Chứng khoán xuống thì lãi suất ngân hàng thế nào

VOV.VN - So với thời điểm cuối năm 2022, lãi suất huy động đã giảm từ 2 - 2,5 lần, dù vậy lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng mạnh. Lượng tiền gửi ngân hàng cao kỷ lục cũng cho thấy người dân và doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng dù lãi suất có thấp nhằm đảm bảo an toàn.

Hiện các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất huy động, để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong thời gian tới. Tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, lãi suất huy động đã được điều chỉnh giảm ở mức thấp kỷ lục.

Tiền gửi kỳ hạn 1 năm ở một số ngân hàng đã xuống dưới mốc 5%/năm. Các kỳ hạn ngắn từ 1 - 3 tháng, lãi suất tiền gửi chỉ từ 2,2 - 2,6%/năm, cá biệt có ngân hàng chỉ huy động tiền gửi ở kỳ hạn này với mức lãi suất dưới 2%/năm. Mặc dù lãi suất huy động giảm sâu, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm.

Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi của cư dân và các tổ chức kinh tế vẫn đạt gần 12,7 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,3% so với đầu năm và là mức tiền gửi cao nhất lịch sử ngành ngân hàng.

Chứng khoán xuống thì lãi suất ngân hàng thế nào

Hiện các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất huy động, để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: KT)

Ông Trần Tuấn Anh, sống tại Quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "So với đầu năm hay năm ngoái thì lãi suất đã giảm một nửa, nhưng so với hình thức rủi ro hơn như trái phiếu hay chứng khoán thì tôi vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm cho an toàn".

Lượng tiền gửi ngân hàng cao kỷ lục cũng cho thấy người dân và doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng dù lãi suất có thấp nhằm đảm bảo an toàn, sau hàng loạt các vi phạm về phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán khiến niềm tin vào thị trường vốn bị sụt giảm. Hơn nữa, trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh rất khó khăn, lựa chọn quay về gửi tiết kiệm ngân hàng của người dân và doanh nghiệp là dễ hiểu nhằm đảm bảo nguồn vốn, chờ đợi cơ hội kinh doanh khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc hơn trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu phân tích: "Liệu chúng ta có cách nào để khuyên người dân đầu tư vào những kênh đầu tư hợp lý hay không? Hiện các kênh đầu tư đều có độ rủi ro lớn, biến động từ kênh chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản, chỉ có ngân hàng an toàn nhất, mặc dù lãi suất giảm. Với lợi nhuận không rủi ro gì thì chúng ta vẫn gửi ngân hàng. Vì vậy chúng ta phải tạo niềm tin tại các kênh đầu tư khác, cải thiện thị trường chứng khoán, trái phiếu và những kênh đầu tư trực tiếp khác".

Mặc dù thanh khoản hệ thống có sự dư thừa trong thời gian gần đây nhưng theo nhiều chuyên gia, sự dư thừa này có được chỉ trong ngắn hạn, một phần nhờ sự hỗ trợ bơm tiền từ phía Ngân hàng Nhà nước. Áp lực thanh khoản là vấn đề dài hạn bởi tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế vẫn đang cao hơn so với huy động vốn. Hiện nay hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn khi trên 52% dư nợ tín dụng đồng Việt Nam của hệ thống là trung dài hạn.

Trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng tài chính với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, John Maynard Keynes, nhà kinh tế học từng được tạp chí Time bầu chọn là một trong 100 người làm nên thế kỷ 20 viết rằng: “Chúng ta có thể thấy rõ ràng cái đích nguy hiểm của con đường chúng ta đang đi. Nếu chính phủ không hành động, chúng ta sẽ thấy sự sụp đổ của cơ cấu hợp đồng hiện có và các công cụ nợ, cùng với sự mất lòng tin hoàn toàn vào hệ thống tài chính và Chính phủ. Chúng ta sẽ không thể dự đoán được hậu quả cuối cùng".

Chứng khoán xuống thì lãi suất ngân hàng thế nào

Các học thuyết của Keynes nhấn mạnh đến vai trò, tác động của sự can thiệp từ bên ngoài lên nền kinh tế. Trong khi các học thuyết kinh tế cổ điển cho rằng không thể tránh được các chu kỳ kinh tế với các đỉnh và đáy của nó thì theo Keynes, các suy thoái kinh tế không cần thiết phải tự điều chỉnh. Keynes đã đưa ra nguyên lý về cung, cầu tiền tệ và mối quan hệ mật thiết với lãi suất. Các quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền. Tìm hiểu mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán với lãi suất nói chung, hay lãi suất tiền gửi nói riêng chính là tìm hiểu về mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và cung cầu tiền tệ.

