Dấu hiệu vi phạm hình sự về môi trường

1. Mở rộng chủ thể của tội phạm

Lần đầu tiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại[1]. Đây là bước tiến đột phá, quan trọng của pháp luật hình sự nước ta, mặc dù chỉ giới hạn trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại nhưng tạo cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với những chủ thể này khi có những hoạt động có dấu hiệu tội phạm trong việc gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian vừa qua, môi trường sống nhiều nơi trên đất nước ta đáng báo động với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, nguyên nhân là do hoạt động của các pháp nhân gây ra, song trên thực tế, việc xử lý hình sự đối với pháp nhân là điều không thể.

Những vụ việc gây ô nhiễm môi trường điển hình như: Vụ công ty Vê Đan xả nước thải trực tiếp xuống sông Thị Vải (Đồng Nai), nhà máy Mi Won xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng, Công ty sửa chữa tàu biển Huyndai – Vinashin xả chất thải rắn độc hại không qua xử lý… và còn rất nhiều hành vi có dấu hiệu tội phạm khác của pháp nhân thương mại. Đặc biệt, trong thời gian gần đây môi trường biển một khu vực của các tỉnh miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng bởi hoạt động xả thải trực tiếp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã mở ra một hướng giải quyết rất lớn trong công cuộc đấu tranh, phòng và chống tội phạm về môi trường. Bên cạnh đó, quy định này tạo ra sự tương thích giữa pháp luật hình sự và pháp luật hành chính. Trong khi việc xử phạt hành chính không thể đủ sức răn đe và không tương xứng với tính chất nghiêm trọng của các hành vi vi phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự đối với 9 tội danh trong tổng số 12 tội danh, bao gồm: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238); Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242); Tội hủy hoại rừng (Điều 243); Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245); Tội nhập khẩu, phát tán các loại ngoại lai xâm hại (Điều 246).

2. Cụ thể hóa các dạng hành vi phạm tội gây ô nhiễm môi trường

Trước đây, theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung  năm 2009) có những dạng hành vi được mô tả một cách chưa cụ thể như “vi phạm quy định…’’, thì hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định chi tiết các hành vi phạm tội cụ thể. Ví dụ: Đối với Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản ở Điều 242 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung thêm các dạng hành vi: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (khoản 2, khoản 3), “Làm chết người”, “Làm chết hai người trở lên” (khoản 2, khoản 3); trong khi đó, Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã không quy định về các dạng hành vi này. Hoặc đối với Tội gây ô nhiễm môi trường Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường…”, thì Điều Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã liệt kê một cách chi tiết các dạng hành vi gây ô nhiễm môi trường gồm: Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy,  xả thải, xả nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn,… phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ…

3. Định lượng hóa đối với hành vi phạm tội của các tội phạm môi trường một cách cụ thể

Trước đây, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã không đưa ra mức định lượng một cách cụ thể đối với những tội phạm về môi trường. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), thì chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với môi trường. Điều này mang tính định tính, tạo ra sự khó khăn, phức tạp trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự  và phải dẫn chiếu đến nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan. Ví dụ: Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại Điều 182a Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” thì Điều 236 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội này với mức định lượng cụ thể đối với chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về  các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam (khoản 1), từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam (điểm a, khoản 2)…

Hoặc đối với Tội gây ô nhiễm môi trường, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định mức định lượng cụ thể đối với hành vi chôn, lấp, đồ, thải ra môi trường chất thải nguy hại từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam (điểm a, khoản 1); hoặc “Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m³) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m³) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 5 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m³) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m³) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên” (điểm c, khoản 1, Điều 235),… Trong khi đó, Điều 182 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã không quy định mức định lượng một cách cụ thể đối với hành vi phạm tội của tội này, mà chỉ quy định một cách chung chung là hành vi “ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trong hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” (khoản 1)… Và tương tự, đối với những tội phạm khác, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng đã định lượng hóa như lưu lượng xả thải, khối lượng chất thải rắn thải ra, số lần vượt quy chuẩn môi trường,… để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mở rộng phạm vi áp dụng và nâng mức phạt tiền đối với nhóm tội phạm về môi trường

Hành vi phạm tội của các chủ thể đối với môi trường sống chủ yếu xuất phát từ mục đích thu được nhiều lợi nhuận, vì vậy chế tài cần phải tăng lên để đảm bảo tính răn đe, trừng trị. Ví dụ: Tội hủy hoại rừng khoản 1 Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định chế tài phạt tiền “từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”, trong khi đó  khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài phạt tiền đối với tội này là “từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng”, mức phạt tiền tăng lên gấp năm lần so với Bộ luật Hình sự hiện hành.

Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã đưa ra chế tài lựa chọn giữa hình phạt tù và hình phạt tiền, quy định này khác với Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chỉ quy định một loại chế tài duy nhất là hình phạt tù. Ví dụ: Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định chế tài áp dụng dành cho người phạm tội là: “Phạt tiền từ 50.000.000 đồng  đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng đã bổ sung một tội danh mới: “Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bài sông” (Điều 238).

Với những sửa đổi, bổ sung về nhóm tội phạm môi trường, Bộ luật Hình sự mới đã mở ra sự hy vọng rất lớn đối với việc ngăn chặn, xử lý một cách nghiêm minh và đẩy lùi những hoạt động gây ô nhiễm môi trường có dấu hiệu tội phạm của các chủ thể, bảo vệ môi trường sống của đất nước ta. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung này cũng đã đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường./.

Theo http://tcdcpl.moj.gov.vn

Trong thời buổi hiện nay, môi trường phải tiếp nhân rất nhiều rác thải như: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng, rác thải y tế,… với khối lượng rác thải rất lớn. Cũng chính vì thế mà vẫn đề cấp thiết được đặt ra để giải quyết và xử lý các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường là hết sức cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà cần phải được thực hiện trên quy mô toàn thế giới. Pháp luật nước ta đã dự liệu được các vấn đề về tội phạm môi trường và những vi phạm hành chính về môi trường mà con người thường xuyên thực hiện từ đó đã đưa ra các quy định về điều này trong Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan được ban hành kèm theo để giải quyết vấn đề đáng lo ngại này.

Vậy pháp luật hình sự hiện hành quy định về các tội phạm về môi trường bao gồm những loại tội nào? Bên cạnh đó, vấn đề vi phạm hành chính về môi trường được quy định về nội dung ra sao? Theo những quy định này có thể phân biệt về tội phạm về môi trường với vi phạm hành chính về môi trường. Để giải đáp các thắc mắc này, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tơi quý bạn đọc hiểu về nội dung này như sau:

Dấu hiệu vi phạm hình sự về môi trường

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015

– Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Quy định về tội phạm môi trường

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm về tội phạm về môi trường được định nghĩa là tội phạm về môi trường được xác định là những đối tượng xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dãn cư.

Bên cạnh đó có thể hiểu một cách đơn giản nhất là các tội phạm về môi trường được xác định khi có những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường. Do đó, theo quy định về việc phân loại tội phạm tại Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 được chia thành 4 nhóm và sắp xếp theo trật tự sau:

Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (các Điều 235, 236, 237 và 239 Bộ luật Hình sự) được khẳng định là các tội quy định đối với những người hoặc pháp nhân thương mại có những hành vi cố ý thải vào không khí, nguồn nước, đất, các chất thải nguy hại.

Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật (Điều 240 và Điều 241);

Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường (Điều 242 và Điều 243);

Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường (Điều 238, Điều 244, Điều 245 và Điều 246)

2. Quy định về vi phạm hành chính về môi trường

Trên cơ sở quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra, theo như quy định tại Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP đối với việc vi phạm hành chính về môi trường:Các hành vi vi phạm hành trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 

Theo như quy định tại Điều 2 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng vi phạm hành chính về môi trường là cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định có liên quan. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Bên cạnh việc quy định về đối tượng thì tại Điều 49 Nghị định này cũng có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

“1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a, Phạt cảnh cáo;

b, Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 có quyền:

a, Phạt cảnh cáo;

b, Phạt tiền đến 1.500.000 đồng”.

Ngoài ra theo như quy định tại Điều này cũng quy định thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ. Không những thế mà tại Khoản 3 Điều 53 Nghị định này cũng quy định về trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Phân biệt tội phạm về môi trường với vi phạm hành chính về môi trường

Để phân biệt giữa tội phạm về môi trường và vi phạm hành chính về mội trường, trước tiên cần đưa ra các tiêu chí để phân biệt:

Thứ nhất: Căn cứ pháp lý áp dụng

– Tôi phạm về môi trường: Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 2015.

– Vi phạm hành chính về môi trường: Áp dụng quy định theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Như vậy có thể thấy rằng đối với những hành vi bảo vệ môi trường ở các mức độ khác nhau thì sẽ được quy định dưới góc dộ pháp lý và mức chịu trách nhiệm về các hanh vi vi phạm pháp luật môi trường khác nhau là khác nhau. Chính bởi vi có sự nhận định đó mà các vấn đề vi phạm về mồi môi trường được quy định khác nhau về cơ sở pháp lý như trên.

Thứ hai: Khái niệm

– Tội phạm về môi trường được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là “những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội liên quan đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc đảm bảo an ninh sinh thái đối với cộng đồng dân cư”.

– Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành về lĩnh vực môi trường

Thứ ba, Hành vi vi phạm

– Tôi phạm về môi trường: Được quy định cụ thể về các hành vi vi phạm gồm

Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường

Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường

Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông

Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người

Điều 241. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

Điều 242. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản

Điều 243. Tội huỷ hoại rừng

Điều 244. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Điều 245. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Điều 246. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại

– Vi phạm hành chính về môi trường: Các hành vi vi phạm hành chính gồm

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP bao gồm:

“a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bn vững các loài sinh vật và bảo tn và phát triển bn vững tài nguyên di truyn;

h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này”.

Thứ tư: Trách nhiệm pháp lý phải chịu

– Tội phạm về môi trường: trách nhiệm pháp lý cao, phạt tiền, cải tạo, giam giữ và có thể là trách nhiệm hình sự về các tội liên quan đến môi trường. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội phạm về môi trường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến môi trường và những người sống trong môi trương bị ô nhiễm nhưng không có tội phạm nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đông thời, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn quy định hình phạt chính của tội phạm môi trường là việc xử lý vi phạm hành chính đó là hình phạt tiền, chứ không phải là hình phạt tù như các tội khác được Bộ luật này quy định.

– Vi phạm hành chính về môi trường: Phạt tiền theo mức độ vi phạm

Ngoài ra có thể dựa vào các nội dung trực tiếp của từng hành vi để phân biệt, tuy nhiên bạn có thể phân biệt hai trách nhiệm này dựa vào ba tiêu chí chính nêu trên.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về phân biệt tội phạm về môi trường với vi phạm hành chính về môi trường theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về vấn đề môi trường khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!