Theo đó, thương nhân có thể là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nhưng phải có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu thương nhân không thể là một cá nhân bán hàng rong hay tự phát mà phải đáp ứng đầy đủ đồng thời cả 3 tiêu chí: hoạt động thương mại một cách độc lập, thương xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Ví dụ về thương nhân: Công ty Cổ phần Tư vấn & Đầu tư ABC, …

Từ khái niệm thương nhân ở trên, ta có thể khái quát thành năm đặc điểm của thương nhân như sau:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Đối với cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có điều kiện hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật để trở thành thương nhân.

Đối với tổ chức kinh tế, phải được thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Các cá nhân, tổ chức kinh tế phải có hoạt động thương mại, có nghĩa là phải có các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại hay các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Hiểu một cách ngắn gọn là thương nhân phải tự mình tham gia hoạt động thương mại mà không phụ thuộc vào tổ chức hay cá nhân nào. Khi tham gia và các hoạt động thương mại hay các giao dịch thương mại thương thân phải tham gia với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập, bằng hành vi, khả năng của chính mình tham gia các hoạt động, giao dịch thương mại đó và phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Các đơn vị phụ thuộc vào tổ chức kinh tế như văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là thương nhân vì các đơn vị này chỉ là đơn vị phụ thuộc vào thương nhân, không tham gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân là thương nhân thì phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Các hoạt động này phải được diễn ra liên tục, thực tế, lặp đi lặp lại, mang tính chất nghề nghiệp, không mang tính chất tạm thời, ngắn hạn. Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp phải xuất pháp từ chính các hoạt động này. Nếu một thương nhân không hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục thì có thể bị buộc chấm dứt thương nhân thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giải thể.

Đặc điểm cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với thương nhân đó là thực hiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận. Tính chất hợp pháp thể hiện qua việc hoàn tất thủ tục hành chính liên quan đến việc ra đời của chủ thể hoạt động thương mại. Đăng ký kinh doanh vừa có thể được nhìn nhận là một đặc điểm của thương nhân, vừa có thể là một yêu cầu bắt buộc đối vưới các cá nhận, tổ chức muốn trở thành thương nhân.

Đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách pháp nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại. Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi các thông tin cơ bản về thương nhân đó như tên thương mại, ngày thành lập, ngành nghề kinh doanh… Tùy vào từng loại hình kinh doanh của thương nhân mà giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có các tên gọi khác nhau:

+ Đối với doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Đối với cá nhân, nhóm kinh doanh, gia đình có hoạt động thượng mại thường xuyên: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

+ Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Từ các đặc điểm trên đây, giúp chúng ta hình dung dễ hơn về khái niệm thương nhân là gì. Các cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân bước đầu có thể biết để trở thành thương nhân cần phải làm những gì.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh

Thương nhân là chủ thể chính tham gia các quan hệ pháp luật thương mại Việt Nam. Tìm hiểu sâu về thương nhân sẽ giúp các doanh nghiệp nói chung và các bạn đọc nói riêng nắm rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi bắt đầu tìm hiểu các vấn đề thương mại. Công ty luật TNHH Thanh & Cộng sự sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về đặc điểm pháp lý của thương nhân qua bài viết sau:

Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005: ” Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Theo khái niệm này, thương nhân bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp;

+ Cá nhân.

Tuy nhiên không phải tổ chức thành lập hợp pháp hoặc cá nhân nào cũng được pháp luật Việt Nam công nhận là thương nhân. Để là thương nhân, các chủ thể nói trên phải mang các đặc điểm pháp lý sau:

            Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại.

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Đây là đặc điểm luôn đi liền với thương nhân. Muốn xem một chủ thể có phải thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có hoạt động thương mại hay không.

            Thứ hai, thương nhân phải hoạt động độc lập

            Khoản 1 điều 6 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập. Theo tinh thần của pháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi  ích của bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không? Bởi trên thực tế, hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia vào như người làm công, các nhân viên quản lí điều hành…nên cần phải dựa vào tính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để có thể xác định chủ thể có tư cách thương nhân. Thương nhân sẽ thực hiện hành vi thương mại môt cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi thương mại của mình. Những người làm công ăn lương, người quản lí điều hành một chi nhánh hay một cửa hàng thương mại thì chưa được coi là một thương nhân vì họ thực hiện những hành vi thương mại vì lợi ích của ông chủ…Chính vì vậy, có thể nói, nếu thiếu đặc điểm thứ hai này thì chủ thể cũng sẽ không có tư cách thương nhân.

Thương nhân theo luật thương mại 2005 là gì

            Thứ ba, các hoạt động thương mại phải được cá nhân, tổ chức tiến hành thường xuyên.

            Điều này có nghĩa là thương nhân, khi tham gia hoạt động thương mại thì phải thực hiện hoạt động này thường xuyên, nguồn lợi kiếm được từ hoạt động thương mại là nguồn lợi chính, thu nhập chính cho bản thân, tổ chức mình.

            Thứ tư, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.

            Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật thương mại.

Thứ năm, thương nhân phải có đăng kí kinh doanh.

Khoản 1 điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm…và có đăng kí kinh doanh” vừa có thể nhìn nhận như là một đặc điểm của thương nhân vừa có thể coi là một yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân. Khi đăng kí kinh doanh những thông tin chủ yếu về thương nhân sẽ được công khai như: tên thương mại, trụ sở, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh… được ghi nhận vào sổ đăng kí kinh doanh và như vậy một người nào đó muốn có thông tin về một thương nhân cụ thể thì sẽ chỉ cần đến những cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có được thông tin cần thiết.

Đăng kí kinh doanh được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay do thương nhân còn tồn tại dưới nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau nên việc đăng kí kinh doanh được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp luật khác nhau. Việc đăng kí kinh doanh tạo cơ sở pháp lí cho công tác quản lí nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.

Chuyên viên pháp lý: VÕ VƯƠNG KHÁNH TRÌNH

Thương nhân là gì?

Thứ nhất, thương nhân là cá nhân: Đây những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó.

Thương nhân gồm những gì?

Theo quy định của khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997: “Thương nhân gồmnhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên”.

Thương mại là gì theo luật thương mại?

- Nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại được hiểu như các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. - Nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.

Luật Thương mại 2005 là gì?

Luật thương mại 2005 là luật chuyên ngành được áp dụng theo nguyên tắc: Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.