Xét đến thị trường Việt Nam vào năm 2005, lãi suất ở mặt bằng thấp từ 6-7% /năm, thị trường chứng khoán liên tiếp xác lập đỉnh mới với đỉnh điểm ghi nhận ở mức 1170 điểm vào cuối 2007. Đến 2008, lãi suất huy động vốn đã được một số ngân hàng thương mại đưa lên từ mức hơn 16%/năm lên 19,2%/năm, thị trường chứng khoán cũng đạt đỉnh và giảm rất mạnh ngay sau đó.

Ta có thể lý giải rằng khi lãi suất tăng lên, gửi tiết kiệm ngân hàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn khi có mức độ rủi ro thấp nhưng mang lại lợi tức cao và ngược lại, khi lãi suất giảm, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những kênh mang lại nhiều lợi nhuận hơn việc gửi tiền vào ngân hàng. Đó là lúc mà thị trường chứng khoán, cụ thể là thị trường cổ phiếu, nơi các nhà đầu tư dễ tiếp cận nhờ mức thanh khoản cao và không đòi hỏi quá nhiều vốn, sẽ trở nên thu hút. Mặt khác, lãi suất thị trường còn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá các chứng khoán có lãi suất cố định như trái phiếu. Do đó, khi lãi suất thay đổi chắc chắn sẽ làm thay đổi lợi tức trái phiếu.

Từ giải thích trên ta thấy rằng mối quan hệ giữa lãi suất với cổ phiếu là gián tiếp và với trái phiếu là trực tiếp. Chính vì thế nên mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu không hoàn toàn diễn ra ngược chiều. Lý do ở chỗ, dòng tiền thu nhập của cổ phiếu không cố định như của trái phiếu, mà chúng có thể thay đổi theo kỳ vọng của nhà đầu tư nên mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thay đổi của lãi suất. Trên thực tế, mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều giữa cổ phiếu và lãi suất phụ thuộc vào trình độ phát triển của của thị trường, mức độ hoàn hảo của thông tin trên thị trường cũng như chất lượng hàng hóa tài chính…. và khác nhau ở mỗi quốc gia.

Chứng khoán xuống thì lãi suất ngân hàng thế nào

Tham khảo: Chi phí cơ hội trong đầu tư chứng khoán

Lãi suất chịu tác động của hai nhân tố: khối lượng tiền mặt trong lưu thông (cung tiền) và sự ưa chuộng tiền mặt (cầu tiền).

Chứng khoán xuống thì lãi suất ngân hàng thế nào

Do chỉ có ngân hàng trung ương có chức năng này nên cung tiền là một số cố định không phụ thuộc vào lãi suất. Cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất vì vậy là đường thẳng dốc xuống. Khi kích thích được doanh nghiệp gia tăng đầu tư, sẽ tăng khối lượng tiền mặt vào lưu thông từ đó giảm được lãi suất, kích thích mở rộng sản xuất. Khi mở rộng sản xuất, doanh nghiệp sẽ khao khát nguồn vốn với giá rẻ từ đó nảy sinh động lực làm thị trường chứng khoán phát triển theo khi số lượng công ty và nhu cầu về vốn gia tăng. Mặt khác, sự ưa chuộng tiền mặt là một khuynh hướng tâm lý. Do đó nhu cầu sử dụng tiền mặt không cố định, sự thay đổi của nhu cầu tiền mặt tùy thuộc vào việc có hay không có thị trường chứng khoán. Nhu cầu đầu cơ sẽ mạnh lên khi thị trường chứng khoán được hình thành, trong trường hợp không có thị trường chứng khoán thì nhu cầu dự phòng tăng lên.

Chính sách tiền tệ nói chung và lãi suất tiền gửi nói riêng sẽ tác động đến cung và cầu tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng có thể khiến lãi suất xuống mức quá thấp, điều này khiến cho các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và quyết định nắm giữ tiền mặt để đầu tư những kênh có mức sinh lời cao hơn như thị trường chứng khoán. Ngược lại với chính sách tiền tệ thắt chặt, cá nhân sẽ có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng khi đó là kênh mang lại lãi suất cao với mức rủi ro thấp. Do đó, chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.