Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng

1 ôto 1000kg trượt từ trên đỉnh xuống 1 đoạn đường dốc nghiêng AB dài 100m và bị dừng lại khi chạy thêm 1 đoạn đường ngang BC dài 35m biết đỉnh A cao 30m và các mặt đường có cùng hệ số ma sát .g=10 .độ lớn công của lực ma sát trên cả đoạn ABC bằng bao nhiêu?​

Công ty TNHH Dịch vụ Giáo dục và Công Nghệ Việt Nam - MST 01068170636

TSC: Số 10D, Ngõ 325/69/14, phố Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VP: Số 23 ngõ 26 Nguyên hồng, Láng Hạ, Đống Đa, HN

SĐT: 0932.39.39.56

Phản hồi qua: [email protected]

Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng
Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng

Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng

Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng

Nội dung Text: Lớp 10: Luyện tập về Định luật bảo toàn cơ năng

  1. Lớp 10: Luyện tập về Định luật bảo toàn cơ năng.
  2. Bài tập về định luật bảo toàn cơ năng khá quan trọng cho các bài kiểm tra, chúng ta cần ôn tập thật nhiều dạng để rèn kỹ năng giải nhanh và chính xác. Bài 1: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 120m. Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ¼ cơ năng.. Cho g=10m/s2. Bài 2: Vật có khối lượng m=10kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt dốc cao 20m. Khi tới chân dốc thì vật có vận tốc 15m/s. Tính công của lực ma sát. Cho g=10m/s2. Bài 3: Một vật khối lượng 1kg trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng góc =300 so với mặt phẳng nằm ngang. Vận tốc ban đầu bằng không. a) Tính vận tốc của vật khi nó đã đi được nửa đoạn đường của mặt phẳng nghiêng
  3. b)Tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng. (Dùng định luật bảo toàn cơ năng) Cho g=10m/s2. Bài 4: Một vật khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ đỉnh A một mặt phẳng nghiêng AB dài 8.56 mét và nghiêng một góc 450 so phương ngang. Cho g=10m/s2. a) Tính vận tốc của vật tại B. b) Khi đến B, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát =0,525. Đến điểm C vật có vận tốc 4 m/s. Hãy tính độ dài quãng đường BC. Bài 5: Một vật khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ đỉnh A một mặt phẳng nghiêng AB dài 14,4 mét và nghiêng một góc 300 so phương ngang. Cho g=10m/s2. a) Tính vận tốc của vật tại B. b) Khi đến B, vật tiếp tục chuyển động trên
  4. mặt phẳng ngang với hệ số ma sát . Đến điểm C vật có vận tốc 4 m/s. Biết BC=16m, Hãy tính hệ số ma sát trên quãng đường BC. Bài 5: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc ban đầu 6 m/s. a) Tính độ cao cực đại của nó. b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng. c) Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng? Cho g=10m/s2. Bài 6: Một vật m=1kg từ độ cao h=240m rơi xuống đất với vận tốc ban đầu v0=14m/s. a) Tính cơ năng tại lúc rơi. b) Tính vận tốc lúc chạm đất. c) Sau khi đi đến mặt đất, vật đi sâu vào đất một đoạn s=0,2m. Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật. Coi ma sát của không khí là không đáng kể. Cho g=10m/s2.
  5. Bài 7: Từ một đỉnh tháp có chiều cao h=20m, người ta ném lên cao một hòn đá khối lượng m=50g với vận tốc đầu v0=18m/s. Khi rơi tới mặt đất, vận tốc hòn đá bằng v=20m/s. Tính công của lực cản của không khí. Cho g=10m/s2. Bài 8: Một vật nhỏ có khối lượng m1=200g treo vào đầu một sợi dây nhẹ , không giãn, có chiều dài l=90cm. kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng làm dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc =600 rồi buông ra. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua ma sát ở điểm treo dây và sức cản không khí. a) Tính vận tốc của vật m1 và lực căng dây tại B b) Đến B, m1 va chạm đàn hồi xuyên tâm với m2=50g. Tính vận tốc của hai vật sau khi va chạm. Bài 9: Một dây nhẹ có chiều dài 1m, một
  6. đầu buộc vào điểm cố định, đầu còn lại buộc vật nặng có khối lượng 30g. Lấy g=10m/s2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả ra. Tính vận tốc cực đại và sức căng lớn nhất của dây trong quá trình chuyển động của vật.

Bài viết Dạng bài tập Vật trượt trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng (Áp dụng định luật 1, 2 Niutơn) với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Dạng bài tập Vật trượt trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng (Áp dụng định luật 1, 2 Niutơn).

