Bắt đom đóm làm đèn học là ai

Ông trạng thả diều – Đọc bài “Ông Trạng thả diều”, rồi trả lời các câu hỏi. Dưới thời vua Trần Nhân Tông có một gia đình nông dân nghèo sinh được đứa con trai đặt tên là Nguyễn Hiền.

Đọc bài ” Ông Trạng thả diều”, rồi trả lời các câu hỏi sau:

1. Kể lại ngắn gọn truyện “ông Trạng thả diều”?

2. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?

3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thê nào?

4. Vì sao chủ bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?

5. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên ?

     a.Tuổi trẻ tài cao.

     b. Có chí thì nên.

     c.Công thành danh toại.

BÀI LÀM

Quảng cáo - Advertisements

1. Kể lại ngắn gọn truyện “Ông Trạng thả diều”.

Dưới thời vua Trần Nhân Tông có một gia đình nông dân nghèo sinh được đứa con trai đặt tên là Nguyễn Hiền.

Chú bé rất thích chơi diều. Lên 6 tuổi đi học; học rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng, vừa chăn trâu vừa học, bắt đom đóm bỏ vào vó trứng làm đèn để học, dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài. Chữ tốt văn hay nổi tiếng.

Năm 13 tuổi, Nguyễn Hiền đi thi. Cậu bé thả diều đã đậu Trạng nguyên, vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta.

2. Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

3. Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó. Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng cậu vẫn chịu khó và tìm mọi cách để học tập. Cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng; mượn vở về học; sách vở của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn học là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Chú làm bài thi vào Lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Tấm gương ham học và chịu khó của chú bé Nguyễn Hiền thật đáng cảm phục.

4. Chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi – cái tuổi còn chơi diều.

5. Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi… Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: “Tuổi trẻ tài cao” và câu tục ngữ: “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của câu chuyện “Ông Trạng thả diều”.

Hình như cũng do thuốc bảo vệ thực vật nữa hay sao đó. Trước Tết mấy ngày , tôi về quê Bình Định , buổi tối đi dạo ruộng cũng không thấy 1 con, thậm chí phải đi ngang mấy cái gò luôn cũng không ..( “gò” quê tui là nghĩa địa đó.. dân quê gọi vậy. Tui hỏi mà ko ai trả lời được , chỉ nói ông bà gọi vậy.. thua😃😃😃..) nói luôn là rất ít đèn , vì kéo dây , cột điện khó khăn nên mới 6h người ta ở trong nhà luôn .vì ngày xưa trong vườn trước mặt nhà nó bay đầy. Dân quê tui nhà ai cũng trồng rau trước mặt nhà để ăn)

Trận bão dư luận chưa tan sau khi ông Nguyễn Anh Trí – một đại biểu Quốc hội – ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước) có… mái đầu bạc trắng hiên ngang, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc (1)… đã tăng cường độ khi tờ Giao Thông ca ngợi ông Vương Đình Huệ, tân Chủ tịch Quốc hội (2)…

***

Ông Huệ - nguyên quán ở làng Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An – được mô tả là nổi tiếng thông minh và học giỏi ngay từ nhỏ. Để tăng tính thuyết phục trong việc quảng bá ông Huệ như nhân vật có dáng vẻ thư sinh được thầy cô, bạn bè quý mến... tờ Giao Thông dẫn lời một cặp vợ chồng từng dạy ông Huệ thời ông học cấp ba, khen ông thông minh, có chí, có tố chất làm lãnh đạo từ nhỏ, trọng tình nghĩa... Đồng thời dẫn lời một bạn học… vô danh, nhấn mạnh: Tuy nhà nghèo nhưng ông Huệ học rất giỏi, không những có tiếng ở Nghi Lộc mà cả tỉnh Nghệ An. Năm lớp 10 (1974) từng được tỉnh Nghệ An tặng một chiếc xe đạp do thành tích học tập xuất sắc của mình…

Ngay sau khi tờ Giao Thông công bố bài báo vừa kể, nhiều người sống cùng thời với ông Huệ, thật sự từng nức tiếng là Học sinh Giỏi, đặc biệt là những người ở Nghệ An đã lên tiếng… nói lại cho rõ. Chẳng hạn ông Chu Hồng Quý – vốn là cựu học sinh trường Năng khiếu Nghệ Tĩnh: … lịch sử xã Nghi Xuân nói riêng và vùng ven biển Nghi Lộc, Cửa Lò từ xưa đến nay chưa có đứa nào vào Đội tuyển Học sinh Giỏi Quốc gia mà kêu Huệ học giỏi “nổi tiếng xứ Nghệ”... Năm 1974 thì thủ khoa Học sinh Giỏi miền Bắc cũng chưa được tặng xe đạp chứ đừng nói là học giỏi ở trường cấp huyện. Sao không nói quách đi là được phần thưởng iPhone cho nó máu?

