Bảng cân bằng đất đai cao ốc văn phòng

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký quyết định ban hành danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP (đợt 1).

Theo UBND TP, đối với nhà, đất thuộc danh mục phải di dời nêu trên nhưng thuộc đối tượng thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, không thực hiện theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ. Kế hoạch di dời các cơ sở này trong vòng 5 năm, kể từ khi UBND TP phê duyệt danh mục.

Bảng cân bằng đất đai cao ốc văn phòng
Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HABECO) tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình có diện tích hơn 52.000m2.

UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát danh mục nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch. Đề xuất UBND TP xin ý kiến HĐND TP xem xét có ý kiến để bổ sung danh mục đảm bảo tiến độ kế hoạch di dời được TP phê duyệt.

Với quỹ đất 520.000m2 sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đánh giá, đây là nguồn lực lớn của Hà Nội. Yêu cầu đặt ra khi thu hồi phải đánh giá đúng giá trị đất đai để trở thành nguồn lực để phát triển Thủ đô.

“Lúc này việc di dời đi đang đặt ra cho chính quyền Hà Nội một quyết tâm chính trị rất lớn giữa phát triển bền vững hay kinh tế trước mắt. Việc tạo không gian xanh, không gian công cộng trên quỹ đất này như xây dựng trường học, trung tâm y tế, cụm nhà văn hoá, sinh hoạt cộng đồng là vô cùng cần thiết. Còn nếu lấy bất động sản để phát triển trước mắt thì có thể sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn nhưng cũng có thể phải đối mặt với vấn đề xã hội về quá tải hạ tầng, dân số, ách tắc giao thông…

Vì vậy, tôi cho rằng, vấn đề này cần phải nghiên cứu rất khoa học, có tiến độ cụ thể đối với từng khu đất. Khi nhà máy chuyển đi muốn “cấy” vào đó một khu đô thị phải lý giải được vì sao lại như vậy” - ông Tùng nêu ý kiến.

Vị chuyên gia cũng lưu ý, Hà Nội đang điều chỉnh chung quy hoạch Thủ đô. Đồng thời, Hà Nội cũng chuẩn bị thông qua Luật Thủ đô với kỳ vọng tạo nên Hà Nội hiện đại, văn minh. Nguồn lực này không phải để xây cao ốc mà phải bám vào quy hoạch chung của Hà Nội là giãn dân ở nội đô, trung tâm ra các đô thị vùng ven thì mới hiện thực hoá được TP trong TP, đô thị vệ tinh.

Bảng cân bằng đất đai cao ốc văn phòng
Cty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long là một trong những đơn vị phải di dời khỏi khu vực nội đô. Ảnh: Thanh Tuấn

Tiến hành công tác quy hoạch, kiến trúc cụ thể

Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, muốn phát triển bền vững, hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước, đáp ứng được yêu cầu phát triển của TP. Trường hợp tuyến đường Lê Văn Lương, theo ông Tùng, là một ví dụ điển hình, bởi phát triển đô thị hai bên đường và làm con đường này không phải được định hướng như vậy.

Chất tải công trình cao tầng lên hai bên đường quá nhiều, đó đương nhiên không phải là phát triển đô thị một cách bền vững. “Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị đã nêu rất rõ. Chúng ta làm quy hoạch tích hợp theo chỉ đạo của T.Ư. Mà quy hoạch tích hợp thì phải xây dựng quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị. Tất cả văn bản phải cụ thể, chỉ đạo cũng phải rất cụ thể. Cơ quan tham mưu cũng phải đưa ra nội dung rất cụ thể. Không nên nói chung chung vì sau này dễ có điều chỉnh. Văn bản chung chung sẽ tạo điều kiện cho người ta điều chỉnh quy hoạch” - ông Tùng phân tích.

Đồng quan điểm KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam nhận định, dù Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 130/QĐ-TTg nhưng thời gian vừa qua việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội đô còn chậm trễ do vướng mắc, chồng chéo quy định Luật Đất đai.

KTS Đào Ngọc Nghiêm thông tin, sau khi di dời 9 cơ sở sản xuất, các khu đất này dù được sử dụng, quy hoạch khác nhau nhưng đều tuân thủ mục tiêu chung của TP Hà Nội là giảm mật độ dân số, áp lực hạ tầng đô thị, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị.

Dưới góc độ quy hoạch đô thị, KTS. Phạm Trung Hiếu, Giảng viên khoa Kiến trúc, ĐH Kiến trúc Hà Nội cũng cho biết, với 9 khu đất sau khi di dời nhà máy, tùy vào quy mô, cấu trúc, vị trí, ý nghĩa lịch sử…, TP có thể mở ra các cuộc hội thảo mời các nhà quản lý, chuyên gia, chủ đầu tư, người dân đưa ra ý tưởng về mô hình phát triển tại những địa điểm này. Từ đó lựa chọn mô hình phù hợp, sau đó mới tiến hành công tác quy hoạch, kiến trúc cụ thể.

Ví dụ như đối với vị trí Nhà máy xe lửa Gia Lâm, dựa vào bối cảnh đặc trưng của nhà máy chúng tôi đề xuất xây dựng mô hình không gian sáng tạo đa chức năng. Mục tiêu là thiết kế một không gian sáng tạo từ một địa điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, có cấu trúc nhà xưởng đặc trưng.

Dựa vào chính cấu trúc chính của nhà xưởng cũ đó, chúng tôi kiến tạo một quần thể bao gồm: Bảo tàng ngành đường sắt, bảo tồn những giá trị của ngành, không gian sáng tạo để cộng đồng có thể thả sức thử nghiệm ý tưởng nghệ thuật của mình và cuối cùng là công viên nghệ thuật cho trẻ em vui chơi và trải nghiệm…

“Nếu tiến trình đó được thực hiện, chắc chắn công cuộc di dời, chuyển đổi các cơ sở công nghiệp sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của Hà Nội, mang lại một nguồn năng lượng tích cực cho TP và người dân” - KTS. Phạm Trung Hiếu cho biết.

“Để hiện thực hóa mong muốn này, đầu tiên cần phải có chính sách, cơ chế tương ứng. Để có thể xây dựng những mô hình đô thị mới tại các khu vực có các cơ sở công nghiệp di dời cần có sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và cộng đồng dân cư” - KTS. Phạm Trung Hiếu, Giảng viên khoa Kiến trúc, Đại học kiến trúc Hà Nội cho biết.