Ví dụ về giá trần ở việt nam

Mặc dù luôn tuyên bố phải điều hành giá cả theo nguyên lý thị trường, nhưng lúng túng trước diễn biến về giá cả của một số mặt hàng như xăng dầu, sữa, đường ăn…, các cơ quan quản lý về thị trường, giá cả của các bộ Tài chính, Công thương gần đây lại tìm đến giải pháp giá trần hoặc hạn ngạch để làm công cụ gọi là bình ổn thị trường.

Ví dụ như mặt hàng sữa bột nhập ngoại, vụ Chính sách thuế, bộ Tài chính tuần trước đã đề xuất ban hành thông tư áp dụng giá trần với sữa bột bán trên thị trường, nếu doanh nghiệp nào bán vượt quá giá trần đó sẽ bị phạt nặng.

Theo vụ Chính sách thuế, giá sữa bột tại thị trường Việt Nam đang ở mức quá cao so với các nước và vẫn liên tục tăng trong khi giá sữa nguyên liệu thế giới có lúc giảm mạnh. Hiện nay, sữa là một trong 14 mặt hàng thuộc diện bình ổn giá.

Nếu doanh nghiệp nào tăng giá 20% trong vòng 15 ngày thì cơ quan quản lý sẽ có biện pháp can thiệp. Nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối sữa rất hiểu điều này nên họ chỉ tăng giá đều đều, không quá mức để bị phạt. Cơ quan chức năng cũng không xử lý các đơn vị bán sữa quá đắt theo quy định về hạn chế cạnh tranh tại luật Cạnh tranh. Đơn giản vì… khó.

Cho nên giải pháp có vẻ đơn giản nhất là quy định giá trần. Điểm tựa pháp lý ở đây là nghị định 75/2009/NĐ-CP cho phép áp dụng giá bán tối đa, tối thiểu với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu khi có “biến động bất thường”.

Tương tự, giá xăng dầu cũng đang ở mức khá cao cho dù giá xăng, dầu trên thị trường thế giới đã giảm gần một tháng nay. Tại hội thảo Thị trường xăng dầu, những vấn đề về quản lý nhà nước do viện Kinh tế Việt Nam tổ chức đầu tuần trước, TS Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả cũng nêu đề xuất: “Chính phủ cần công bố giá trần bán lẻ xăng dầu”. Giá trần bán lẻ xăng dầu, theo ông Ánh, sẽ tính theo công thức: giá bán lẻ = giá nhập CIF x tỷ giá + các khoản phải nộp + phí lưu thông. “Khi giá bán lẻ xăng dầu theo công thức trên biến động 5 – 15% thì Chính phủ công bố giá trần bán lẻ mới”, ông này nói.

Đây không phải là lần đầu tiên người ta đưa ra giải pháp giá trần cho một mặt hàng. Đã có nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ từng áp dụng giá trần như thép, ximăng, phân đạm, lúa… Thực tế cho thấy hiệu quả các giải pháp mang nặng tính hành chính, áp đặt này là không cao. Nó làm méo mó, biến dạng quan hệ thị trường, không phản ánh đúng về chi phí, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp kia.

Còn nhớ, cuối năm 200a7 và đầu năm 2008, do được yêu cầu không tăng giá thép để ổn định thị trường, tổng công ty Thép Việt Nam đã bị thua lỗ lớn vì phải bán dưới giá thành trong khi các doanh nghiệp khác có lợi nhuận lớn nhờ bán được giá cao trong thời điểm thị trường như lên cơn sốt vì thép.

Việc buộc một doanh nghiệp phải giữ giá trần, như Đạm Phú Mỹ từng bị buộc, trong khi các doanh nghiệp khác tăng giá chỉ làm doanh nghiệp đó bị thiệt hại. Còn đối tượng lẽ ra được hưởng chính sách giá trần là nông dân trên thực tế lại không được hưởng do sự gia tăng các hoạt động đầu cơ, móc ngoặc để kiếm chênh lệch giá.

Trong thời điểm hiện nay, khi thị trường vẫn đang tương đối bình yên, việc quay trở lại áp dụng cơ chế giá trần càng không thực tế. Việc áp đặt giá trần luôn có xu hướng làm rối loạn quan hệ cung – cầu, làm hạn chế sản lượng.