Dạng bài tập Vật trượt trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng hay, chi tiết (Áp dụng định luật 1, 2 Niutơn)

A. Phương pháp & Ví dụ

Áp dụng hai định luật I và II Newton

Quảng cáo

- Định luật I Niu Tơn. ( định luật quán tính)

Nếu F→ \= 0 thì a→ \= 0

⇒ + v = 0 nếu vật đứng yên

+ v = const nếu vật chuyển động thẳng đều

Lưu ý: Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì : F→ \= Fhl→ \= F1→ + F2→ + … + Fn→

- Định luật II Niu Tơn.

Biểu thức vectơ: F→ \= m a→

Biểu thức độ lớn: F = ma

Lưu ý: Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì : F→ \= Fhl→ \= F1→ + F2→ + … + Fn→

* Phương pháp động lực học:

Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát.

Bước 2: Chọn hệ quy chiếu ( Cụ thể hoá bằng hệ trục toạ độ vuông góc; Trục toạ độ Ox luôn trùng với phương chiều chuyển động; Trục toạ độ Oy vuông góc với phương chuyển động)

Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ (phân tích lực có phương không song song hoặc vuông góc với bề mặt tiếp xúc).

Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật II Niu Tơn. ( Nếu có lực phân tích thì sau đó viết lại phương trình lực và thay thế 2 lực phân tích đó cho lực ấy luôn).

F→ \= Fhl→ \= F1→ + F2→ + … + Fn→ (*) ( tổng tất cả các lực tác dụng lên vật)

Bước 5: Chiếu phương trình lực(*) lên các trục toạ độ Ox, Oy:

Ox: F1x + F2x + … + Fnx = ma (1)

Oy: F1y + F2y + … + Fny = 0 (2)

Quảng cáo

* Phương pháp chiếu:

- Nếu lực vuông góc với phương chiếu thì độ lớn đại số của F trên phương đó bằng 0.

- Nếu lực song song với phương chiếu thì độ lớn đại số của F trên phương đó bằng :

+ TH: F Cùng hướng với chiều dương phương chiếu:

+ TH: F ngược hướng với chiều dương phương chiếu:

- Giải phương trình (1) và (2) ta thu được đại lượng cần tìm

(gia tốc a hoặc F)

* Chú ý: Sử dụng các công thức động học:

- Chuyển động thẳng đêu f: a = 0

Chuyển động thẳng biến đổi đều.

s = v0t + at2/2 ; v = v0 + at ; v2 – v02 = 2as

Chuyển động tròn đều:

Bài tập vận dụng

Bài 1: Một vật nhỏ khối lượng m chuyển động theo trục Ox (trên một mặt ngang), dưới tác dụng của lực F→ nằm ngang có độ lớn không đổi. Xác định gia tốc chuyển động của vật trong hai trường hợp:

  1. Không có ma sát.
  1. Hệ số ma sát trượt trên mặt ngang bằng μt

Lời giải:

- Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo F→, lực ma sát Fms→, trọng lực P→, phản lực N→

- Chọn hệ trục tọa độ: Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng lên trên.

Phương trình định luật II Niu-tơn dưới dạng vectơ:

F→ + Fms→ + P→ + N→ \= m.a→ (1)

Chiếu (1) lên trục Ox:

F – Fms = ma (2)

Chiếu (1) lên trục Oy:

- P + N = 0 (3)

N = P và Fms = μt.N

Vậy:

+ Gia tốc a của vật khi có ma sát là:

+ Gia tốc a của vật khi không có ma sát là:

Quảng cáo

Bài 2: Một học sinh đẩy một hộp đựng sách trượt trên sàn nhà. Lực đẩy ngang là 180 N. Hộp có khối lượng 35 kg. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn là 0,27. Hãy tìm gia tốc của hộp. Lấy g = 9,8 m/s2.

Lời giải:

Hộp chịu tác dụng của 4 lực: Trọng lực P→, lực đẩy F→, lực pháp tuyến N→ và lực ma sát trượt của sàn.

Áp dụng định luật II Niu-tơn theo hai trục toạ độ:

Ox: Fx = F – Fms = max = ma

Oy: Fy = N – P = may = 0

Fms = μN

Giải hệ phương trình:

N = P = mg = 35.9,8 = 343 N

Fms = μN= 0.27. 343 = 92.6 N

a = 2,5 m/s2 hướng sang phải.

Bài 3: Hai vật cùng khối lượng m = 1 kg được nối với nhau bằng sợi dây không dẫn và khối lượng không đáng kể. Một trong 2 vật chịu tác động của lực kéo F→ hợp với phương ngang góc a = 30°. Hai vật có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang góc α = 30°. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là 0,268. Biết rằng dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Tính lực kéo lớn nhất để dây không đứt. Lấy √3 = 1,732.

