Táo cắn dở nghĩa là gì

Logo của Apple không phải lúc nào cũng là quả táo bị cắn một miếng như ngày nay.

Dù là những bức vẽ cầu kỳ từ thuở khai sinh hay hình trái táo cắn dở tối giản đã làm nên thương hiệu như ngày nay, logo của Apple vẫn luôn thể hiện rõ mục tiêu và định hướng của hãng.

Ngày sản phẩm đầu tiên mang tên Apple I được công bố, hãng thậm chí còn chưa có một hình ảnh đại diện nào. Nhưng đến 1/4/1976, khi Apple được chính thức thành lập bởi Steve Wozniak và Steve Jobs, logo đầu tiên đã chính thức xuất hiện.

Từ trái táo của Isaac Newton tới phần khuyết quen thuộc

Logo đầu tiên của Apple được thiết kế bởi nhà đồng sáng lập thứ 3, Ronald Wayne. Tuy nhiên, ông đã rời công ty vài ngày trước khi thành lập và chiếc logo do ông thiết kế cũng bị thay đổi chỉ sau 1 năm.

Không giống với phong cách hiện đại ngày nay, logo nguyên bản của Wayne lấy ý tưởng từ câu chuyện của nhà bác học Isaac Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Hình vẽ trên logo được vẽ tay và mô phỏng khắc gỗ như những cuốn tiểu thuyết ngày xưa.

Đồng thời, phần chữ cũng được thể hiện theo nét viết cổ điển. Dòng chữ xung quanh viền, được lấy trong cuốn “The Prelude” của William Wordsworth, có nghĩa: “Newton, một bộ óc luôn một mình lênh đênh giữa những đại dương suy ngẫm”.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Logo Apple đầu tiên lấy ý tưởng từ câu chuyện của Isaac Newton. Ảnh: Apple.

Đến năm 1977, hãng công nghệ thay thế logo vẽ tay của Wayne bằng tác phẩm của nhà thiết kế Rob Janoff. Biểu tượng của ông là hình trái táo cắn dở với 6 đường kẻ bao gồm 6 màu. Sau đó, nó trở thành tiền đề cho logo hiện tại của Apple.

“Thực chất nó rất đơn giản. Lúc đó tôi chỉ đi mua vài quả táo, đặt vào tô rồi dành cả tuần để vẽ theo chúng và đơn giản hóa các đường nét”, Janoff chia sẻ trong một buổi phỏng vấn. Ông cho biết toàn bộ quá trình từ lúc lên ý tưởng và hiện thực hóa chỉ mất 2 tuần. Nhiệm vụ của ông lúc ấy là phải hoàn thành logo để kịp công bố vào sự kiện ra mắt Apple II tháng 4/1977.

“Tôi thậm chí còn không nhận được yêu cầu chính thức của Apple về bản vẽ, ngoài việc ‘đừng làm nó quá đáng yêu’”, ông nhớ lại. Những màu sắc trong logo được ông lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Và phần lõm của biểu tượng quả táo chính là biểu trưng cho chữ “a”, chữ cái đầu tiên trong tên gọi của hãng.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Steve Jobs muốn một logo phẳng hình trái táo cắn dở với 6 màu. Ảnh: Apple.

Nhiều nguồn tin cho rằng trong bản vẽ gốc của Janoff thứ tự màu sắc đúng là từ tối đến sáng. Nhưng Steve Jobs đã nhất quyết thay đổi trình tự này. Ông cũng yêu cầu phải có đủ 6 màu và không được ngăn giữa bằng các dòng kẻ, dù tại thời điểm đó việc in các màu cách nhau sẽ dễ hơn là in liền mạch. Do đó, Michael Scott, CEO của Apple từ 1977-1981, từng nhận định đây là chiếc logo đắt đỏ nhất từng được thiết kế.

Là người nhất quyết yêu cầu logo 6 màu nhưng Steve cũng là người đòi thay đổi nó khi ông quay trở lại nắm quyền công ty vào năm 1996. Logo của Janoff kết thúc vòng đời của mình vào năm 1998, tròn 21 năm.