Kinh nghiệm ở một số nước đã từng áp dụng giá trần với xăng dầu, như Mỹ thời kỳ 1973 – 1981 cho thấy, việc ấn định mức giá cố định đã gây ra tình huống là người mua luôn muốn mua nhiều hơn lượng xăng dầu mà các công ty muốn bán ở mức giá trần đó và càng ngày lượng xăng dầu càng cạn kiệt do các công ty không muốn bán ở mức giá bị chốt, và họ cũng hạn chế nhập khẩu. Nhiều người đã không thể mua được xăng và trở về không. Người tiêu dùng thà trả giá cao còn hơn là không mua được hàng.

Hơn nữa, việc triển khai áp dụng giá trần cũng rất phức tạp. Ví dụ như mặt hàng sữa bột, hiện nay có hàng trăm loại khác nhau. Không hiểu bộ Tài chính sẽ phải lập ra bao nhiêu mức giá trần trong khi mỗi doanh nghiệp lại có một cơ cấu giá thành sản phẩm rất khác nhau?

Còn việc áp dụng hạn ngạch trên thực tế vẫn đang làm thị trường bất ổn hơn là giúp đạt mục tiêu bình ổn. Ví dụ rõ ràng nhất là giá đường ăn đã liên tục tăng trong mấy tháng gần đây (tháng 9 tăng cao hơn tháng 8 khoảng 1.000đ/kg) có nguyên nhân do lượng đường sản xuất trong nước niên vụ 2008 – 2009 bị giảm sút mạnh so với niên vụ trước (trên 2,45 triệu tấn, tương đương 20% nhu cầu), trong khi việc nhập khẩu đường phục vụ tiêu thụ trong nước lại bị hạn chế vì hạn ngạch.

Các cơ quan quản lý vẫn đổ thừa giá đường tăng là do giá đường ăn thế giới tăng, do tâm lý… Nhưng điều đó không thuyết phục vì nếu họ sớm biết sản lượng đường trong nước năm nay kém, sớm bãi bỏ hạn ngạch để các công ty nhập nhiều đường về khi giá đường ăn bên ngoài còn thấp thì thị trường đường đã không bất ổn như hiện nay.

Giá đường ăn, giá sữa bột, giá xăng dầu… vẫn đang ở mức cao, bất hợp lý và cần phải đưa về mức giá phù hợp hơn. Có thể còn rất nhiều gian dối trong việc tăng giá của một số doanh nghiệp. Ví dụ như mặt hàng sữa, mức giá sữa bột nhập ngoại tại Việt Nam hiện nay có thể là kết quả của một thoả thuận tăng giá xuyên quốc gia.

Nhưng chính vì thế, nó đòi hỏi các cơ quan quản lý của Việt Nam phải nỗ lực hơn trong việc điều tra, kiểm tra làm rõ những bất hợp lý hoặc những tiêu cực ấy và có biện pháp phù hợp để thị trường trở nên minh bạch, thay vì lặp lại những rào cản, mệnh lệnh, áp đặt về giá cả chỉ có tác dụng làm méo mó thị trường.

Theo Mạnh Quân
SGTT

Chứng khoán là một trong những kênh đầu tư đang nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều khách hàng. Hàng ngày các sàn giao dịch vẫn tạo sức nóng nhờ sự trao đổi mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư. Khi đầu tư chứng khoán, giá trần, giá sàn hay biên độ giao động chính là các thuật ngữ mà nhà đầu tư cần nắm rõ. Bởi chúng chính là những yếu tố điều hướng thị trường vận hành một cách có trật tự cũng như tránh các rủi ro cho nhà đầu tư.

Vậy giá trần (price Ceiling) là gì? Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giá trần là gì?

Giá trần trong chứng khoán là gì?

Giá trần chứng khoán được hiểu là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Theo đó, nhà đầu tư không thể mua cao hơn mức giá trần được niêm yết trên sàn giao dịch.  Nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán giới hạn trong mức giá trần được đưa ra. Nếu đặt ngoài mức giá trần hệ thống sẽ báo lỗi và nhà đầu tư sẽ không đặt được.

Ví dụ về giá trần ở việt nam
Giá trần chứng khoán là gì?

