1 trong những chức năng của thị trường là gì

Thị trường là một thuật ngữ phổ biến trong kinh tế thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Việc nắm bắt khái niệm thị trường cũng như các yếu tố cấu thành nên nó giúp doanh nghiệp tạo ra chiến lược thâm nhập và sử dụng để phục vụ cho các mục đích kinh doanh hiệu quả hơn.

Các chuyên gia Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm thị trường là gì, chức năng và các yếu tố cấu tạo nên thị trường. Qua đó nắm bắt được giá trị mà việc nắm bắt thị trường mang lại cho doanh nghiệp.

Thị trường (Market) là nơi mà các giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay con người được thực hiện để nhằm mục đích mang lại giá trị cho các bên. Hiểu theo nghĩa mở rộng thì thị trường là tổng thể của tất cả các mối quan hệ về cung cầu, giá cả, cạnh tranh mà trong đó xác định được giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ.

1 trong những chức năng của thị trường là gì

Thị trường là gì?

Thị trường còn định nghĩa dựa trên địa điểm, khu vực thực hiện hoạt động giao dịch và trao đổi. Ví dụ như thị trường theo khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) hay theo thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…)

Một số hình thái thường thấy của thị trường

Thị trường được thể hiện ở dưới rất nhiều hình thái, trong đó phổ biến là những hình thái như sau.

  • Thị trường hàng hóa: Là nơi diễn ra trao đổi, mua bán các sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho mục đích sống của con người. Các sản phẩm trong thị trường này thường là nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm và các nhiên vật liệu, hàng hóa tài chính…
  • Thị trường tự do: Là địa điểm cho phép giao dịch tự do không bị can thiệp bởi chính phủ. Ở thị trường này, người mua và người bán có toàn quyền hoạt động vì vậy mà tình trạng cạnh tranh về giá, chèn ép người mua diễn ra theo một lẽ thường.
  • Thị trường tiền tệ: Được xem là hình thái thị trường lớn nhất thế giới hiện nay cho phép các giao dịch tài chính diễn ra từ chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và các dạng đối tượng khác.
  • Thị trường chứng khoán: Là nơi diễn ra các giao dịch liên quan đến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là thị trường có giao dịch sôi nổi với số lượng lớn hàng ngày.

Cấu trúc thị trường

Cấu trúc thị trường (Market structure) là một tập hợp tất cả các đặc tính của một thị trường thể hiện ra môi trường kinh tế mà ở trong đó các doanh nghiệp hoạt động ở bên trong. Cấu trúc thị trường có khả năng tác động đến mức độ quyền điểu chỉnh giá của các doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Các dạng cấu trúc thị trường phổ biến hiện nay có thể kể đến như thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

  • Thị trường cạnh tranh độc quyền: Là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và không có mặt hàng nào khác thay thế. Sự độc quyền thể hiện ở tính bản quyền, quy định của chính phủ, các yếu tố đầu vào và khả năng độc quyền tự nhiên.
  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Là thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm tuy nhiên mỗi mộ đơn vị lại kiểm soát giá cả của mình một cách độc lập.
  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp không có quyền chi phối giá của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Các yếu tố tạo nên một thị trường

Để tạo nên được một thị trường hoàn chỉnh đòi hỏi cần đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố là chủ thể tham gia, khách thể và giá cả. Trong đó:

1 trong những chức năng của thị trường là gì

Các yếu tố tạo nên một thị trường

  • Chủ thể tham gia: Là toàn bộ các cá nhân, tổ chức có năng lực và hành vi pháp luật thực hiện các giao dịch, trao đổi với nhau. Đơn giản thì chủ thể tham gia thị trường là người bán và người mua, trung gian hay giám sát, quản lý thị trường.
  • Khách thể: Là những sản phẩm, dịch vụ hay là cả sức lao động mà người tham gia thị trường hướng đến. Những tài sản này có thể là những sản phẩm hữu hình như lương thực, thực phẩm, tiền tệ hay các giá trị vô hình như thương hiệu, bản quyền.
  • Giá cả: Là những giá trị được cấu thành dựa trên cung cầu của hàng hóa trên thị trường, giá sẽ giảm khi cung nhiều hơn cầu và ngược lại.

Chức năng của thị trường

Đối với hoạt động giao dịch giữa người mua và người bán, thị trường có 3 chức năng cơ bản sau đây.

Cung cấp thông tin

Bên cạnh là địa điểm để diễn ra các hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ, thị trường còn là nơi để cung cấp thông tin về quy luật cung cầu, tổng số cung và cầu của hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, thị trường, yêu cầu về sản phẩm. 

Với thông tin trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin nên cung cấp sản phẩm nào cho khách hàng, số lượng bao nhiêu và khách hàng tiềm năng là ai. Đối với người tiêu dùng, mọi người sẽ biết được giá thành của mỗi một sản phẩm để biết nên lựa chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình, nên tìm ở đâu.

Địa điểm giao dịch

Chức năng quan trọng nhất của thị trường đó là địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán. Những hàng hóa trong thị trường được bán với mức giá bằng với giá trị thì có nghĩa là xã hội đã chấp nhận công dụng của nó.

1 trong những chức năng của thị trường là gì

Địa điểm giao dịch của thị trường

Nếu hàng hóa không được tiêu thụ hoặc giá bán thấp hơn giá trị của nó thì đồng nghĩa với việc công dụng của hàng hóa không được công nhận. Trong một thị trường, hàng hóa chỉ được công nhận khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, những dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng, vô dụng và có cung vượt quá cầu sẽ không được thị trường chấp nhận.

Kích thích hoạt động sản xuất

Với sự vận động của quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm trên thị trường dẫn đến khả năng điều tiết của thị trường đối với hoạt động sản xuất hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó kích thích hoạt động sản xuất trong xã hội hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của Bizfly về khái niệm thị trường là gì, đặc điểm cũng như các yếu tố cấu thành nên thị trường mà mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Mỗi một loại hình thị trường lại có vai trò và tác động khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải có phương án tiếp cận và triển khai một cách hiệu quả.