Tuy nhiên, trước khi ngừng sử dụng, logo hình quả táo quen thuộc được chuyển sang trắng đen trên chiếc PowerBook G3. Hộp đựng thiết bị cũng sử dụng 2 phiên bản logo trắng và đen này.

Thương hiệu trái táo khuyết

Đến 1988, bản logo màu đen đã được chọn làm biểu tượng của Apple. Hiện tại, dù được biến tấu qua từng sự kiện công bố sản phẩm nhưng hình trái táo cắn dở vẫn luôn trường tồn. Nhiều phiên bản logo Apple khác cũng được ra đời nhưng về cơ bản chúng chỉ khác nhau ở màu sắc và họa tiết.

Vào năm 1988, hãng công nghệ từng thay đổi logo trong một thời gian ngắn để chào đón sự ra mắt của iMac. Biểu tượng được chuyển sang màu xanh Bondi, tương tự với chiếc iMac đầu tiên. Logo đã thể hiện rõ sự đa dạng về mặt màu sắc của thiết bị này.

Sau đó, logo trái táo khuyết cũng thay đổi theo màu sắc của iMac và iBook. Nhưng biểu tượng màu xanh Bondi chỉ tỏa sáng trong phút chốc và không bao giờ được hãng sử dụng lâu. Thay vào đó, phiên bản màu đen lại luôn xuất hiện trên các bản in ấn của Apple.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Ngày nay trái táo khuyết đã trở thành biểu tượng quen thuộc. Ảnh: CultofMac.

Đến 2007, chiếc iPhone đầu tiên ra đời và Apple Computer đổi tên thành Apple. Hãng quyết định giữ nguyên thiết kế trái táo của Janoff và thêm hiệu ứng 3D vào phần trên của logo.

Năm 2013, iOS trải qua một đợt tái thiết kế giao diện lại từ đầu, loại bỏ toàn bộ hiệu ứng 3D. Do đó, logo cũng được thiết kế phẳng hơn nhưng không sử dụng màu đen thuần túy như trước kia mà có màu xám bạc bóng bẩy.

Ngày nay, Apple có thể linh hoạt chuyển đổi logo giữa các màu sắc. Thậm chí, hãng từng tìm về quá khứ với logo 6 màu trên chiếc iMac 24 inch.

Khi được hỏi về sự thay đổi qua nhiều năm của logo Apple, Janoff cho biết nó vẫn mang hình dáng và ý tưởng chủ đạo của ông. “Nhìn chúng, tôi như nhìn những đứa con của mình lớn lên và gặt hái thành công trong sự nghiệp. Tôi rất tự hào về chúng”, ông chia sẻ.

Trang chủ Tin Tức Vì sao Apple lấy hình ảnh táo khuyết làm biểu tượng?

Như chúng ta thấy, các hãng điện tử lớn trên thế thới như Samsung, LG, HTC đều lấy tên hãng của mình làm logo cho sản phẩm. Riêng chỉ có mình Apple là lấy hình ảnh một quả táo cắn dở( táo khuyết) làm logo, biểu tượng mà không phải tên hãng mình. Đây là một câu truyện thú vị sẽ khiến bạn bất ngờ.

Sự nổi tiếng vượt trội của các dòng sản phẩm Apple, đặc biệt là iPhone thì chiếc Logo độc đáo cũng không kém phần long trọng trong sự nghiệp phát triển danh tiếng của hãng. Tại sao lại lấy táo khuyết( táo cắn dở) mà không phải một quả táo nguyên? Câu chuyện đằng sau nó như thế nào? Hãy xem những nhận định dưới đây có làm bạn hài lòng không nhé.

