Cột bts là gì

Cột bts là gì

Trạm BTS được lắp đặt tại trụ sở toàn nhà Viettel- thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh

Việc xây dựng trạm BTS trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, các đơn vị đều tuân thủ theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2010-BTTTT). Đây là Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Quy chuẩn này quy định các giới hạn bắt buộc phải áp dụng đối với các thiết bị sinh ra trường điện từ (trong đó có trạm BTS) để đảm bảo an toàn đối với cơ thể con người khi sinh sống và làm việc trong trường tần số vô tuyến điện ở dải tần 3Khz-300Ghz. Khi đi vào hoạt động, các trạm BTS tại Hà Tĩnh luôn được kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát đúng tần số, công suất cho phép. Cho đến nay, qua các kết quả đo kiểm thực tế trong quá trình kiểm định công trình và đo kiểm theo khiếu nại, yêu cầu của người dân đều chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm tiêu chuẩn an toàn theo quy định tại QCVN 08:2010-BTTTT. Trong 01 cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Đài PTTH Hà Tĩnh ông Đoàn Quang Hoan, Phó chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam, thành viên Ủy ban Thể lệ vô tuyến của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) khẳng định: “Hiện nay, các tổ chức của thế giới đã nghiên cứu tiêu chuẩn về mức bức xạ, tổ chức y tế thế giới cũng đã thừa nhận là nếu mức bức xạ mà ở dưới mức quy định các tiêu chuẩn quốc tế đấy thì không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ở Việt Nam Bộ Khoa học công nghệ cũng đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia về mức bức xạ, mà ở cái mức độ thấp hơn tiêu chuẩn đấy thì không gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Tiêu chuẩn Việt Nam còn khắt khe hơn tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, cho nên các trạm phát sóng nếu đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe con người.”

Mặt khác,theo quy định trong vòng 30 ngày kể từ khi trạm BTS đi vào hoạt động, tổ chức hoặc doanh nghiệp phải niêm yết bản sao giấy chứng nhận kiểm định hoặc bản công bố tại địa điểm lắp đặt trạm (có thời hạn 5 năm). Vì vậy, cơ quan, tổ chức và người dân có thể tự kiểm chứng nội dung này tại các trạm BTS.

Ngoài ra, định kỳ hoặc đột xuất, các cơ quan quản lý đều tiến hành kiểm tra hoạt động của trạm để đảm bảo luôn tuân thủ các qui định của nhà nước, đảm bảo an toàn cả kỹ thuật công trình và sóng điện từ phát ra từ trạm.

Do đó, có thể khẳng định rằng các trạm BTS hoạt động theo tiêu chuẩn quy định, thì người dân sống gần khu vực các trạm BTS hoàn toàn yên tâm vì sóng điện từ phát ra từ trạm theo tiêu chuẩn không có hại cho sức khỏe con người. Thời gian tới, để đảm bảo hạ tầng mạng lưới băng rộng phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân và tiến tới nền hành chính điện tử công khai, minh bạch, cách mạng công nghiệp 4.0…, nhà nước sẽ yêu cầu các doanh nghiệp Viễn thông tiếp tục phát triển thêm các trạm phát sóng 4G, 5G để mở rộng vùng phủ khắp toàn tỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì vậy, đề nghị bà con nhân dân tìm hiểu và tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng các trạm thu phát song BTS theo quy hoạch đề ra./.

                                                                 Hoài Anh - Mạnh Hùng (Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh)

Trạm BTS là cụm từ viết tắt tiếng Anh “Base Transceiver Station”, là Trạm thu phát sóng di động thường dùng trong ngành truyền thông các thiết bị di động mạng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là ISP). Đây là một sơ sở hạ tầng viễn thông được dùng trong truyền dẫn thông tin về các thiết bị di động. Trạm BTS được đặt tại 1 vị trí nhất định theo quy hoạch của các ISP (dựa theo mạng tổ ong) nhằm tạo ra hiệu quả thu phát sóng tốt hơn, khả năng phủ sóng rộng hơn và ít có các điểm, vùng nằm giữa các trạm BTS mà không được phủ sóng. Thông thường khu vực đặt Trạm BTS là các vị trí trên cao và gần khu dân cư để tăng khả năng phát sóng cho nơi tập trung nhiều người sử dụng.

