Vở bài tập Đạo Đức lớp 4 trang 23 24 25

Câu hỏi:

1.Hãy so sánh một ngày của Pê- chi -a với nhu~ng người khác trong truyện?

2. Theo em, Pê- chi- a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra ?

3. Nếu em là Pê- chi- a, em có làm như vậy không? Vì sao?

Trả lời:

1. Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày cày xới đất, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa,...) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả.

2. Sau chuyện xảy ra, Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thế Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó.

3. Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc...để nuôi sống được bản thân và xã hội.

II. Ghi nhớ

Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.  Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.

Bàn tay ta làm nên tất cả 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

III. Hướng dẫn giải bài tập cuối bài

Câu 1: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động rồi ghi vào vơr theo hai cột

Trả lời:

Yêu lao độngLười lao động

Vui vẻ giúp bố mẹ làm việc nhà và chăm em

Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ

Giúp bà cho đàn gà ăn...

Mải mê chơi điện tử không phụ mẹ cắm cơm

Ngủ dậy muộn nên không làm trực nhật lớp

Ăn xong vứt bát một góc đợi mẹ về rửa....

Câu 2: Hãy thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:

a. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?

b. Chiều này, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được có sao đâu!”.

Theo em, Lương sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

a. Theo em, trong trường hợp đó Hồng nên chọc bạn một chút để bạn tỉnh ngủ và vui vẻ hơn sau đó khuyên và động viên bạn nên dậy đi lao động cùng mình. Hồng phân tích cho bạn biết tham gia lao động không những mình hoàn thành nhiệm vụ mà còn giúp mình khỏe mạnh hơn, lại được vui đùa cùng với các bạn nữa, đảm bảo đó sẽ là buổi lao động rất vui nếu Nhàn không đi sẽ thật sự đáng tiếc.... 

b. Theo em, trong trường hợp này, Lương sẽ bảo Toàn đi trước lát Lương nhổ xong thì sẽ ra đá cùng mọi người. Hoặc nếu cỏ còn ít thì Lương có thể nhờ Toàn nhổ giúp cùng mình để xong sớm và hai bạn có thể cùng nhau đi đá bóng.

Câu 3: Hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các Anh hùng lao động địa phương, của các bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.

Trả lời:

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, ngụ ấp 4 (Tân Hưng, Cái Bè) là người rất chăm chỉ lao động, nhờ vậy bà đã vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, một mình gánh vác lo toan, nuôi dạy con chăm ngoan, nhất là mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng.

Mặc dù, tuổi đã ngoài 66, thế nhưng bà Nguyễn Thị Ngọc Anh còn nhanh nhẹn, hoạt bát; hàng ngày vẫn hăng say lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay, khối óc của mình.

Trước đây, hoàn cảnh gia đình của bà rất khó khăn, chồng mất khi bà ở tuổi 26. Bao nhiêu năm dài, đôi vai bé nhỏ của bà gồng gánh tất cả, vừa phải bươn chảy mưu sinh, vừa phải làm cha, làm mẹ chăm sóc, dạy dỗ cô con gái. Bà tâm sự: “Hoàn cảnh lúc ấy tôi dường như lâm vào bế tắc, chính đứa con là động lực để tôi cố gắng vượt qua nghịch cảnh”.

Thế rồi, cái nghèo, cái khó đã không làm bà gục ngã. Tính cần cù, siêng năng, bà đã cải tạo 7 công đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cam sành xen cây chôm chôm. Sau một thời gian, cây cam, chôm chôm bị bệnh, bà chuyển sang trồng ổi không hạt và đã mang lại lợi nhuận khá cho gia đình.

Câu 4: Hãy sưu tầm những câu cao dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động. 

Trả lời:

Những câu cao dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động là:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, 
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. 

Lúa khô cạn nước ai ơi,

Rủ nhau tát nước chờ trời còn lâu.

5. Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản bao lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

6.  Rủ nhau đi cấy, đi cày,

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.

Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo.

Câu 5: Em mơ ước lớn lên làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện được ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?

Trả lời:

Sau này, em ước mơ mình sẽ trở thành một cô giáo dạy học sinh tiểu học. Sở dĩ em thích nghề này là vì mẹ em và bà ngoại em đều là những cô giáo dạy tiểu học và em rất thích được làm cô giáo chỉ cho các em nhỏ những bài học đầu tiên.

Để thực hiện được ước mơ của mình, em cần phải chăm chỉ học tập để có thật nhiều kiến thức, có như vậy mới có thể truyền đạt lại cho các em học sinh.

Câu 6: Hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích.

