Bài tập thể dục tiếng chú gà trống gọi năm 2024

VẬN ĐỘNG BTPTC : Bài tập Chú gà trống VĐCB : Bò theo hướng thẳng đến đồ chơi CCVĐ : Con Bọ Dừa

  1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU - Giúp trẻ phát triển các cơ tay, chân, bụng… - Tập cho trẻ phối hợp vận động tay, chân, toàn thân và sự nhanh nhẹn. - Rèn cho trẻ khả năng chú ý, quan sát và thăng bằng trong vận động. - Trẻ thực hiện vận động theo sự hướng dẫn của cô. II. CHUẨN BỊ - Trống lắc - Một số con thú bằng đồ chơi - Băng keo màu làm 2 vạch mức III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Khởi động - Cho trẻ đi nhẹ nhàng thành vòng tròn với tốc độ chậm, nhanh, chậm sau đó đứng lại. Trọng động: - Động tác 1 : Gà trống gáy ( tập 3-4 lần ) TTCB : Đứng chân rộng bằng vai 2 tay khum trước miệng. Tập : * Cô nói Gà trống gáy : Trẻ làm gà gáy và nói to Ò Ó O … ( khuyến khích trẻ ngân dài ) * Trẻ trở về tư thế chuẩn bị - Động tác 2 : Gà vỗ cánh ( tập 3-4 lần ) TTCB : Trẻ đứng thoải mái 2 tay thả xuôi Tập : + Cô nói gà vỗ cánh trẻ đưa 2 tay sang ngang bằng vai và vỗ vỗ. + Về tư thế chẩn bị - Động tác 3 : Gà mổ thóc ( tập 3 – 4 lần ) TTCB đứng chân rộng bằng vai 2 tay thả xuôi. Tập : Cô nói gà mổ thóc , trẻ cúi xuống 2 tay gõ vào đầu gối, kết hợp nói tốc tốc tốc. Về tư thế chẩn bị Động tác 4 : Gà bới đất ( tập 3-4 lần) TTCB : Đứng tự nhiên 2 tay chống hông Tập : Cô nói gà bới đất trẻ dậm chân tại chỗ nói gà bới đất. Kết thúc : Cô cho trẻ chạy quanh lớp nhẹ nhàng 1 vòng. VDDCB : Bò theo hướng thẳng đến đồ chơi Bước 1: Cô nói tên vận động Bước 2: Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động Bước 3 : Cô làm mẫu cho trẻ xem không giải thích Bước 4: Cô làm mẫu kết hợp giải thích cho trẻ Bước 5: Cô cho trẻ thực hiện vận động 2-3 lần , cô quan sát sửa sai cho trẻ. - Cô nhận xét trẻ và cho trẻ chơi trò chơi vận động. Cô nêu cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Cách chơi : Cô làm con bọ dừa mẹ, trẻ làm bọ dừa con khi cô đọc bài thơ thì trẻ đọc theo cô. Bọ dừa mẹ đi trước Bọ dừa con theo sau Gió thổi đổ chỏng quèo. Khi cô đọc đến câu “ Gió thổi đổ chổng quèo” thì cả cô và trẻ lăn ra đưa 2 chân lên tới miệng kêu ối ối. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Cô nhận xét tiết học – kết thúc. Ngày ……. tháng ……. năm …… GV soạn

Hoàng Thị Kim Trúc

Giáo dục biến đổi khí hậu Khi trời có gió to, mưa lớn không trú mưa dưới gốc cây, không ra khỏi nhà rất nguy hiểm

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn thể dục lớp 3-4 tuổi – tập theo bài chú ga trống gọi

  1. Sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn thể dục lớp 3-4 tuổi – tập theo bài chú ga trống gọi Bài 6 : TẬP THEO BÀI ” CHÚ GÀ TRỐNG GỌI” - Khởi động : Cho trẻ đi, chạy 1 – 2 vòng, sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn hoặc hàng ngang. - Trọng động : Tương ứng với bài hát cho trẻ thực hiện động tác. Tư thế chuẩn bị : Đứng tự nhiên (chân rộng bằng vai), tay thả xuôi, đầu không cúi. + “Ò Ó … Ò” Đưa tay khum trước miệng làm gà gáy (1 lần). + “Tiếng chú gà gáy vang” Đưa tay ngang vai, hạ tay xuống (4 lần). + “O Ó … Ò” Đưa tay khum trước miệng làm gà gáy (2 lần). + “Nắng đa lên … bé mau” Đưa tay lên cao, hạ xuống (2 lần).
  2. + “Dậy bước ra … hô vang” Ngồi xuống, đứng lên (2 lần). + “Một – hai …” Dậm chân tại chỗ (4 – 5 lần). Sau đó cho trẻ làm “gà con đi kiếm mồi” (nhảy bật 2 chân 5 – 7 lần). - Hồi tỉnh : “Gà về chuồng” (đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng).