            Tại Việt Nam có 6 nhà mạng cung cấp dịch vụ về thông tin di động mặt đất, sử dụng 2 hệ thống điện thoại di động phổ biến là: Công nghệ GSM (Vinaphone, Viettel, Gtel, Mobiphone, Vietnammobile) và CDMA (Sphone). 2 hệ thống này hiện đang phục vụ cho khoảng 151,2 triệu thuê bao và số lượng thuê bao lớn nhất tại các thành phố lớn. Chính vì thế, trạm BTS cần được xây dựng với mật độ cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ, độ phủ sóng tốt nhất.

          Hiện nay, vấn đề người dân được quan tâm nhất là các Trạm BTS có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không? Đây cũng là vấn đến được cả thế giới quan tâm, với khoảng 5 tỷ thuê bao và mạng di động đều sử dụng cấu trúc dạng tế bào (có trạm BTS gần nhất để phục vụ) thì qua nghiên cứu của WHO, ICNIRP và ITU kết luận: Mức độ phơi nhiễm thấp và chưa có bằng chứng khoa học nào thuyết phục rằng sóng điện thoại có thể gây ra những tổn hại cho sức khỏe con người. Nghiên cứu này cũng xác định được mức độ an toàn giữa trạm BTS và khu vực người dân sinh sống. Ở Việt Nam vấn đề này cũng được nghiên cứu kỹ càng và đưa ra kết luận: Với dải tần số của sóng điện thoại, vô tuyến tại các trạm thu, phát đều chưa có bằng chứng khoa học khẳng định rằng nó có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, Trạm BTS trước khi được đưa vào sử dụng cần kiểm định và tuân thủ nghiêm ngặt các an toàn về phơi nhiễm sóng điện từ trường. Trạm BTS phải được cấp giấy phép, giấy chứng nhấn đủ điều kiện hoạt động mới được phép hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân.

          Việc lắp đặt Trạm BTS cần tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn, quy trình đo kiểm định như sau:

          1. Quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn, Quy chuẩn về phơi nhiễm điện từ trường của trạm BTS trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới gồm:

- Tiêu chuẩn TCVN3718-1:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý an toàn bức xạ tầng số rađio Mức phơi nhiễm trong dải tần từ 3Khz đến 300Ghz.

- Quy chuẩn QCVN 08:2010/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm quy định trong TCVN 3718-1:2005.

         Như vậy, khi đưa vào vận hành, khai thác trạm BTS, doanh nghiệp viễn thông phải tuân thủ mức phơi nhiễm điện từ theo quy định của TCVN 3718-1:2005, quy định này được đánh giá là khắc khe hơn so với nhiều nước trên thế giới.

         2. Quy định về quy trình đo kiểm định

Thực hiện theo các Thông tư sau của Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Thông tư số 07/2020/TT-BTTTT ngày 13/4/2020 quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện;

- Thông tư số 08/2020/TT-BTTTT ngày 13/4/2020 về ban hành danh mục và quy trình kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định;

Theo quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTTTT, Thông tư số 08/2020/TT-BTTTT thì sau khi triển khai lắp đặt các trạm BTS, các doanh nghiệp thông tin di động phải thực hiện đo kiểm định về trường điện từ cho các trạm BTS do các tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận thực hiện và chu kỳ tái kiểm định 5 năm/lần. Nếu các trạm BTS sau khi kiểm định tuân thủ theo TCVN 3718-1:2005 thì sẽ được cấp giấy chứng nhận hoạt động. Các trạm BTS khi được cấp giấy chứng nhận hoạt động đảm bảo mức giới hạn về phơi nhiễm trường điện từ là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống xung quanh trạm. 

Để hiểu thêm về ảnh hưởng phơi nhiễm sóng điện từ của các trạm BTS, người dân có thể truy cập trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông tại địa chỉ: http://vnta.gov.vn/doanhnghiep/trang/tinchitiet.aspx?tinTucID=24101./.

      PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN QUẬN

(Trích nội dung Phụ lục 8, Kế hoạch số 679/KH-STTTT ngày 09/04/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh)

Trạm BTS hay còn được biết đến là các trạm thu phát sóng di động. Trạm BTS ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những lợi ích và ảnh hưởng của trạm này. Hiểu được điều đó, Cơ Khí TT sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về trạm BTS trong bài viết này nhé!

Giới thiệu trạm BTS

Trạm BTS là gì?

Trạm BTS (Base Transceiver Station) là trạm dùng để thu phát sóng di động, thường dùng trong ngành truyền thông các thiết bị di động mạng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là ISP). Trạm BTS thường được đặt tại 1 vị trí nhất định dựa trên quy hoạch của ISP (mạng tổ ong) để tạo ra hiệu quả thu phát tốt hơn, khả năng phủ sóng rộng rãi hơn.

Cột bts là gì

Cấu tạo trạm BTS

Cấu tạo của trạm BTS bao gồm:

  • Một trạm thu phát (TRX) để xử lý truyền và nhận tín hiệu, gửi/nhận tín hiệu tại các phần tử mạng cao hơn.
  • Một bộ tổng hợp kết hợp nguồn dữ liệu từ trạm thu phát để gửi thông tin thông qua ăng ten (mỗi trạm chỉ cần 1 ăng ten riêng) nên giảm thiểu được số lượng ăng ten cần cài đặt.
  • Một bộ song công dùng để tách bạch việc gửi và nhận tín hiệu từ ăng ten hoặc từ bên ngoài của trạm BTS.

Tại sao cần xây nhiều trạm BTS?

Hiện nay, Việt Nam có 6 nhà mạng cung cấp dịch vụ về thông tin di động mặt đất, sử dụng 2 hệ thống điện thoại di động phổ biến là: Công nghệ GSM (Vinaphone, Viettel, Gtel, Mobiphone, Vietnammobile) và CDMA (Sphone). 2 hệ thống này hiện đang phục vụ cho khoảng 151,2 triệu thuê bao và số lượng thuê bao lớn nhất tại các thành phố lớn. Chính vì thế, trạm BTS cần được xây dựng với mật độ cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ, độ phủ sóng tốt nhất.

Quy trình xây trạm BTS phải thực hiện như thế nào?

Cột bts là gì

Theo quy định của Thông tư số 12/2007/TTLT-BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Liên Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu phát sóng thông tin di động ở các đô thị thì muốn xây dựng một trạm BTS cần:

  • Xin ý kiến, chủ trương của UBND tỉnh nơi lắp đặt
  • Sau khi các cơ quan cho phép và có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp đó mới được quyền tiến hành lập hồ sơ cấp phép xây dựng trạm BTS theo quy định tại Điểm 1, Mục II Thông tư số 12/2007/TTLT-BXD-BTTTT.
  • Thẩm quyền cấp phép xây dựng sẽ được chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố nơi xây dựng trạm BTS cấp phép.

Để đưa trạm BTS đi vào hoạt động cần những điều kiện gì?

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư 09/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 về kiểm định và công bố sự phù hợp đối với công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông và Thông tư 11/2009/TT-BTTTT về danh mục công trình viễn thông bắt buộc công bố sự phù hợp: BTS lắp đặt mới trong thời gian 90 ngày kể từ ngày đưa công trình vào khai thác sử dụng phải được kiểm định, nếu tuân thủ TCVN 3718-1:2005 thì mới được hoạt động, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về tiếp đất, chống sét bằng hình thức công bố sự phù hợp (có nghĩa là tất cả các trạm BTS không có trạm nào gây ra mức phơi nhiễm vượt mức giới hạn cho phép 2W/m2 (hoặc 27,5V/m) trong khu vực dân cư sinh sống, đi lại xung quanh trạm phát sóng BTS).

Đối với các trạm BTS có sự thay đổi về cấu hình, vị trí, độ cao hoặc hướng ăng ten cần được kiểm định lại hoặc làm giấy chứng nhận chuyển hướng. Người dân có thể nhận biết trạm BTS nào đã được kiểm địnht thông qua giấy chứng nhận kiểm định được niêm yết tại địa điểm lắp đặt.

