Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 95 96

Đọc bài Chim công múa (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 141 -142):

Chim công múa

         Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

       Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ. Nhưng khi con công mái kêu “cút, cút” thì lập tức con đực cũng lên tiếng  “ực , ực” đáp lại, đồng thời xòe bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái. Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau. Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

        Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Theo VI HỒNG, HỒ THÚY GIANG

a) Chép lại đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học :

- Đoạn mở bài :

- Cách mở bài :

- Cách kết bài :

b) Chọn và ghi vào chỗ trống câu văn trong bài văn để :

- Mở bài theo cách trực tiếp :

- Kết bài theo cách không mở rộng :

a. Mở bài nằm ở phần đầu bài văn còn kết bài nằm ở phần cuối bài văn.

b. Em nhớ lại hai kiểu mở bài và hai kiểu kết bài đã được học.

c. Mở bài trực tiếp là mở bài đi thẳng vào vấn đề cần miêu tả.

Mở bài gián tiếp là mở bài đi từ vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề chính.

a) Chép đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học

- Đoạn Mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa. - Cách mở bài gián tiếp

- Đoạn Kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh. - Cách kết bài mở rộng

b) Chọn và ghi vào chỗ trống câu văn trong bài văn để.

- Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.

- Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

Câu 1

Đọc bài văn Con tê tê (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 139) và trả lời các câu hỏi sau :

Con tê tê

      Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi.

      Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.

      Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi.

      Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

      Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.

      Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ nó.

Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang

a) Bài văn gồm..... đoạn.

Đoạn

Nội dung chính của từng đoạn

 ...............

 ........................

b) Ghi lại những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.

c) Ghi lại những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú :

Phương pháp giải:

a. Em đọc kĩ bài văn rồi phân đoạn sao cho phù hợp.

b. Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2.

c. Em đọc kĩ đoạn tê tê bắt kiến, tê tê đào đất để tìm ra những chi tiết miêu tả tê tê thú vị.

Lời giải chi tiết:

a)  Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Bài văn gồm 6 đoạn.

Đoạn

Nội dung chính của từng đoạn

1

Giới thiệu chung về con tê tê

2

Miêu tả bộ vẩy của con tê tê

3

Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi

4

Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất

5

Nói về nhược điểm của tê tê

6

Nêu ra kết luận về con tê tê và nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê)

Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.b) Ghi lại những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.

c) Ghi lại những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú :

- Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.

- Cách tê tê đào đất : Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

Câu 2

Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả ngoại hình của con vật đó.

Phương pháp giải:

Chú ý quan sát và tìm ra đặc điểm ở các bộ phận sau của động vật rồi viết thành đoạn văn: bộ lông, hình dáng, cái tai, đôi mắt, mũi, chân,...

Lời giải chi tiết:

        Mimi đã được hơn một tuổi. Nó đã ra dáng là một con mèo trưởng thành rồi. Cứ nhìn dáng đi yểu điệu, khoan thai của nó thì biết, bộ lông với màu vàng lốm đốm trắng, nuột nà và mềm mại ngỡ như có thể trơn tuột mất từ tay người bế. Cái đầu của chú dường như cũng tròn hơn, riêng đôi tai thì vẫn mỏng dính, xinh xắn, lúc nào cũng dựng lên, kiêu hãnh và sẵn sàng nghe ngóng. Cặp mắt Mimi xanh biếc như thủy tinh, tròn xoe và đưa đi đưa lại rất nhanh. Mấy cọng râu mép màu trắng bạc duyên dáng. Nổi bật là chiếc mũi màu hồng lúc nào cũng ươn ướt, đánh hơi rất tài tình. Bốn chân mang màu lông trắng, cao và thon thả. Cùng với lớp thịt đệm dưới gan bàn chân tròn dày khiến bước đi của nó thật nhẹ nhàng. Nhưng đừng nhìn vào dáng đi đầy thong thả ấy mà lầm nhé ! Đằng sau sự mềm mại ấy là cả một bộ vuốt sắc nhọn có thể xé rách mặt kẻ thù như chơi.

Câu 3

Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả hoạt động của con vật đó.

Phương pháp giải:

Chú ý một số hoạt động thường ngày của con vật như: ăn, ngủ, chạy, nhảy, gặp người quen, gặp người lạ, hoặc một số hoạt động đặc trưng của con vật đó mèo - bắt chuột, chó - trông nhà,...