  1. Các hãng công nghệ điện tử đều lấy tên viết tắt hay tên thương hiệu để làm logo, điều này khiến cho người sử dụng cảm thấy tẻ nhạt, không gây được sự chú ý và không có sức hút riêng. Apple đã thông minh hơn khi đi trước các hãng lấy iêng cho mình biểu tượng không đụng hàng ai, không phải logo in tên hãng nhưng lại liên quan mật thiết với cái tên Apple đó là hình ảnh quả táo cắn dở. Chưa nói đến ý nghĩ đằng sau logo nhưng sự khác biệt này đã tạo nên một thế giới độc nhất vô nhị, không bị đan xen, tạo cảm giác nhàm chán. Mà nó còn kích thích sự tò mò khiến người dùng muốn khám phá. Hình ảnh táo khuyết cũng làm cho mọi người thấy gần gũi hơn, không quá xa cách.
    Táo cắn dở nghĩa là gì
  2. Về câu chuyện táo khuyết cũng không có gì quá đặc biệt. “Miếng cắn” trên logo của hãng thực tế rất đơn giản. Miếng cắn đó giúp người dùng phân biệt được đó là quả táo chứ không phải một quả cherry nhỏ xinh. Bởi “ một quả táo ngoài đời khi ở kích thước nhỏ thì vẫn được gọi là quả táo, nhưng khi in làm logo thì rất dễ bị nhầm với cherry vì chúng giống nhau. Vậy là miếng cắn ra đời chỉ để phân biệt và mang tính thẩm mỹ riêng thôi.
    Táo cắn dở nghĩa là gì

Cũng có nhận định nói Apple dùng thình ảnh táo khuyết để tưởng nhớ về Alan Turing, người đặt nền móng cho hãng với những đóng góp to lớn của ông. Bởi ông đã qua đời sau khi cắn một trái táo có chất độc xyanua. Và còn có người cho rằng hình ảnh quả táo nhắc nhở mọi người phải thật hiểu biết,  và nhắc nhở nhiều điều qua câu chuyện Adam-Eva.

Và sau cùng, Steve Jobs chỉ muốn lấy loại quả yêu thích của mình làm biểu tượng vì ông thấy nó toát lên sự “vui tươi và phấn khởi” nhưng hình ảnh tao cắn dở đã nói lên tất cả ý nghĩ đặc biệt mà Apple muốn truyền tải tới người dùng phải không nào.

Không cao siêu như nhiều câu chuyện được chia sẻ, lý do đằng sau miếng cắn chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ.

Là một trong những thương hiệu thành công nhất thế giới hiện nay, Apple hiện đã quá nổi danh trong làng công nghệ toàn cầu. Cùng với đó, logo “trái táo cắn dở” của hãng đã trở thành một định vị thương hiệu quen thuộc toàn cầu bảo chứng cho sự cao cấp và chất lượng tuyệt hảo. Tuy nhiên, bạn có biết rằng logo đơn giản mà tinh tế của Apple còn ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị ít người biết tới?

Táo cắn dở nghĩa là gì

Logo đầu tiên của Apple khác xa so với bây giờ
Trong những ngày đầu tiên hoạt động, Steve Jobs sử dụng một logo được thiết kế bởi Ronald Wayne – người đồng sáng lập ban đầu của Apple. Hiện diện trong biểu tượng này là bức tranh Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây – nơi ông đã khám phá ra khái niệm về trọng lực, phía dưới là dòng chữ Apple Computer Co. Định nghĩa của Newton về trọng lực đem tới ảnh hưởng sâu sắc đến giới khoa học, tương tự như những điều Apple làm được với giới công nghệ hiện nay.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Biểu tượng đầu tiên của Apple là bức tranh Newton ngồi dưới gốc cây táo

Dù chọn để sử dụng trong những ngày đầu nhưng Steve Jobs biết rằng logo này quá phức tạp để xuất hiện trên những thiết bị điện tử cỡ nhỏ và không diễn tả được rõ ràng triết lý của Apple. Do đó, ông bắt tay với nhà thiết kế đồ họa Rob Janoff để thiết kế một logo khác.

