Tiêm vaccine covid bao lâu có thể mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ không? Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không? Cần lưu ý gì khi tiêm phòng trước khi mang bầu?… Đây là những câu hỏi được tìm kiếm và quan tâm rất nhiều, bởi mẹ bầu dễ mắc dịch bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất từ các chuyên gia hàng đầu.

Tiêm vaccine covid bao lâu có thể mang thai

Có cần thiết tiêm phòng trước khi mang thai hay không?

CÓ! Mang thai là giai đoạn định hình phần lớn sự phát triển của một đứa trẻ trong tương lai. Do đó, việc tiếp xúc với những nghịch cảnh trong thai kỳ, chẳng hạn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể để lại những di chứng lâu dài, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Trong thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm hơn bình thường, các yếu tố sinh lý thay đổi, bao gồm tăng nhịp tim và giảm dung tích phổi thúc đẩy nguy cơ mắc và diễn tiến bệnh nặng cao hơn (1). Thai nhi trong bụng mẹ không có khả năng tự bảo vệ sức khỏe bản thân, chỉ có thể dựa vào kháng thể từ người mẹ.

Nếu chẳng may mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Sởi – Quai bị – Rubella, thủy đậu, uốn ván, cúm mùa,… mẹ bầu không chỉ đối mặt với nguy cơ suy giảm sức khỏe mà thai nhi có thể bị dị tật (ở một hoặc nhiều bộ phận như tai, mắt, não,…), ngừng phát triển, sinh non, thậm chí thai chết non. Khi biến chứng đã xảy ra với thai nhi, việc can thiệp điều trị sẽ rất khó đạt hiệu quả điều trị mong muốn.

Chủ động tiêm phòng vắc xin đầy đủ trước và trong khi mang thai giúp em bé khi chào đời thừa hưởng được kháng thể thụ động từ người mẹ, giúp trẻ được tăng cường sức đề kháng ngay khi còn trong bụng mẹ, tránh được nguy cơ mắc bệnh trong những năm tháng đầu đời.

Với những lợi ích và ý nghĩa do vắc xin mang lại, phụ nữ có kế hoạch mang thai cần thiết tiêm chủng các loại vắc xin đúng lịch để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và thai nhi. Nhiều phụ nữ lo lắng về vấn đề an toàn khi tiêm vắc xin, tuy nhiên nếu tuân thủ các quy định an toàn tiêm chủng, việc tiêm vắc xin trước và đang mang thai đều rất an toàn cho người mẹ và thai nhi, đây là thông tin được nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng quốc tế khuyến cáo.

Tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ không?

Về vấn đề tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ không? Hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo cụ thể về việc “kiêng” quan hệ tình dục sau khi tiêm các loại vắc xin. Do đó, nếu tình trạng sức khỏe cho phép, người tiêm vẫn có thể sinh hoạt tình dục như bình thường. Đồng thời, cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin nếu muốn làm “chuyện ấy” thì cần hết sức nhẹ nhàng, tránh dùng quá nhiều lực. Nếu cảm thấy sức khỏe không tốt thì nên nghỉ ngơi, không gắng sức.

Với phụ nữ dự định mang thai, nên chủ động hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin mũi cuối trước mang thai tốt nhất 1-3 tháng (tùy từng loại vắc xin) để đảm bảo hiệu quả miễn dịch tối đa và độ an toàn cho thai kỳ.

Trong trường hợp đang mang thai nhưng vẫn chưa kịp tiêm phòng, mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại dạng bất hoạt như vắc xin cúm, viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mãn tính khác),… Riêng các vắc xin sống giảm độc lực như Thủy đậu, Sởi – Quai bị – Rubella,… không được tiêm cho mẹ bầu.

Tiêm vaccine covid bao lâu có thể mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai là chìa khóa bảo vệ mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, an yên

Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Để hành trình mang thai và làm mẹ vẹn toàn khỏe mạnh, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch trước và trong quá trình mang thai là cách đơn giản nhất bảo vệ mẹ và bé khỏi dịch bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng. Dưới đây là các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai.