Lời giải:

Vật 1 có:

Chiếu xuống Ox ta có: F.cos 30° - T1 - F1ms = m1a1

Chiếu xuống Oy: F.sin30° - P1 + N1 = 0

Và F1ms = k.N1 = k (mg - Fsin30°)

⇒ F.cos30° - T1k.(mg - Fsin30°) = m1a1 (1)

Vật 2 có:

Chiếu xuống Ox ta có: T - F2ms = m2a2

Chiếu xuống Oy: - P2 + N2 = 0

Mà F2ms = k N2 = km2g

⇒ T2 - k m2g = m2a2

Hơn nữa vì m1 = m2 = m; T1 = T2 = T ; a1 = a2 = a

⇒ F.cos30° - T – k (mg - Fsin30°) = ma (3)

⇒ T - kmg = ma (4)

Từ (3) và (4)

Vậy Fmax = 20 N.

Quảng cáo

Bài 4: Một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 30°. Hệ số ma sát trượt là m = 0,3464. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là l = 1 m. lấy g = 10 m/s2 và hệ số ma sát μ = 1,732. Tính gia tốc chuyển động của vật.

Lời giải:

Các lực tác dụng vào vật:

1. Trọng lực P→

2. Lực ma sát fms→

3. Phản lực N→ của mặt phẳng nghiêng

4. Hợp lực fms→ + P→ + N→ \= m.a→

Chiếu lên trục Oy: - Pcosα + N = 0

⇒ N = mgcosα (1)

Chiếu lên trục Ox: Psinα - Fms = max

⇒ mgsinα - μN = max (2)

Từ (1) và (2) ⇒ mgsinα - mgcosα = max

⇒ax = g(sina - μcosa) = 2 m/s2

Bài 5: Một quyển sách được thả trượt từ đỉnh của một bàn nghiêng một góc α = 35° so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dưới của quyển sách với mặt bàn là μ = 0.5. Tìm gia tốc của quyển sách. Lấy g = 9.8 m/s2.

Lời giải:

Quyển sách chịu tác dụng của ba lực: trọng lực P→, lực pháp tuyến N→ và lực ma sát Fms→ của mặt bàn.

Áp dụng định luật II Niu-tơn theo hai trục toạ độ.

Ox: Fx = Psinα – Fms = max = ma

Oy: Fy = N – Pcosα = may = 0

Fms = μN

Giải hệ phương trình ta được:

a = g. (sinα - μcosα) = 9.8.(sin35° - 0,50.cos35°)

⇒ a = l.6 m/s2, hướng dọc theo bàn xuống dưới.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Câu nào đúng? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách

  1. Đứng lại ngay
  1. Ngả người về phía sau.
  1. Chúi người về phía trước.
  1. Ngả người sang bên cạnh.

Lời giải:

Chọn B

Câu 2: Câu nào sau đây là câu đúng?

  1. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thề chuyển động được.
  1. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
  1. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật .
  1. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.

Lời giải:

Chọn A

Câu 3: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc

  1. Lớn hơn.
  1. Nhỏ hơn.
  1. Không thay đổi.
  1. Bằng 0.

Lời giải:

Chọn B

Câu 4: Một hợp lực 1,0 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0 kg lúc đầu đứng yên , trong khoảng thời gian 2,0 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là

  1. 0.5 m.
  1. 2.0 m.
  1. 1.0 m.
  1. 4.0 m.

Lời giải:

Ta có F = ma nên

Câu 5: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,020 s, thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng bao nhiêu?

  1. 0.01 m/s.
  1. 2.5 m/s.
  1. 0.1m/s.
  1. 10 m/s.

Lời giải:

Ta có:

Câu 6: Một vật có khối lượng 2.0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0.50 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

  1. 3.2 m/s2; 6.4 N.
  1. 0.64 m/s2; 1.2 N.
  1. 6.4 m/s2; 12.8 N.
  1. 640 m/s2; 1280 N.

Lời giải:

F = ma = 2. 6.4 = 12.8 N

Câu 7: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?

  1. 15 N.
  1. 10 N.
  1. 1 N.
  1. 5 N.

Lời giải:

Ta có v = vo + at suy ra a = (v – vo)/t = (8 – 2)/3 = 2 m/s2

Vậy F = ma = 5.2 = 10 N

Câu 8: Một ô tô đang chạy với vận tốc 60 km/h thì người lái xe hãm phanh , xe đi tiếp được quãng đường 50 m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau.

  1. 100 m.
  1. 141 m.
  1. 70.7 m.
  1. 200 m.