Biểu tượng của Apple qua các thời kì
Rob Janoff đã tạo ra hình dáng nguyên bản của logo Apple bây giờ vào năm 1976: một trái táo cắn dở một bên. Tuy nhiên, khác với các thương hiệu nổi tiếng khác có một quy trình thiết kế mở rộng và thay thế logo thương hiệu, Apple trung thành với logo trái táo cho tới tận bây giờ, sự thay đổi qua các thời kì chỉ nằm ở màu sắc logo.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Biểu tượng táo cắn dở được sử dụng từ năm 1976

Ban đầu, logo Táo cắn dở của Apple có màu sắc như màu của cầu vồng. Điều này thể hiện quyết tâm của hãng trong việc thay đổi cuộc chơi trong thế giới vi tính khi màu sắc là yếu tố quyết định bởi lúc đó, hầu hết máy tính đều hiển thị hình ảnh đen trắng. Sau này, Steve Jobs quyết định thay đổi biểu tượng của hãng sang dạng đơn sắc vào năm 1998 vì màn hình màu không còn là vũ khí cạnh tranh sống còn, logo Apple dần chuyển sang sử dụng một tone màu với ngôn ngữ thiết kế đổ bóng góc cạnh đẹp mắt.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Sự thay đổi logo Apple qua các thời kì

Ý nghĩa logo và vết cắn trên biểu tượng trái Táo
Tuy vậy, có thể bạn chưa biết, lý do có một “miếng cắn” trên logo Apple thì đã được chính cha đẻ của logo này xác nhận và thực tế nó rất đơn giản. Theo chia sẻ của Rob Janoff, người trực tiếp thực hiện logo của Apple, lý do miếng cắn xuất hiện là để giúp người xem định hình rõ ràng logo Apple là một trái táo thay vì một trái cherry. “Nó ở đó để trái táo trong logo, ở một kích thước nhỏ, vẫn trông giống trái táo thay vì một trái cherry,” người này chia sẻ. Như vậy, miếng cắn dở đây gần như không có ý nghĩa gì mà chỉ mang tính chất thẩm mỹ.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Nhiều người liên tưởng sự liên quan giữa từ “bite” (miếng cắn) với từ “byte” (một thuật ngữ trong máy tính) khi nhìn logo táo cắn dở.

Về ý nghĩa logo Apple, nhiều ý kiến cho rằng logo “táo khuyết” được Apple thực hiện để tưởng nhớ đến Alan Turing, người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành công nghiệp máy tính hiện đại và các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo. Cuộc đời Alan Turing là một chuỗi những bi kịch khi ông thiếu chút nữa phải ngồi tù vì đã có QH đồng tính với một người đàn ông ở Manchester vào năm 1952. Hai năm sau đó, sự ra đi của Alan Turing cũng liên quan đến một trái táo. Vì vậy, khi tìm kiếm

logo cho Apple, Steve Jobs và các cộng sự đã chọn hình ảnh trái táo cắn dở để tưởng nhớ đến Alan Turing và những đóng góp của ông.

Táo cắn dở nghĩa là gì

Logo “táo cắn dở” là một trong những hình ảnh quyền lực nhất của làng công nghệ.

Một số quan điểm cũng cho rằng trái táo là biểu tượng của sự hiểu biết, kiến thức trong những câu chuyện như Adam – Eva hay Newton tìm ra trọng lực. Dù vậy, tất cả đều không được Apple xác nhận. Năm 2011, khi cuốn sách về cuộc đời Steve Jobs được xuất bản, một chi tiết trong sách nêu lý do Steve Jobs đặt tên Apple là Apple chỉ đơn giản táo là loại quả ông yêu thích. Cha đẻ Apple chia sẻ khi đó ông vừa trở về từ một vườn táo và nghĩ rằng tên gọi này thật “vui tươi và hứng khởi”.
Nguồn: Enews

Nguồn bài viết: https://www.google.com/search?q=+nghia+thu+vi+an+sau+logo+tao+khuyet+cua+apple