Trả lời:

Công việc mà em yêu thích đó chính là trở thành một cô giáo dạy các em học sinh tiểu học

Vở bài tập Đạo Đức lớp 4 trang 23 24 25

Bài 1 trang 23 VBT Đạo Đức 4: a) Em hãy kể các việc làm bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với em

b) Em cần phải làm gì để đáp lại sự quan tâm, chăm sóc đó?

Trả lời:

a) Các việc làm thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của ông bà và cha mẹ đối với em:

- Ông bà và cha mẹ là đấng sinh thành ra em.

- Họ là những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc em từ bé đến khi trưởng thành.

- Dạy bảo em những điều hay lẽ phải.

- Chăm sóc em mỗi khi ốm đau, bệnh tật…

b) Em cần làm:

- Ngoan ngoãn và lễ phép với ông bà và cha mẹ.

- Chăm sóc khi họ bị ốm đau.

- Học hành chăm chỉ.

Bài 2 trang 23 VBT Đạo Đức 4: Em hãy đặt tên cho mỗi tranh sau đây và giải thích lí do.

Trả lời:

- Tranh 1: “Bà và cháu”

Bởi vì trong tranh tả cảnh một người bà đang ôm đứa cháu nhỏ và được cháu gái đang đấm lưng

- Tranh 2: “Điểm 10 của con”

Bạn gái trong tranh đang khoe điểm 10 với mẹ, đó chính là niềm vui của bố mẹ khi thấy con mình ngoan ngoãn và học hành chăm chỉ.

- Tranh 3: “Tình cảm ông cháu”

Bạn trai trong tranh đang đọc báo cho người ông của mình đang nằm nghỉ.

- Tranh 4: “Ốm và niềm hạnh phúc”

Bạn gái đang bón cho mẹ ăn cháo khi mẹ đang bị bệnh.

Bài 3 trang 24 VBT Đạo Đức 4: Để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, em cần phải làm gì trong các tình huống sau:

a) Cha mẹ vừa đi làm về.

b) Cha mẹ đang bận việc.

c) Ông bà hoặc cha mẹ bị ốm mệt.

d) Ông bà đã già yếu.

Trả lời:

a) Ở nhà nấu sẵn cơm và làm các việc nhà giúp đỡ cha mẹ. Xách đồ và rót nước mời cha mẹ.

b) Không làm phiền đến cha mẹ, cố gắng dọn dẹp nhà cửa nếu bừa bãi.

c) Mua thuốc, nấu cháo và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Dọn dẹp nhà cửa tươm tất, sạch sẽ.

d) Tự nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp ông bà.

Bài 4 trang 25 VBT Đạo Đức 4: Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước các việc làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà và cha mẹ:

a) Hỏi thăm sức khỏe của ông bà và cha mẹ.
b) Học hành đạt thành tích tốt.
c) Để dành đồ ăn ngon cho ông bà, cha mẹ.
d) Mời và nhường ông bà, cha mẹ ăn trước.
đ) Biết làm các công việc phù hợp với mình trong gia đình để giúp cha mẹ.
e) Cảm ơn ông bà, cha mẹ khi được khen thưởng hoặc được quan tâm.
g) Trò chuyện với ông bà, cha mẹ.
h) Chúc mừng ông bà, cha mẹ trong các ngày lễ tết.
i) Lễ phép khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ.
k) Ông bà phần quà cho con cháu.
l) Bố mẹ luôn trò chuyện với các con.

Trả lời:

+a) Hỏi thăm sức khỏe của ông bà, cha mẹ.
+b) Học hành đạt thành tích tốt.
+c) Để dành đồ ăn ngon cho ông bà, cha mẹ.
+d) Mời và nhường ông bà, cha mẹ ăn trước.
+đ) Biết làm các công việc phù hợp với mình trong gia đình để giúp cha mẹ.
+e) Cảm ơn ông bà, cha mẹ khi được khen thưởng hoặc được quan tâm.
+g) Trò chuyện với ông bà, cha mẹ.
+h) Chúc mừng ông bà, cha mẹ trong các ngày lễ tết.
+i) Lễ phép khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ.
k) Ông bà phần quà cho con cháu.
l) Bố mẹ luôn trò chuyện với các con.

Bài 5 trang 26 VBT Đạo Đức 4: Hãy viết một đoạn văn hoặc vẽ một bức tranh về chủ đề “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”.

Trả lời:

Vở bài tập Đạo Đức lớp 4 trang 23 24 25

Bài trước: Bài 5: Tiết kiệm thời giờ (trang 19 VBT Đạo Đức 4) Bài tiếp: Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (trang 27 VBT Đạo Đức 4)