Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào Vì sao

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “ Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào? ” và phần kiến thức mở rộng thú vị do TOP TÀI LIỆU biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo

Câu hỏi

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào? A. Luyện kim. B. Giao thông vận tải. C. Hóa chất.

D. Dệt

Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.

B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.

D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.

Đáp án: B


Giải thích: Trước khi cách mạng công nghiệp di

Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

`to`B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.

B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.

D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.

Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.

B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.

D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.

A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.

B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.

D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “ Cách mạng công nghiệp Anh bắt nguồn từ ngành nào?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 10 hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Cách mạng công nghiệp Anh bắt nguồn từ ngành nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp dệt

C. Chế tạo máy móc

D. Luyện kim

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Công nghiệp dệt

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về cuộc cách mạng công nghiệp ở Anhnhé!

Kiến thức tham khảo về cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh

1. Hoàn cảnh ra đời

Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết ở ngành dệt, với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

2. Các phát minh trong ngành dệt

a. Phát minh của Giêm Ha-gri-vơ

Thời bấy giờ, hàng dệt của Anh bán chạy làm cho nghề dệt rất phát đạt, mặc dù có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải - cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho 1 thợ dệt. Để khắc phục tình trạng “đói sợi”, năm 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy, gọi là máy Gien-ni. Máy xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần so với bình thường.

b. Phát minh của Ác-crai-tơ

Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

c. Phát minh của Ét-mơn Các-rai

Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh, làm cho năng xuất dệt tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay. Về sau, máy dệt cũng chạy bằng sức nước.

d. Phát minh của Giêm Oát

Do máy dệt chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải đặt gần những khúc sông chảy xiết. Về mùa đông, máy phải ngừng hoạt động vì nước đóng băng.

Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành ra việc phát minh ra máy hơi nước. Từ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện.

e. Một số thành tựu nổi bật ở ngành khác

Lúc đầu máy móc mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác. Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hóa đi các nơi khác ngày một tăng. Từ đó, máy móc sử dụng trong giao thông vận tải. Đầu thế kỉ XIX, tàu tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu phục vụ đời sống xã hội.

3. Ngành giao thông vận tải

Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

Năm 1825, đoạn đường sắt đầu tiên ở Anh được khánh thành.

Năm 1830, cả nước Anh chỉ có 108 km đường sắt, đến năm 1850 đã tăng lên 10.000 km.

4. Ngành luyện kim

Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó.

Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển. Năm 1850, Anh sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới.

Như vậy, từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp hay công nghiệp hóa việc sản xuất. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. Công nghiệp hóa diễn ra đầu tiên ở Anh, sớm hơn các nước khác khoảng 60 đến 100 năm và trở nên phổ biến hơn ở các nước tư bản chủ nghĩa. Anh từ một nước nông nghiệp đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Thời bấy giờ, nước Anh được gọi là “công xưởng của thế giới”.

Câu hỏi: Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.

B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

C. Thị trường trong nước và thế giới đang có nhu cầu lớn về các sản phẩm ngành dệt.

D. Số lượng nhà máy, xưởng dệt nhiều nhất trong các ngành công nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

Cách mạng công nghiệp ở Anh lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ vì đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lãi.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cách mạng công nghiệp ở Anh nhé.

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh

Phong trào Khai sáng tại Châu Âu đã sản sinh ra hàng loạt các nhà bác học nổi tiếng như Isaac Newton với những phát kiến vĩ đại trong toán học, vật lý học, hóa học, tự nhiên học tạo ra nền tảng tri thức cho các tiến bộ trong kỹ nghệ sản xuất.

Về tự nhiên, Anh có nhiều mỏ than, sắt và các mỏ này lại nằm gần nhau, điều đó rất thuận lợi về mặt kinh tế khi khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Các dòng sông ở Anh tuy không dài nhưng sức chảy khá mạnh, đủ để chạy các máy vận hành bằng sức nước. Hải cảng Anh thuận lợi để đưa hàng hóa đi khắp thế giới. Về nguyên liệu, Anh có thuận lợi là nguồn lông cừu trong nước và bông nhập từ Mỹ, đó là những nguyên liệu cần thiết cho ngành dệt.

Về mặt xã hội, giai cấp quý tộc Anh sớm tham gia vào việc kinh doanh và họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn của tư sản. Nhu cầu về lông cừu đã dẫn tới phong trào đuổi những người nông dân ra khỏi ruộng đất để các nhà quý tộc biến đất đai đó thành đồng cỏ nuôi cừu. Lực lượng nông dân bị dồn đuổi ra khỏi ruộng đất đã cung cấp một lượng lớn lao động cho các công trường thủ công ở các thành thị.

Về mặt kinh tế, Anh quốc có thể bóc lột tài nguyên từ các thuộc địa rộng lớn để làm nguồn vốn cho công nghiệp hóa, tiêu biểu là Ấn Độ. Nhà kinh tế học nổi tiếng Utsa Patnaik dựa trên dữ liệu chi tiết về thuế và mậu dịch thương mại trong gần hai thế kỷ, đã tính toán rằng thực dân Anh đã bòn rút khoảng 45.000 tỷ USD (theo thời giá năm 2017) của Ấn Độ trong giai đoạn 1765 đến 1938, lớn gấp 17 lần GDP của nước Anh năm 2017. Thuộc địa Ấn Độ đã phải cung phụng để nước Anh phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh phụ thuộc lớn vào tài chính từ những phi vụ chiếm đoạt có hệ thống ở Ấn Độ

Những phát minh về máy móc

+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

Luyện kim:năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

Giao thông vận tải

+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Giữa thế kỷ XIXAnh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp

Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành. Làm chuyển biến nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 14 đến 16 giờ, họ bị bóc lột nặng nề được trả đồng lương chết đói, điều kiện ăn ở tồi tàn nên những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã sớm nổ ra.

Năm 1811–1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.

Bãi công là một hình thức đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836–1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa.[18] Năm 1831–1834 tại Lyon (Pháp)[19] và Silesia (Đức)[20] đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.[19]

Tại các thuộc địa, người dân bản xứ cũng bị giới chủ tư bản tại các nước chính quốc (Anh, Pháp) bóc lột nặng nề. Trong toàn bộ lịch sử 200 năm cai trị của Anh tại Ấn Độ, hầu như không có sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong nửa cuối thế kỷ 19, thu nhập bình quân của dân Ấn Độ đã giảm một nửa. Tuổi thọ trung bình của người Ấn giảm 20% từ năm 1870 đến 1920. Hàng chục triệu người đã chết đói do chính sách mà thực dân Anh gây ra[13].

Ngoài ra cách mạng công nghiệp còn gây ra một số hệ quả tiêu cực như: Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của giai cấp vô sản nên đã gây ra mâu thuẫn giữa hai giai cấp này