Mỗi một sàn giao dịch sẽ đưa ra các mức giá trần chứng khoán khác nhau và mỗi loại cổ phiếu sẽ có mức giá trần riêng biệt.

Ví dụ: Trên sàn HNX (Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội), mã chứng khoán A có giá trần là 30.65 (30.650 đồng/cổ phiếu) thì nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh giao dịch chứng khoán trong khoảng đến 30.650 đồng/cổ phiếu. Lệnh đặt không được cao hơn mức giá trần này.

Việc đưa ra mức giá trần trong chứng khoán là nhằm tránh hiện tượng thao túng, đẩy giá cổ phiếu quá cao hoặc bán tháo quá thấp giá cổ phiếu trong một phiên.

Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô, giá trần được hiểu đơn giản là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành. Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ những người tiêu dùng. 

Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hi vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng. 

Chính sách giá trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn…

Ví dụ về giá trần ở việt nam
Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Giả sử khi nhà nước chưa can thiệp, thị trường cân bằng tại điểm E, với mức giá P* và sản lượng Q*. Nếu P* được coi là quá cao, nhà nước quy định giá trần là P1 trong đó P1 thấp hơn P*. Tại mức giá P1, lượng cung giảm xuống còn QS1 đồng thời lượng cầu tăng lên thành QD1. 

Thị trường giờ đây không còn ở trạng thái cân bằng. Trên thị trường tồn tại sự thiếu hụt hàng hoá hay sự dư cầu do lượng cầu lớn hơn lượng cung. 

Giá trần trong thị trường tự do

Trên thị trường tự do, trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời vì nó lại tạo ra áp lực tăng giá và chính điều này làm cho dư cầu dần dần bị triệt tiêu, đồng thời thị trường dịch chuyển về điểm cân bằng. Tuy nhiên, ở đây quy định về giá trần của nhà nước khiến cho giá cả không được phép tăng lên vượt quá mức P1. Điều này khiến cho thị trường không trở về được điểm cân bằng. 

Hậu quả của việc thiếu hụt hàng hoá là: ở mức giá P1 nhiều người tiêu dùng không mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình; nạn xếp hàng xuất hiện khiến cho việc mua hàng trở nên mất thời gian hơn; thị trường ngầm có cơ hội nảy sinh do sự khan hiếm hàng hoá…  Những hậu quả này có thể làm tổn hại lợi ích của người tiêu dùng, không giống như sự kì vọng ban đầu của nhà nước.

Quy định về giá trần chứng khoán

Trên các bảng giá chứng khoán niêm yết ở các sở giao dịch, các mức giá được quy định bằng màu sắc giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt. Mức giá trần chứng khoán theo quy định của HOSE và HNX sẽ được niêm yết bằng màu tím.

Ngoài ra, tại một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể đọc giá trần bằng cách nhìn vào ký hiệu. Theo đó, giá trần sẽ được thêm ký hiệu CE (ceiling), giá sàn sẽ được thêm ký hiệu FL (sàn) bên cạnh.

Ví dụ về giá trần ở việt nam
Quy định về giá trần chứng khoán

Đặc biệt trong chứng khoán, giá trần được áp dụng quy tắc làm tròn để giải quyết vấn đề khi giá tham chiếu nhân với biên độ dao động sẽ ra số lẻ. Với những quy định như thế này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt cũng như tìm hiểu sâu hơn về chứng khoán đó.

Phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

Trên bảng giá chứng khoán tại các sàn giao dịch, giá trần và giá sàn là hai chỉ số giá quan trọng bên cạnh giá tham chiếu mà nhà đầu tư cần nắm được. Tuy nhiên, không ít người mới chơi chứng khoán sẽ có sự nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này.

Để nhà đầu tư dễ phân biệt, trên bảng giá thường quy định màu sắc cho các mức giá. Bảng giá ở sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, giá tham chiếu được hiển thị màu vàng, giá trần màu tím còn giá sàn sẽ là màu xanh da trời. Các mức giá tăng và giảm còn lại được hiển thị lần lượt là màu xanh lá cây và màu đỏ.

Ví dụ về giá trần ở việt nam
Giao diện phần mềm chứng khoán thường gặp

Giá sàn là gì?

Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Công thức tính:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Ví dụ: Trên sàn HNX mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 23.0 (23.000đ/cổ phiếu).

