Bài tập trắc nghiệm địa lý lớp 11

Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 1

23 19.580

Tải về Bài viết đã được lưu

Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 1 có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 1 gồm các câu hỏi trắc nghiệm địa lí 11 có đáp án do VnDoc tổng hợp nhằm giúp học sinh củng cố nội dung bài học và ôn luyện nâng cao kết quả học lớp 11.

  • Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
  • Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực

Mời các bạn tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để nhận thêm những tài liệu hay: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11

Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế và xã hội do giáo viên VnDoc tổng hợp theo chương trình SGK môn Địa lý lớp 11, giúp học sinh lớp 11 nắm vững nội dung bài và ôn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm.

  • 1

    Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là

    • A. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế
    • B. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
    • C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
    • D. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội

  • 2

    Các nước phát triển có đặc điểm là

    • A. GDP bình quân đầu người cao.
    • B. Đầu tư ra nước ngoài nhiều.
    • C. Chỉ số HDI ở mức cao.
    • D. Tất cả các ý kiến trên.

  • 3

    Đặc điểm của các nước đang phát triển là

    • A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
    • B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
    • C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
    • D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

  • 4

    Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

    • A. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp
    • B. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao
    • C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp
    • D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao

  • 5

    Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là:

    • A. Hàn Quốc, Xin - ga - po, In - đô - nê - xia, Braxin
    • B. Xin - ga - po, Thái Lan, Hàn Quốc, Ác - hen - ti - na
    • C. Thái lan, Hàn Quốc, Braxin, Ác - hen - ti - na
    • D. Hàn Quốc, Xin - ga - po, Braxin, Ác - hen - ti - na

  • 6

    Trong tổng giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới, nhóm các nước phát triển chiếm

    • A. 50%
    • B. 55%
    • C. Gần 60%
    • D. Hơn 60%

  • 7

    Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là

    • A. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao
    • B. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
    • C. Giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
    • D. Giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp

  • 8

    Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là

    • A. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức thấp
    • B. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức thấp
    • C. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức cao
    • D. Nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức cao

  • 9

    Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là

    • A. Công nghệ có hàm lượng tri thức cao
    • B. Công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất
    • C. Chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
    • D. Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao

  • 10

    Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

    • A. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
    • B. Công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
    • C. Công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
    • D. Công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

  • 11

    Tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội

    • A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
    • B. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao
    • C. Thay đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu
    • D. Các ý kiến trên

  • 12

    Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian

    • A. Giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
    • B. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
    • C. Giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
    • D. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

  • 13

    Số người sử dụng Internet trên thế giới năm 2006 là

    • A. 1000 triệu người
    • B. 1050 triệu người
    • C. 1100 triệu người
    • D. 1150 triệu người

  • 14

    Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm nổi bật là

    • A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn.
    • B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn.
    • C. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn.
    • D. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn.

  • 15

    Nền kinh tế công nghiệp có một số đặc điểm nổi bật là

    • A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
    • B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
    • C. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
    • D. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế.

  • 16

    Đối với nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông lần lượt là

    • A. Lớn và quyết định
    • B. Rất lớn và quyết định
    • C. Rất lớn và lớn
    • D. Lớn và rất lớn

  • 17

    Trong nền kinh tế tri thức, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng

    • A. Trên 60%
    • B. Trên 70%
    • C. Trên 80%
    • D. Trên 90%

  • 18

    Trong nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng

    • A. Trên 10%
    • B. Dưới 10%
    • C. Trên 20%
    • D. Dưới 20%

  • 19

    Trong nền kinh tế công nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học - công nghệ cho tăng trưởng kinh tế chiếm khoảng

    • A. Dưới 30%
    • B. Trên 30%
    • C. Dưới 40%
    • D. Trên 40%

  • 20

    Đối với nền kinh tế công nghiệp, vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông là

    • A. Không lớn
    • B. Lớn
    • C. Rất lớn
    • D. Quyết định

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn

Bắt đầu ngay

Kiểm tra kết quả Chia sẻ với bạn bè Xem đáp án Làm lại