Định nghĩa quảng cáo là gì

Bản chất của quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để xây dựng hình ảnh lâu dài cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vươn tới mọi đối tượng khách hàng rải rác khắp các vùng lãnh thổ, giúp tăng nhanh doanh số bán hàng,… Để thực hiện được mục tiêu này, các công ty, doanh nghiệp phải chi ra một khoảng tiền nhất định nào đó.

>>> TOP 5 hình thức quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất

>> Dịch vụ quảng cáo truyền hình

Định nghĩa quảng cáo là gì

1. Về bản chất của quảng cáo:

– Quảng cáo mang tính đại chúng: Quảng cáo chính là cách truyền đạt thông tin một chác công khai về sản phẩm, dịch vụ nào đó một cách chuẩn hóa và hợp pháp.Vì thế, mà có nhiều người tiếp nhận thông tin quảng cáo, nhờ đó người mua có thể đã hiểu biết và chấp nhận mua sản phẩm.

– Quảng cáo có sự lan tỏa: Quảng cáo là cách giúp người bán lặp lại thông điệp nhiều lần đến người mua nhận và giúp người mua so sánh thông điệp của các hãng khác nhau để có thể đưa ra lựa chọn khi có nhu cầu. Ngoài ra qui mô quảng cáo còn là cách thể hiện tầm cỡ, danh tiếng và sự thành công của các doanh nghiệp.

– Quảng cáo có tính khuếch đại trong diễn đạt: Quảng cáo trao cơ hội tạo nên kịch tính trong sự trình bày sản phẩm và dịch vụ cũng như công ty qua cách sử dụng khéo léo các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, … Tuy nhiên nếu quá lạm dụng các yếu tố này có thể bạn sẽ làm loãng hoặc rối thông điệp.

– Quảng cáo có tính vô cảm: Quảng cáo thường không thúc ép mua như lực lượng bán hàng, do đó khán thính giả sẽ không cảm thấy bị bắt buộc phải chú ý hay đáp ứng. Quảng cáo thực chất chỉ là một hình thức độc thoại không phải là đối thoại với khách hàng.

2. Mục tiêu của quảng cáo là gì?

Mục tiêu của mọi quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ hay công ty nào đó nhằm ảnh hưởng đến các tập tính của công chúng và nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó, giúp nâng cao doanh số bán hàng. Mục tiêu của một quảng cáo phải tùy thuộc vào những quyết định trước đó của doanh nghiệp về thị trường mục tiêu, về định vị và về Marketing mix. Thông thường mục tiêu của quảng cáo được phân thành hai nhóm:

a. Nhóm hướng đến số cầu:

– Thông tin quảng cáo giúp xây dựng nhận thức của thị trường mục tiêu về một nhãn hiệu, dịch vụ mới. Nhằm tạo sự quen thuộc cho khán thính giả về cửa hàng và cách bán hàng mới. Đồng thời thông tin quảng cao giúp làm giảm thời gian tư vấn cho nhân viên bán hàng về những điều cơ bản của sản phẩm cho khách hàng.

– Quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng để đạt được sự ưa thích nhãn hiệu và gia tăng mức trung thành nhãn hiệu.

– Quảng cáo nhắc nhở khách hàng giúp ổn định mức bán, đặc điểm nhận biết và duy trì hình ảnh nhãn hiệu.

b. Quảng cáo hướng đến hình ảnh sản phẩm, dịch vụ:

– Quảng cáo giúp phát triển và duy trì hình ảnh có lợi về các ngành sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời quảng cáo giúp tạo nhu cầu gốc, phát triển và duy trì những hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm cũng như doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

– Quảng cáo giúp xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra quảng cáo còn giúp thương hiệu được lan tỏa ra mọi vùng lãnh thổ.

3. Phương tiện làm quảng cáo

Hiện nay các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Các phương tiện này có thể được phân chia thành các nhóm chính sau:

+ Nhóm phương tiện điện tử như truyền hình và truyền thanh,

+ Nhóm phương tiện trực tuyến như Email, Fabook, Zalo, …

+ Nhóm phương tiện in ấn như băng rôn, áp phích, tạp chí, báo chí, …

+ Nhóm phương tiện quảng cáo ngoài trời như biển hiệu, pano,…

+ Nhóm phương tiện trực tiếp như thư tay, gọi điện thoại,…

Khi lựa chọn phương tiện để quảng cáo, thì các doanh nghiệp cần chú ý đến Phạm vi, Tần suất và Tác động của quảng cáo trên phương tiện đó.

XEM THÊM:

>>> 21 bước để giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng

>>> Tổ chức sự kiện là gì? quy trình tổ chức sự kiện như thế nào?

Cùng tìm hiểu toàn diện về các nội dung như quảng cáo là gì, lịch sử hình thành khái niệm quảng cáo, ngành quảng cáo là gì, vai trò của quảng cáo trong Marketing, các loại hình quảng cáo phổ biến trên thế giới.

Định nghĩa quảng cáo là gì
Quảng cáo là gì? Các lý thuyết về quảng cáo

Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, quảng cáo có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, quảng cáo hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.