- Trẻ biết tên bài vận động cơ bản “ Đi bước qua gậy kê cao”, trẻ biết tên trò chơi vận động “Lộn cầu vồng”.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện và phát triển các nhóm cơ, vận động của chân và khả năng định hướng trong không gian.

- Trẻ biết đi theo hiệu lệnh của cô và tập đi đúng theo cô.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” và tập được cùng cô giáo bài tập phát triển chung “ Chú gà trống”.

- Rèn phản xạ nhanh theo hiệu lệnh.

3. Giáo dục:

- Góp phần giáo dục trẻ thường xuyên tập luyện thể dục hàng ngày giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cao lớn.

- Trẻ tích cực hào hứng tham gia vào hoạt động và tập đoàn kết với bạn.

II. Chuẩn bị:

- Vạch chuẩn, gậy, rổ nhựa.

- Xắc xô

- Nhạc bài hát “ Đi xe lửa”

III. Tiến hành:

1: Khởi động:

- Cô bật nhạc cho trẻ đi vòng tròn theo cô. Cô cho trẻ đi các kiểu chân: đi thường, đi chậm, đi nhanh, đi chậm tàu về ga.

- Trẻ về đội hình vòng tròn tập BTPTC.

2: Trọng động:

a.BTPTC: Chú gà trống

*ĐT1: (Gà trống gáy): Trẻ làm gà gáy và nói to Ò Ó O …Trẻ đứng chân rộng bằng vai 2 tay khum trước miệng. (4lần -4 nhịp)

* ĐT2: ( Gà vỗ cánh) Cô nói gà vỗ cánh trẻ đưa 2 tay sang ngang bằng vai và vỗ vỗ.

(4lần -4 nhịp )

*ĐT3: (Gà mổ thóc): ô nói gà mổ thóc , trẻ cúi xuống 2 tay gõ vào đầu gối, kết hợp nói tốc tốc tốc. (4lần -4 nhịp )

* ĐT4: (Gà bới đất ) Đứng tự nhiên 2 tay chống hông. Cô nói gà bới đất trẻ dậm chân tại chỗ nói gà bới đất. (6lần -4 nhịp )

  1. VĐCB: Đi bước qua gậy kê cao

- Cho trẻ đứng thành 2 hàng và quay mặt vào nhau

- Cô giới thiệu tên bài tập “Đi bước qua gậy kê cao”

- Cô thực hiện

+ Cô làm mẫu lần 1: Cô làm chậm, chính xác, không giải thích

+ Cô làm mẫu lần 2: Cô vừa thực hiện vừa giải thích động tác cho trẻ quan sát 1 cách rõ ràng, chậm rãi : Cô đứng trước vạch xuất phát,tư thế chuẩn bị, 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh đi , cô nhấc cao chân và bước qua các các gậy sao cho không làm đổ gậy. Sau khi bước qua các gậy cô đi về cuối hàng đứng và để người tiếp theo lên thực hiện

- Cô hỏi trẻ tên bài vận động cơ bản.

- Trẻ thực hiện :

+ Cô gọi 1 trẻ khá lên tập mẫu rồi sửa sai cho trẻ, động viên trẻ.

+ Cô gọi mỗi hàng 1 trẻ lên tập và cứ vậy lần lượt đến hết trẻ lên tập .

+ Cô sửa sai cho trẻ và động viên khích lệ trẻ kịp thời.

+ Cô gọi mỗi hàng 2 trẻ lên cùng thực hiện.

+ Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ .

+ Cô hỏi trẻ về tên bài tập, sau đó cô gọi 1 trẻ tập tốt nhất lên thực hiện lại cho cả lớp cùng quan sát.

- Giáo dục: Giáo dục trẻ thường xuyên tập luyện thể dục hàng ngày giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cao lớn.

* TCVĐ: Lộn cầu vồng.

* Cách chơi

- Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau tay đu đưa sang hai bên theo nhịp, mỗi lần đưa tay sang là ứng dụng với một tiếng:

Lộn cầu vồng

Nước trong nước chảy

Có cô mười bảy

Có chị mười ba

Hai chị em ta

Ra lộn cầu vồng.

-Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc hai lần, cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu.