Thuyết vạn vật hấp dẫn là phát minh của ai

Đáp án:

 Ở bên dưới

Giải thích các bước giải:

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton thường được phát biểu rằng mọi hạt đều hút mọi hạt khác trong vũ trụ với một lực tỷ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các tâm của chúng.  Việc công bố lý thuyết này được gọi là " sự thống nhất vĩ đại đầu tiên ", vì nó đánh dấu sự hợp nhất của các hiện tượng hấp dẫn được mô tả trước đây trên Trái đất với các hành vi thiên văn đã biết.Đây là một định luật vật lý tổng quát rút ra từ những quan sát thực nghiệm của cái mà Isaac Newton gọi là suy luận quy nạp.Nó là một phần của cơ học cổ điển và được xây dựng trong công việc của Newton Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên ( "Principia"), xuất bản lần đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 1687. Khi Newton trình bày Quyển 1 của văn bản chưa được xuất bản vào tháng 4 năm 1686 cho Hiệp hội Hoàng gia, Robert Hooke tuyên bố rằng Newton đã lấy được định luật nghịch đảo bình phương từ ông.

Trong ngôn ngữ ngày nay, định luật phát biểu rằng mọi khối lượng điểm đều hút mọi khối lượng điểm khác bằng một lực tác dụng dọc theo đường thẳng cắt hai điểm. Lực lượng là tỷ lệ thuận với sản phẩm của hai quần chúng, và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Do đó, phương trình cho định luật vạn vật hấp dẫn có dạng:

  • $F = G \dfrac{m^1 m^2}{r^2}$

trong đó F là lực hấp dẫn tác dụng giữa hai vật, m1  m2 là khối lượng của các vật, r là khoảng cách giữa các khối tâm của chúng  G  hằng số hấp dẫn .

Thử nghiệm đầu tiên về lý thuyết hấp dẫn của Newton giữa các khối lượng trong phòng thí nghiệm là thí nghiệm Cavendish do nhà khoa học người Anh Henry Cavendish tiến hành năm 1798. [6] Nó đã diễn ra 111 năm sau khi xuất bản cuốn Principia của Newton và khoảng 71 năm sau khi ông qua đời.

Định luật hấp dẫn của Newton giống với định luật Coulomb về lực điện, được sử dụng để tính độ lớn của lực điện phát sinh giữa hai vật thể tích điện. Cả hai đều là luật nghịch đảo bình phương, trong đó lực tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các vật. Định luật Coulomb có tích của hai điện tích thay cho tích của khối lượng, và hằng số Coulomb thay cho hằng số hấp dẫn.

Định luật Newton kể từ đó đã bị thay thế bởi thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, nhưng nó vẫn tiếp tục được sử dụng như một phép gần đúng tuyệt vời về tác động của lực hấp dẫn trong hầu hết các ứng dụng. Thuyết tương đối chỉ được yêu cầu khi cần độ chính xác cực cao, hoặc khi đối phó với trường hấp dẫn rất mạnh, chẳng hạn như trường hấp dẫn được tìm thấy gần các vật thể cực lớn và dày đặc, hoặc ở khoảng cách nhỏ (chẳng hạn như quỹ đạo của sao Thủy xung quanh Mặt trời).

Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học đã được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.

Trắc nghiệm: Ai là người tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn

A. Niu – tơn

B. Lô – mô -nô – xốp

C. Men – đê – lê -ép

D. Rơn- ghen

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Niu – tơn

Niu – tơn là người tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học đã được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật

a) Trong công nghiệp:

- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trước tiên ở nước Anh sau đó lan sang các nước Âu – Mĩ đã tạo một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

+ Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

+ Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.

+ Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời.

+ Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc.

+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

Người ta nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước, vì:

- Kĩ thuật luyện kim phát triển, động cơ hơi nước đượcứng dụngtrong sản xuất,…

- Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt.

- Máy hơi nước đóng vai trò lớn trongmáy móc như máy bơm, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy dệt…

b, Giao thông, liên lạc:

+ Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước.

+ 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

+ 1814, xe lửa chạy trên đường sắt.

+ Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cáu cho điện tín.

c. Nông nghiệp:

- Kỹ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ:

+ Phân hóa học được sử dụng.

+ Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng.

d. Quân sự:

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, sung trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,…

>>> Xem thêm: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

2. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

a. Khoa học tự nhiên

Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.

Giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.

Năm 1837, nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.

Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.

b. Khoa học xã hội

- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được hoàn thành với các đại biểu là Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.

- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-môn, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh).

- Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng.

c. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật.

Văn học và nghệ thuật đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.

Văn học:

- Pháp, Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xơ đã kịch phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.

- Đức, Si-lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân.

- Anh, Bai-rơ dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán bất công.

- Chủ nghĩa hiện thực phê phán với các tên tuổi: Ban-dắc ( Pháp), Thác-cơ-rê, Đích-ken ( Anh),…

Nghệ thuật:

- Âm nhạc: Mô-da ( Áo), Bách và Bét-tô-ven ( Đức), Sô-panh ( Ba-lan),… Các tác phẩm của họ phản ánh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.

- Hội họa: Đa-vít, Đơ-loa-croa ( Pháp) gắn bó với cách mạng và quần chúng.