Mặc dù phổ biến là vậy, thuật ngữ quảng cáo vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về quảng cáo.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài:

  • Quảng cáo là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo.
  • Ngành quảng cáo (Advertising Industry) là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.
  • Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp là gì?
  • Các loại hình quảng cáo phổ biến nhất trên toàn cầu.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về quảng cáo.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất quảng cáo.
  • Luật quảng cáo là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Quảng cáo hay Advertising là gì?

Định nghĩa quảng cáo là gì
Quảng cáo hay Advertising là gì?

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Theo Wikipedia, quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng.

Ngành quảng cáo (Advertising Industry) là gì?

Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo (Advertising Industry) là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, quảng cáo lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Chiến lược quảng cáo (Advertising Strategy) là gì: Cũng tương tự như chiến lược marketing, chiến lược quảng cáo là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong chiến lược quảng cáo như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Chiến dịch quảng cáo (Advertising Campaign): Chiến dịch quảng cáo là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Phương tiện quảng cáo là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Mục tiêu quảng cáo là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Thông điệp quảng cáo (Advertising Message) là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Chương trình quảng cáo là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?

Định nghĩa quảng cáo là gì
Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo với PR là gì?

Trong khi cả quảng cáo và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Quảng cáo vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với quảng cáo, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với quảng cáo, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa quảng cáo với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

Định nghĩa quảng cáo là gì
Quảng cáo trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, quảng cáo (Advertising) hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing-Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marekting-Mix cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, quảng cáo là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của quảng cáo đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, quảng cáo có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện quảng cáo nào, quảng cáo vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, quảng cáo nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi quảng cáo được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, quảng cáo cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức quảng cáo truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức quảng cáo hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các loại hình quảng cáo phổ biến nhất trên toàn cầu.

Định nghĩa quảng cáo là gì
Các loại hình quảng cáo phổ biến nhất trên toàn cầu là gì?

Khi nói đến các loại hình hay hình thức quảng cáo, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, quảng cáo sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Quảng cáo truyền thống và Quảng cáo hiện đại (Traditional Advertising vs Modern Advertising).

  • Quảng cáo truyền thống hay Traditional Advertising là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, quảng cáo cũng có thể được phân loại theo cách này.

Quảng cáo truyền thống là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Quảng cáo hiện đại hay Modern Advertising là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Quảng cáo hiện đại bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi quảng cáo truyền thống chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì quảng cáo hiện đại hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy quảng cáo hiện đại, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Quảng cáo trực tuyến và Quảng cáo ngoại tuyến (Digital/Online Advertising vs Offline Advertising).

  • Quảng cáo trực tuyến hay Online Advertising là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng quảng cáo trực tuyến.

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Quảng cáo ngoại tuyến hay Offline Advertising là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các quảng cáo trực tuyến có thể được xếp vào quảng cáo ngoại tuyến tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức quảng cáo ngoại tuyến có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Quảng cáo thương hiệu và Quảng cáo hiệu suất (Brand Advertising vs Performance Advertising).

  • Quảng cáo thương hiệu hay Brand Advertising là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ quảng cáo thương hiệu không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Quảng cáo hiệu suất hay Performance Advertising là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, quảng cáo hiệu suất là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là quảng cáo hiệu suất.

Ngoài ra, liên quan đến quảng cáo hiệu suất và quảng cáo thương hiệu, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các quảng cáo hiệu suất cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Quảng cáo hiển thị và Quảng cáo tìm kiếm (Display Advertising vs Search Advertising).

  • Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Định nghĩa quảng cáo là gì
Ví dụ về một mẫu quảng cáo hiển thị – Display Ads.

Quảng cáo hiển thị (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các quảng cáo bạn vẫn thấy trên Facebook là quảng cáo hiển thị.

Ngoài ra, một số hình thức quảng cáo khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn là hiển thị.

  • Quảng cáo tìm kiếm hay Search Advertising là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là quảng cáo tìm kiếm.

Phần lớn các quảng cáo tìm kiếm xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Định nghĩa quảng cáo là gì
Quảng cáo tìm kiếm hay Search Advertising là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Quảng cáo có trả phí và Quảng cáo không phải trả phí (Paid Advertising vs Organic Advertising).

  • Quảng cáo có trả phí hay Paid Advertising là gì?

Hấu hết các quảng cáo mà chúng ta vẫn thấy là quảng cáo có trả phí, tức thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng quảng cáo (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

  • Quảng cáo tự nhiên hay Organic Advertising là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), quảng cáo tự nhiên hay còn được gọi là quảng cáo miễn phí là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về quảng cáo.

  • Quảng cáo là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể quảng cáo mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách quảng cáo nào.
  • Quảng cáo không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng quảng cáo truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Quảng cáo là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng quảng cáo khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở quảng cáo (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những thành phần chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng quảng cáo, các thành phần hay yêu cầu quảng cáo có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất quảng cáo.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Luật quảng cáo là gì?

Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Luật quảng cáo lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

Kết luận.

Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ quảng cáo là gì cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ quảng cáo.

  • Marketing là gì? Tìm hiểu toàn cảnh về ngành Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Nguồn: MarketingTrips