Gia súc có nghĩa là gì

Ngày hỏi:22/12/2018

Vừa qua, Chủ tịch nước vừa có quy định công bố Luật chăn nuôi mới, và luật này hình như là sẽ có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2020 nếu tôi nhớ không nhầm. Các bạn cho tôi hỏi trong Luật này có quy định khải niệm gia súc là gì hay không? Trình tự nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc?

Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Chăn nuôi 2018).

Luật Chăn nuôi 2018 quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Theo quy định tại Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.

Trong đó, Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Theo quy định tại Luật này thì các tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lần đầu nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành phần hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tinh, phôi từ lần thứ hai của cùng cá thể giống thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu đực giống từ lần thứ hai của cùng giống và cùng cơ sở sản xuất thì chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Gia súc là gì? Câu hỏi tưởng dễ mà khó, khó mà dễ này không phải ai cũng trả lời chính xác. Đã có rất nhiều người lúng túng khi nghe tới câu hỏi đó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trau dồi thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nhờ vậy mà hiểu hơn về thuật ngữ chăn nuôi cơ bản trên.

Gia súc là gì?

Gia súc có nghĩa là gì

“Gia súc” là thuật ngữ nói về những động vật có vú như trâu, bò, lợn, dê… Chúng đều là những con vật mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi. Cụ thể như đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, sức lao động hay lợi nhuận về kinh tế.

Ngành chăn nuôi gia súc giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với đất nước. Nó còn có đóng góp rất lớn cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

Gia súc cũng là vật nuôi, chúng bao gồm nghĩa rộng và hẹp.

  • Xét theo khía cạnh hẹp, vật nuôi là những con vật gần gũi, gắn bó với con người trong nhà. Là động vật cung cấp nguồn thịt đỏ rộng rãi ra thị trường. Ngoài ra, còn có sữa, trứng, lông. Các động vật mà chúng ta thường thấy như bò, trâu, cừu, lợn… Về nghĩa rộng, chúng có thể là những con vật hoang dã được thuần hóa và nuôi dưỡng.

5 điểm mới quan trọng trong luật 2018

Luật chăn nuôi 2018 đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực vào đầu năm 2020. Nội dung triển khai về các quy định cụ thể trong hoạt động chăn nuôi. Ngoài ra còn thông qua quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cá nhân, tổ chức. Mục đích giúp ngành chăn nuôi gia súc phát triển ổn định, bền vững.

Luật có một số khái niệm cần được chú ý như sau:

  • Gia súc là động vật có 4 chân, có vú chúng được con người thuần hóa chăm sóc, chăn nuôi.
  • Gia cầm là động vật có 2 chân, có lông vũ và 2 cánh.
  • Vật nuôi là danh từ chung để chỉ gia súc, gia cầm hay các loại động vật quen thuộc khác trong chăn nuôi.

Thay đổi khái niệm “Chăn nuôi là gì?”

Gia súc có nghĩa là gì

Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi nhím thịt

Theo điều 2 – Luật chăn nuôi 2018, chăn nuôi là ngành nông nghiệp kinh tế. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực, hoạt động, cụ thể như giống, kỹ thuật chăm sóc, thức ăn vật nuôi. Ngoài ra còn có cả khâu sản xuất, chế biến thành phẩm đưa ra thị trường.

 Luật chăn nuôi 2018 thay đổi khái niệm về giống vật nuôi theo phạm vi rộng hơn. Ở luật cũ 2004, giống vật nuôi dùng để chỉ gia súc, gia cầm, thủy sản, tinh, phôi hay các vật liệu di truyền giống… Còn ở luật mới nó còn là quần thể vật nuôi có cấu trúc di truyền giống nhau. Hơn nữa còn có cùng nguồn gốc, hình dáng, quá trình phát triển, phát dục.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng

Nghiêm cấm các hành vi dối trá, gian lận trong kinh doanh

Gia súc có nghĩa là gì

Ở luật mới 2018 còn đưa ra 14 hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh chăn nuôi gia súc. Nổi bật nhất là những việc làm dưới đây:

  • Không sử dụng hóa chất nhằm kích thích sự tăng trưởng ở vật nuôi.
  • Nghiêm cấm bơm nước, hóa chất, chất tăng trọng vào cơ thể vật nuôi nhằm gian lận trong khâu sản xuất, buôn bán.
  •  Không xả chất thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chất thải bắt buộc phải được xử lý sạch sẽ đạt yêu cầu của Bộ nông nghiệp đề ra.

Cần phải đối xử nhân đạo với vật nuôi

Gia súc cũng cần được đối xử nhân đạo, bởi vậy mà tại chương V của bộ luật đã nêu rõ:

  • Vật nuôi phải được xây dựng chuồng trại đạt chuẩn, đồng thời có không gian sống phù hợp với đặc điểm sinh lý.
  • Thức ăn, nước uống cần đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh.
  • Cần có biện pháp phòng và chữa bệnh cho vật nuôi kịp theo quy định pháp luật.
  • Không hành hạ, đối xử tệ với vật nuôi.
  • Trước khi giết mổ gia súc cần gây ngất và không để đồng loại chứng kiến cảnh bị giết thịt.

Chuồng trại chăn nuôi nằm xa khu dân cư

Gia súc có nghĩa là gì

Xem thêm: Cách xử lý khi gà ủ rủ, đi ngoài phân trắng

Chăn nuôi gia súc bao gồm 2 hình thức, đó là chăn nuôi nông hộ (tại nhà) và chăn nuôi theo trang trại quy mô nhỏ, lớn.

Nên xem:   Cách nuôi bọ cạp, bọ cạp ăn gì? Đẻ con hay đẻ trứng?

Với bà con chăn nuôi nông hộ cần chú ý một số quy định sau:

  • Khu chuồng gia súc phải tách riêng với nơi ở của người
  • Để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe của bà con. Chuồng trại cần khử trùng, lau dọn mỗi ngày.
  • Phải đề ra những biện pháp để xử lý phân, nước thải chăn nuôi theo quy định của nhà nước. Từ đó giúp môi trường sống trong sạch, không ô nhiễm.

Lưu giữ cơ sở dữ liệu chăn nuôi theo từng năm

Cơ sở dữ liệu chăn nuôi là kho thông tin chuẩn xác, nó giúp cho ngành chăn nuôi được giám sát, quản lý chặt chẽ. Do đó, cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu theo từng năm, phân cho mỗi vùng miền. Các cơ sở dữ liệu quan trọng bao gồm:

  • Văn bản liên quan đến kỹ thuật trong chăn nuôi, hướng dẫn về chăm sóc, cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia súc, gia cầm
  • Quy định về giết mổ, xử lý chất thải
  • Khoanh vùng tỉnh thành chăn nuôi an toàn và một số dữ liệu khác.

Gia súc là gì? Cuối cùng bà con cũng tìm được câu trả lời này một cách chính xác. Ngoài ra còn biết thêm nhiều thông tin mới về Luật chăn nuôi 2018 được sửa đổi bổ sung hoàn thiện. Hy vọng với những thông tin này, người dân sẽ chăn nuôi hiệu quả mang lại năng suất cao.