Để chứng minh, ông Quý đưa lên facebook một công văn do Ty Giáo dục Nghệ An phát hành năm 1969, quyết định khen thưởng 15 học sinh đạt loại giỏi và khá trong kỳ thi tốt nghiệp niên khóa 1968 – 1969. Ngoài giấy khen, mỗi người chỉ được thưởng thêm một cây bút kim tinh và một lọ mực anh hùng - kèm lời bình của ông Quý: Thủ khoa Đội tuyển tỉnh thi quốc gia, đạt giải Học sinh Giỏi Toàn quốc mà phần thưởng chỉ có 14 cuốn sách, truyện viết về “bác Hồ”, trong khi Huệ học giỏi ở trường huyện mà lại được thưởng xe đạp – vả một gia tài mà gia đình khá giả khi đó mới tậu nổi… (3)!..

***

Đây không phải lần đầu tiên hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam… tô son, trát phấn cho ông Vương Đình Huệ nhằm dựng lên huyền thoại về một nhân vật… thông minh, học giỏi, có chí vượt khó, có tư chất chỉ huy, lãnh đạo ngay từ thưở thiếu thời. Hồi 2011, sau khi ông Huệ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài Chính trong nội các của ông Nguyễn Tấn Dũng, tờ Giáo Dục đã từng có một bài viết về… tuổi thơ dữ dội của ông Huệ và bị công chúng chỉ trích còn… dữ dội hơn.

Lúc ấy, tờ Giáo Dục dẫn lời của bà Võ Thị Cầm, thân mẫu của ông Huệ kể về con trai bà như thế này: Huệ nó chăm học lắm, có nhiều lúc nó chong đèn học thâu đêm. Những khi đèn dầu hết, nó học nhờ ánh trăng và bắt chước người xưa bắt đom đóm bỏ vào quả cà rỗng để học. Có hôm nó học khuya quá, thương con, nhà còn nắm gạo, tui nấu cháo cho nó nhưng nó không chịu ăn. Nó bảo mẹ ăn đi mà lấy sức, con không đói đâu. Nó bê cháo đến nài cho mẹ ăn làm tui cảm động cứ ôm lấy con mà khóc (4)...

Tuy nhiên ông Huệ không phải là viên chức đầu tiên trong nhóm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam được hệ thống truyền thông chính thức quảng bá rằng lúc thiếu thời, do nghèo khó, từng phải dùng… đom đóm thay đèn để dùi mài kinh sử, ông Trần Đại Quang – cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an, cựu Chủ tịch Nhà nước đã quá cố – mới là người đi tiên phong trong việc kể với công chúng rằng… đom đóm đã tham gia trợ giúp… thu thập tri thức để… nên người (5)!

Dã sử từng có giai thoại Mạc Đĩnh Chi – Trạng nguyên thời nhà Trần, một danh nhân Việt Nam – hiếu học tới mức bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, thay đèn để đọc sách. Sở dĩ nhiều thế hệ truyền khẩu giai thoại này vì nhiều người xem đó là một tấm gương đẹp về vượt khó để học hành, song dùng đom đóm nhằm sơn phết những nhân vật đương đại thì lại là… bất trí và không lương thiện. Đó cũng là lý do hồi 2011, đã có rất nhiều người phân tích về thật – hư của việc dùng đom đóm thay đèn đọc sách… Chẳng hạn một bài phân tích trên Trạm Sách về giai thoại Mạc Đĩnh Chi – đom đóm sau khi nhận ra nguy cơ… sẽ thêm nhiều chính khách tự giới thiệu đã phát triển… sự học từ… đom đóm…

Đầu tiên, để mắt người có thể đọc được, tối thiểu cần độ sáng 450 lumens (lumen là đơn vị đo độ sáng). Thứ hai, độ sáng của 1 con đom đóm khoảng 0.0006 lumens (E.Newton Harvey và Kenneth P. Stevens thí nghiệm năm 1928). Với đèn sợi đốt như thế kỷ 19 mà Thomas Edison dùng thì mỗi W đem lại độ sáng 11.25 lumens. Như vậy để có độ sáng như bóng đèn sợi đốt 40W (450 lumens) sẽ cần là: (40 x 11.25)/0.0006 = 750,000 con đom đóm.