Lời giải:

Ta có 60 km/h = 50/3 m/s

v2 – vo2 = 2as ⇒

Tương tự với vo = 120 km/h = 100/3 m/s ta được:

v2 – vo2 = 2as ⇒

Câu 9: Một xe tải khối lương m = 2000 kg đang chuyển động thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi thêm được 9 m trong 3s. Lực hãm tác dụng vào ô tô là bao nhiêu?

  1. 8000 N
  1. 6000 N
  1. 2000 N
  1. 4000 N

Lời giải:

Ta có:

Vậy F = ma = 2000.2 = 4000 N

Câu 10: Người ta dùng dây cáp để kéo một chiếc ô tô có khối lượng 1500 kg chuyển động. Hỏi lực kéo phải bằng bao nhiêu để xe có gia tốc 1,75 m/s2?

  1. 1750 N
  1. 2625 N
  1. 2250 N
  1. 3500 N

Lời giải:

Ta có F = ma = 1500. 1.75 = 2625 N

Câu 11: Một lực F không đổi tác dụng lên xe lăn trong khoảng thời gian t làm xe đi được 2,5 m. Nếu đặt thêm vật m = 250g lên xe thì cũng trong khoảng thời gian trên xe chỉ đi được 2 m khi chịu tác dụng của lực F. Hỏi khối lượng của xe là bao nhiêu?

  1. 0,4 kg
  1. 0,5 kg
  1. 0,75 kg
  1. 1 kg

Lời giải:

Ta có:

mà m2 = m1 + 0.25

Vậy m = m1 = 1 kg

Câu 12: Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt bàn nằm ngang, khi buông tay hai quả bóng lăn được những quảng đường 9m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi tương tác hai quả bóng chuyển động cùng gia tốc. Mối liên hệ giữa khối của hai quả bóng là:

  1. m1 = 1,5m2
  1. m2 = 1,5m1
  1. m2 = 2,25m1
  1. m1 = 2,25m2

Lời giải:

Hai quả bóng chịu tác dụng của lực ma sát nên chuyển động chậm dần đều với cùng gia tốc a nên:

Đối với quả bóng 1

v12 - v102 = 2as1

⇒ v12 - 02 = 2a × 9 = 18a

⇒ v1 = √(18a) (m/s)

Đối với quả bóng 2

v22 - v202 = 2as2

⇒ v22 - 02 = 2a × 4 = 8a

⇒ v2 = √(8a) (m/s)

Áp dụng ĐL bảo toàn động lượng :

Chọn chiều dương theo hướng v1' ban đầu

⇒ m1.0 + m2.0 = m1v1' - m2v2'

Câu 13: Một vật khối lượng m = 1kg nằm cân bằng trên một phẳng nghiêng góc 60° Biết g = 10 m/s2. Cho hệ số ma sát μ = 1. Lực ma sát tác dụng lên vật là:

  1. 10 N
  1. 5 N
  1. 20 N
  1. 5√3 N

Lời giải:

Các lực tác dụng vào vật:

1. Trọng lực P→

2. Lực ma sát fms→

3. Phản lực N→ của mặt phẳng nghiêng

4. Hợp lực fms→ + P→ + N→ \= m.a→

Chiếu lên trục Oy: - Pcosα + N = 0

⇒ N = mgcosα = 10.cos60 = 5 N

Fms = μ.N = 1.5 = 5 N

Câu 14: Một lực tác dụng vào vật trong thời gian 0,6s thì vận tốc của vật giảm từ 9 m/s đến 6 m/s. Nếu tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa vật đó dừng lại?

  1. 0,9s
  1. 0,6s
  1. 1,2s
  1. 0,3s

Lời giải:

Ta có: v = vo + a1t suy ra a1 = (v – vo)/t = 5 m/s2

F2 = 2F1 suy ra a2 = 2a1 = 10 m/s2

Vậy t = (v – vo)/a2 = 0.6s

Câu 15: Một ôt tô khối lượng 1000 kg đang chạy với vận tốc 72 km/h. Muốn xe dừng lại trong 10s thì phải tác dụng vào xe một lực hãm bằng bao nhiêu?

  1. 3000 N
  1. 1500 N
  1. 1000 N
  1. 2000 N

Lời giải:

Ta có v = vo + at suy ra: a = (v – vo)/t = (0 – 20)/10 = -2 m/s2

(72 km/h = 20 m/s)

Vậy độ lớn lực tác dụng là F = m.a = 1000.2 = 2000 N

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:

  • Vật trượt trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng - Áp dụng định luật 3 Niutơn
  • Tính lực hấp dẫn giữa hai vật

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng

Bài tập định luật bảo toàn trên mặt phẳng nghiêng

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.