STT Tên vắc xin Phòng bệnh Mốc thời gian Lưu ý
1 Influvac Tetra (Hà Lan)/ Vaxigrip Tetra (Pháp) Cúm Tiêm 1 mũi, tiêm nhắc hằng năm. Mẹ bầu có nguy cơ có thể tiêm cúm trong thai kỳ, tốt nhất ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ.
2 Imojev (Thái Lan) Viêm não Nhật Bản Tiêm 1 mũi duy nhất trước mang thai 3 tháng. Không được tiêm nếu đã mang thai.
3 MMR II (Mỹ)/ Priorix (Bỉ)/ MMR (Ấn Độ) Sởi – Quai bị – Rubella Tiêm 2 mũi, hoàn thành trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Không được tiêm nếu đã mang thai.
4 Varivax (Mỹ)/ Varicella (Hàn Quốc)/ Varilrix (Bỉ) Thủy đậu Tiêm 2 mũi, hoàn thành trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Không được tiêm nếu đã mang thai.
5 Gardasil (Mỹ)/ Gardasil 9 (Mỹ) Ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV Tiêm 3 mũi, cần hoàn thành trước khi mang thai. Không được tiêm nếu đang mang thai.
6 Prevenar-13 (Bỉ) Các bệnh do phế cầu khuẩn Tiêm 1 mũi, cần hoàn thành trước khi mang thai. Không được tiêm nếu đang mang thai.
7 Menactra (Mỹ) Viêm màng não mô cầu A,C,Y,W Tiêm 1 mũi, cần hoàn thành trước khi mang thai. Mẹ bầu có nguy cơ cao (trong vùng dịch) có thể tiêm Menactra.
8 Adacel (Canada)/ Boostrix (Bỉ) Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván Tiêm 1 mũi (nếu đã tiêm đủ các liều cơ bản trước đó). Sau đó, 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Vắc xin Boostrix tiêm cho mẹ bầu tốt nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ (tối ưu ở tuần 27 đến 36 của thai kỳ)

Có thể tiêm nhắc lại Boostrix/Adacel cho các lần mang thai sau.

9 Engerix B (Bỉ) Viêm gan B Tiêm 3 mũi, hoàn thành phác đồ trước khi sinh. Cần xét nghiệm trước khi tiêm.

Phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc viêm gan B có thể tiêm viêm gan B trong thai kỳ

Twinrix(Bỉ) Viêm gan A+B
10 VAT (Việt Nam) Uốn ván 1. Người chưa tiêm/ không rõ tiền sử tiêm/ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 5 mũi (2 mũi trong thai kỳ và 3 mũi nhắc sau đó)

2. Người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 3 mũi (2 mũi trong thai kỳ và 1 mũi nhắc sau đó).

3. Người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: Tiêm 2 mũi (1 mũi trong thai kỳ và 1 mũi nhắc sau đó).

Mũi uốn ván thai kỳ cần tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.

Cần lưu ý gì khi tiêm phòng trước khi mang bầu

Việc tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều theo đúng hướng dẫn được khuyến cáo là biện pháp tạo ra hệ miễn dịch tối ưu nhất để bảo vệ cho mẹ bầu và thai nhi. Để hạn chế được những tình huống rủi ro có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng, phụ nữ cần ghi nhớ lịch sử tiêm phòng và đặc điểm của những loại vắc xin.

Tiêm phòng trước khi mang thai yêu cầu người tiêm phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về lịch sử tiêm ngừa để giúp bác sĩ xác định được loại vắc xin mà bạn cần tiêm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con. Nếu bạn bị mất thông tin có thể hỏi người thân về địa chỉ, lịch sử và hồ sơ chủng ngừa.

Vắc xin tiêm cho phụ nữ chuẩn bị mang thai đã được chứng minh là an toàn, rất hiếm gây ra phản ứng phụ nào nghiêm trọng. Những triệu chứng sau tiêm phổ biến với mức độ nhẹ như: Mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng đau chỗ tiêm, hắt hơi, sổ mũi,… Những triệu chứng này thường sẽ nhẹ dần và biến mất sau một vài ngày mà không cần điều trị hay sử dụng thuốc. Trường hợp có các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, sốt cao không thuyên giảm,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong trường hợp phụ nữ tiêm các vắc xin sống giảm độc lực như thủy đậu, sởi – quai bị – rubella,… rồi mới phát hiện mình mang thai, mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ cách chăm sóc và theo dõi thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ tiêm ngừa khi mang thai; tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ và và kịp thời phát hiện những bất thường.

Tất cả thông tin về tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ đã được giải đáp trong bài viết dưới đây. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và mẹ bầu hãy đánh dấu lịch tiêm vắc xin đầy đủ để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, đảm bảo nền tảng vững chắc cho con yêu, hạnh phúc cho cả gia đình.