Những năm tăm tối của thế kỷ 13 (thời Mạc Đĩnh Chi - NV), cứ cho đom đóm bu đầy trong bụi, cụ vợt phát được trăm con và có thể kiếm được cả nghìn con đom đóm nhét vô vỏ trứng đà điểu (hoặc cụ nhặt được vỏ trứng khủng long) thì mọi người cũng có thể hình dung là nó cũng chưa bằng một cái đèn sợi đốt với công suất 1W (11.25/0.0006 = 18,750 con đom đóm). Lờ mờ hơn cả trăng đêm rằm.

Thứ ba, ai cũng thấy về mặt sinh học thì con đom đóm lập lòe. Chính xác là đom đóm sẽ tắt 4 giây và sáng nửa giây, không sáng liên tục. Do ánh sáng không đồng nhất thành một dải mà thay đổi theo tần suất lập lòe của đom đóm (tương tự đèn huỳnh quang). Do đó, cái đèn học của cụ sẽ có tần suất nhấp nháy rất lớn, dẫn đến mắt rất nhanh xuống cấp. Thứ tư, để xử lý vấn đề tần suất nhấp nháy rất lớn đó, ta cần phải có 8 lần số đom đóm thay phiên nhau nháy để duy trì 450 lumens liên tục. 750,000 x 8 = 6,000,000 con đom đóm. Xin nhắc lại là 6 triệu con đom đóm. Nếu bắt đủ, không biết cụ sẽ để số đom đóm đó vào đâu?

Với một cây đèn học vừa nhấp nháy, lại có ánh sáng yếu thì việc cụ Mạc mắt không tinh rõ ràng có thủ phạm. Và không tinh ở mức độ nào thì chỉ riêng việc cụ bắt nhầm con chim vẽ treo trên tường (khi đi sứ sang Trung Quốc thời nhà Nguyên - theo Đại Việt Sử ký Toàn thư) cũng có thể biết là cụ cận ở mức độ nào rồi. Thời của cụ tìm được cái đèn hay DIY (do it yourself) một cái đèn đủ sáng để đọc thì là việc khó lắm, nhưng cái “đèn đom đóm” DIY của cụ mà có thật, chắc khoa học hiện tại phải quỳ xuống luôn.

Sau khi người Pháp vào Việt Nam mang theo văn minh và khoa học kỹ thuật, Việt Nam bắt đầu có điện từ 1894. Năm 1954, Điện lực Cách mạng Việt Nam bắt đầu tiếp quản hệ thống điện mà Pháp xây dựng ở phía Bắc vĩ tuyến 17. Vậy mà gần đây, người ta thêu dệt nhiều giai thoại về “cậu trò nghèo bắt đom đóm làm đèn học” hay “tuổi thơ dữ dội” của ai đó “bắt đom đóm cho vào quả cà rỗng” như cái đèn đom đóm DIY của cụ Mạc. Làm như Việt Nam bây giờ mới có điện chứ mấy mươi năm trước chưa được soi sáng ấy nhỉ. Cuối cùng thì đây là thế kỷ của khoa học – kỹ thuật, bạn không thể rình rập “đi tắt đón đầu” với cái đầu “đèn đom đóm” còn tay là cái la bàn “ma de in Việt Nam” đâu (6).

***

Ông Trần Đại Quang từng im lặng khi chị ông kể rằng ông từng… bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học. Ông Vương Đình Huệ cũng im lặng khi mẹ ông kể về… tuổi thơ dữ dội, khiến ông phải cậy đến… những con đom đóm và quả cà rỗng phát triển sự học… Ông Nguyễn Phú Trọng thì thản nhiên ngồi thưởng thức những lời ông Nguyễn Anh Trí ca ngợi ông có… mái đầu bạc trắng hiên ngang, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc. Im lặng tán thưởng hay phản bác những lời tụng ca trơ trẽn, sống sượng là quyền của mỗi người nhưng phản ứng kiểu nào sẽ quyết định bơm, thổi có khả năng trở thành… công nghệ hay không.

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/cam-dong-vo-cung-voi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-co-mai-dau-bac-trang-hien-ngang-1360689.html

(2) https://www.baogiaothong.vn/cau-tro-ngheo-hoc-gioi-vuong-dinh-hue-trong-ky-uc-thay-co-d501365.html

(3) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3748993098549885&id=100003176966049

(4) https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/tuoi-tho-du-doi-cua-bo-truong-vuong-dinh-hue-post15290.gd

(5) https://www.phunuonline.com.vn/vinh-biet-cau-tro-ngheo-bat-dom-dom-lam-den-hoc-a71784.html

(6) https://tramsach.com/den-dom-dom-mac-dinh-chi-khi-khoa-hoc-bo-tay-voi-tri-tuong-tuong/