  • Giá trần = 23.0 + (10% * 23.0) = 25.3
  • Giá sàn = 23.0 – (10% * 23.0) = 20.7

Như vậy chúng ta chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 20.700 – 25.300 đồng/cổ phiếu.

Giá tham chiếu là gì?

Được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có cách tính giá tham chiếu khác nhau. Cụ thể: 

  • Sàn giao dịch HOSE (Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM): Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). 
  • Sàn HNX: Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). 
  • Sàn UPCOM: Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).

Sự khác biệt giữa giá trần và giá sàn trong chứng khoán

Bảng sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư phân biệt sự khác nhau của Giá trần và Giá sàn:

Tiêu chí

Giá trần

Giá sàn

Khái niệm

Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Công thức tính

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động).

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động).

Quy định về màu sắc

Giá trần được thể hiện bằng màu tím trên bảng giá

Giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trên bảng giá

Cách tính mức giá trần trong giao dịch chứng khoán chính xác nhất

Giá trần của chứng khoán được tính dựa trên giá tham chiếu và biên độ dao động của các sở giao dịch. Cách tính cụ thể như sau:

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)

Trong đó:

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) trong ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có một cách tính giá tham chiếu khác nhau. Tùy theo nhà đầu tư đang giao dịch trên sàn nào thì hãy tham khảo giá của sàn đó. Đừng nhầm lẫn gây nên kết quả không chính xác.

Biên độ dao động

Biên độ giao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Hiểu một cách đơn giản thì giá trần, giá sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng/ trừ biên độ giao động. Với mỗi một sàn sẽ có quy định biên độ giao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và UPCOM 15%.

Ví dụ về giá trần ở việt nam
Biên độ giao động trong chứng khoán

Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu B trên sàn HOSE hôm nay là 30.000.000 VNĐ, biên độ giao động là 7% thì giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VNĐ còn giá sàn (-7%) là 28.900.000 VNĐ.

Tại phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu sẽ là giá tham lý thuyết. Giá này sẽ được công ty chứng khoán khuyến nghị dựa trên giá cổ phiếu của công ty cùng ngành đã niêm yết trước đó và được sự đồng ý của Sở giao dịch. Để hạn chế tình trạng giá tham chiếu lý thuyết không được xác đáng nên biên độ giao động cho lần niêm yết đầu tiên sẽ lớn hơn bình thường. Giá sàn HOSE là 20%, sàn HNX là 30% và UPCOM là 40%.

Để hiểu rõ hơn về cách tính giá trần của chứng khoán, bạn có thể theo dõi ví dụ sau:

Cổ phiếu BVH trên sàn HOSE có giá tham chiếu 79,0 (79.000 đồng / cổ phiếu). Biên độ giao dịch trên sàn HOSE là 7%. Áp dụng công thức, bạn sẽ tính được giá trần là: 79,0 * (1 + 7%) = 84,53 (84,530 đồng / cổ phiếu).

Nhà đầu tư có thể giao dịch lớn hơn mức giá 84,530 đồng/cổ phiếu.

Lưu ý: Đối với bảng giá chứng khoán sàn HOSE, giá trần của chứng khoán sẽ có một số điều chỉnh đối với những trường hợp đặc biệt như sau:

Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF có giá trần khi điều chỉnh biên độ dao động + 7% mà giá trần vẫn bằng giá tham chiếu thì được điều chỉnh:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu dự kiến ​​+ một đơn vị báo giá

Trường hợp giá trần của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF sau khi điều chỉnh theo cách trên bằng 0 (0) thì điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn giá niêm yết.

Kết luận

Có thể thấy giá trần là chỉ số quan trọng thể hiện trên sàn giao dịch chứng khoán, giúp nhà đầu tư đưa ra các lệnh mua – bán chứng khoán phù hợp. Qua đó loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra. Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã nắm rõ về Giá trần chứng khoán trên các sàn giao dịch. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Tài Chính 24h cập nhật Giá vàng – Tỷ giá Ngoại tệ – Lãi suất – Cung cấp kiến thức về Tài chính, Forex, Chứng khoán. Với đội ngũ content có nhiều năm kinh nghiệm hy vọng sẽ mang lại cho bạn những bài viết chất lượng.