Các trạm BTS có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người hay không?

Cột bts là gì

Vấn đề Sóng di động được có gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người hay không là một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm đến. Hiện nay, có khoảng 5 tỷ thuê bao và mạng di động đều sử dụng cấu trúc dạng tế bào (có trạm BTS gần nhất để phục vụ). Qua nghiên cứu của WHO, ICNIRP và ITU kết luận: Mức độ phơi nhiễm thấp và chưa có bằng chứng khoa học nào thuyết phục rằng sóng điện thoại có thể gây ra những tổn hại cho sức khỏe con người. Nghiên cứu này cũng xác định được mức độ an toàn giữa trạm BTS và khu vực người dân sinh sống.

Tại Việt Nam vấn đề này cũng được nghiên cứu kỹ càng và đưa ra kết luận: Với dải tần số của sóng điện thoại, vô tuyến tại các trạm thu, phát đều chưa có bằng chứng khoa học khẳng định rằng nó có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Để có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của sóng điện thoại với sức khỏe con người thì người ta dùng đại lượng SAR để đo lường. Đây là chỉ số hấp thụ đặc trưng, được đo bằng W/kg.

Người dân cần sống cách trạm BTS bao nhiêu để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của trạm?

Không có quy định nào rõ ràng về khoảng cách an toàn cho người dân sống gần trạm BTS mà đơn vị xây dựng cần đảm bảo được rằng nơi nào có người dân thì nơi đó phải được an toàn nhất.

Trạm BTS trước khi được đưa vào sử dụng cần kiểm định và tuân thủ nghiêm ngặt các an toàn về phơi nhiễm sóng điện từ trường. Trạm BTS phải được cấp giấy phép, giấy chứng nhấn đủ điều kiện hoạt động mới được phép hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân.

Quy định xử lý về việc lắp đặt các trạm BTS không đúng tiêu chuẩn

Cột bts là gì

Hiện nay, đa phần cách doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS theo hình thức: cột độc lập, lắp trên cột cao của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình, phát thanh, lắp trên nóc nhà dân, cơ quan,… Chính vì thế điều này không phù hợp nếu đưa ra các quy định cứng của việc lắp trạm BTS. Trên phương diện quản lý thì trạm BTS chỉ được xây dựng và hoạt động khi được kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn.

Nếu người dân phát hiện ra sai phạm trong quá trình xây dựng và lắp đặt trạm BTS có thể gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện, thành phố nơi cư trú để được xử lý.

Nếu việc lắp đặt trạm BTS đúng quy định, đúng tiêu chuẩn mà người dân cản trở thì có bị xử lý hay không?

Theo Điều 5 Luật Viễn thông:

“Điều 5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin

  1. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; trường hợp phát hiện các hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
  2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông không được gây hại đến môi trường và hoạt động kinh tế – xã hội khác. Tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của mình không được gây nhiễu có hại, làm hư hỏng thiết bị công trình, mạng viễn thông, gây hại đến hoạt động của cơ sở hạ tầng viễn thông.
  3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông công cộng, chủ mạng viễn thông dùng riêng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông dùng riêng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối của mình và tham gia bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng…”

Tại khoản 6 Điều 12 Luật Viễn thông:

“Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông

  1. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.”

Theo quy định của pháp luật, nếu trạm BTS được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn và quy định mà người dân có hành vi cản trở thì người đó có thể bị xử lý theo hành chính hoặc tùy thuộc vào các mức độ vi phạm. Ví dụ:

  • Tại điều 41 của nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 có quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạng viễn thông cố định công cộng đường dài trong nước, quốc tế; mạng viễn thông di động công cộng, mạng viễn thông cố định vệ tinh công cộng, mạng viễn thông di động vệ tinh công cộng, mạng thông tin vô tuyến điện hàng hải công cộng.
  • Hoặc việc cản trở lắp đặt trạm BTS đúng quy định, đúng tiêu chuẩn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết nhất về trạm BTS mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!