Lời giải chi tiết:

Chú chó Bun nhà em rất ngộ nghĩnh đáng yêu. Chú là giống chó cỏ nên rất khôn. Mỗi khi em đi học về là chú lại chạy ra cổng đón. Hai tai chú vểnh lên. Chiếc đuôi chú quẫy liên tục, rối rít. Chiếc lưỡi chú thè ra. Hai mắt sáng rực mừng rỡ. Lúc chú đứng, lúc chú ngồi như đang chờ đợi một điều gì hạnh phúc lắm. Em yêu Bun lắm, chú là người bạn thân của gia đình em.

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 95, 96 bài 161 Vở bài tập (VBT) Toán 4 tập 2. 2. Tìm x:

1. Tính

a) \({3 \over 5} \times {4 \over 7}=\)

\({{12} \over {35}}:{3 \over 5}=\)

\({{12} \over {35}}:{4 \over 7}=\)

\({4 \over 7} \times {3 \over 5}=\)

b) \({{13} \over {11}} \times 2=\)

\({{26} \over {11}}:{{13} \over {11}}=\)

\({{26} \over {11}}:2=\)

\(2 \times {{13} \over {11}}=\)

2. Tìm x:

a) \({4 \over 7}\times x= {1 \over 3}\)                             b) \(x:{2 \over 5}={2 \over 9}\)

3. Tính

a) \({2 \over 3} \times {1 \over 6} \times {1 \over 9}=\)

b) \({{2 \times 3 \times 4} \over {2 \times 3 \times 4 \times 5}}=\)

4. Một tờ giấy hình vuông có cạnh \({2 \over 5}\) m.

a) Tính chu vi và diện tích tờ giấy hình vuông đó

b) Bạn An cắt tờ giấy hình vuông đó thành các ô vuông, mỗi ô vuông có cạnh \({2 \over {25}}\) m thì cắt được tất cả bao nhiêu hình vuông?

c) Một tờ giấy hình chữ nhật có cùng diện tích với tờ giấy hình vuông đó và có chiều dài \({4 \over 5}\) m. Tính chiều rộng hình chữ nhật.

Bài giải:

1. 

a) \({3 \over 5} \times {4 \over 7} = {{12} \over {35}};\)

\({{12} \over {35}}:{3 \over 5} = {{12} \over {35}} \times {5 \over 3} = {4 \over 7};\)

\({{12} \over {35}}:{4 \over 7} = {{12} \over {35}} \times {7 \over 4} = {3 \over 5};\)

\({4 \over 7} \times {3 \over 5} = {{12} \over {35}}.\)

b) \({{13} \over {11}} \times 2 = {{26} \over {11}};\)

\({{26} \over {11}}:{{13} \over {11}} = {{26} \over {11}} \times {{11} \over {13}} = 2;\)

\({{26} \over {11}}:2 = {{26} \over {11}} \times {1 \over 2} = {{13} \over {11}};\)

\(2 \times {{13} \over {11}} = {{26} \over {11}}\)

2. 

a) \({4 \over 7}\times x= {1 \over 3}\)                          

             \(x = {1 \over 3}:{4 \over 7}\) 

             \(x = {1 \over 3} \times {7 \over 4}\)                                    

             \(x={7 \over {12}}\)                                                                   

b)  \(x:{2 \over 5}={2 \over 9}\)

            \(x={2 \over 9} \times {2 \over 5}\)

            \(x={4 \over {45}}\)

3. 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 95 96

4.

Bài giải

a) Chu vi hình vuông là:

\({2 \over 5} \times 4 = {8 \over 5}\) (m)

Diện tích hình vuông là:

\({2 \over 5} \times {2 \over 5} = {4 \over {25}}\) (m2)

b) Diện tích mỗi ô vuông là:

\({2 \over {25}} \times {2 \over {25}} = {4 \over {625}}\) (m2)

Số hình vuông nhỏ là:

\({4 \over {25}}:{4 \over {625}} = {4 \over {25}} \times {{625} \over 4} = 25\) (hình)

c) Chiều rộng hình chữ nhật là:

\({4 \over {25}}:{4 \over 5} = {4 \over {25}} \times {5 \over 4} = {5 \over {25}} = {1 \over 5}\) (m)

Đáp số: Chu vi hình vuông: \({8 \over 5}\) (m)

Số hình vuông nhỏ là: 25 hình

Chiều rộng hình chữ nhật: \({1 \over 5}\) m

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 95 96

Xem lời giải SGK - Toán 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Bài 160+161+162+163. Ôn tập về các phép tính với phân số