Giao dịch tương lai là gì

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, có giá trị phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở (hàng hoá, công cụ tài chính). Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai. Gồm 4 loại:
- Hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng tương lai
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng hoán đổi
Tại Việt Nam hiện nay đang giao dịch Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu VN30, trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm, 10 năm.

NĐT: Nhà đầu tư


GD: Giao dịch


 
 HĐTL chỉ số VN30HĐTL trái phiếu chính phủ
Tài sản cơ sởChỉ số VN30Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, 10 năm
Hệ số nhân100.000 VND10.000 VND
Quy mô hợp đồng100.000 VND x điểm chỉ số VN30 tương lai1.000.000.000 VND
Tháng đáo hạnTháng hiện tại
Tháng kế tiếp
02 tháng cuối 02 quý kế tiếp
03 tháng cuối 03 quý gần nhất
Biên độ giao động+/- 7%+/- 3%
Bước giá10.000 VND10.000 VND
Đơn vị giao dịch1 hợp đồng
Thời gian giao dịchATO: 8h45-9h00
Liên tục: 9h00 đến 11h30
Liên tục: 13h00 đến 14h30
ATC: 14h30-14h45
Loại lệnhATO: ATO, LO
Liên tục: LO, MOK, MAK
ATC: ATC, LO
ATO: ATO, LO
Liên tục: LO, MOK, MAK
ATC: LO
Giới hạn vị thế
(số HĐTL)

Nhà đầu tư: Cá nhân: 5.000 Tổ chức: 10.000

Chuyên nghiệp: 20.000


Cá nhân: 0 Tổ chức: 5.000 Chuyên nghiệp: 10.000

Riêng TPCP 10 năm. NĐT cá nhân chuyên nghiệp là 3.000

Vị thếMua HĐTL: vị thế mua
Bán HĐTL: vị thế bán
Mở vị thếMua/bán 1 số lượng HĐTL với một mức giá nào đó
Đóng vị thếNĐT đặt lệnh đối ứng với vị thế đang sở hữu
Đáo hạn hợp đồngCác HĐTL không đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn thì sẽ tự động đóng tại thời điểm đáo hạn với mức giá thanh toán cuối cùng
Giao dịch T0Cho phép mở, đóng vị thế ngay trong ngày giao dịch
Ngày GD cuối cùng Thứ Năm thứ 3 trong tháng đáo hạn (nếu trùng với ngày nghỉ sẽ điều chỉnh lên ngày làm việc liền trước)Ngày 15 của tháng đáo hạn (nếu trùng với ngày nghỉ sẽ điều chỉnh lên ngày làm việc liền trước)
Ngày thanh toán cuối cùngT+1 của ngày GD cuối cùngT+3 của ngày GD cuối cùng
Giá tham chiếuGiá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (nếu là ngày GD đầu tiên)
Giá thanh toán cuối cùngGiá trị của chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùngGiá thanh toán cuối tại ngày giao dịch cuối cùng
Thanh toán khi đáo hạnTiền

- Tiền hoặc - Vật chất: Bên giữ vị thế bán chuyển giao trái phiếu và nhận lại số tiền tương ứng với giá trị trái phiếu từ bên giữ vị thế mua. Hai bên hoàn tất chuyển nhượng và thanh toán trước 12h ngày GD cuối cùng. Hết thời hạn này Hợp đồng được xem là mất khả năng thanh toán và bên không thực hiện sẽ bị phạt số tiền:

5% x FSP x hệ số nhân hợp đồng x Số hợp đồng mất khả năng thanh toán


FSP: Giá thanh toán cuối cùng


Như vậy, 1 HĐTL có 4 tháng đáo hạn nên sẽ tương ứng có 4 mã chứng khoán được niêm yết để NĐT lựa chọn khi giao dịch. VD Mã VN30F2108:
  • VN30F: HĐTL chỉ số VN30
  • 21: năm 2021
  • 08: tháng đáo hạn của HĐ

Chia sẻ trên:    60391

Hợp đồng tương lai là gì? Bài viết tổng hợp tất cả các thông tin về hợp đồng tương lai:  Ưu và nhược điểm của sản phẩm, cơ chế giao dịch, cách định giá hợp đồng và các tiêu chí của hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

1. Hợp đồng tương lai là gì?

Tại Việt Nam, sản phẩm phái sinh đầu tiên ra mắt là Hợp đồng tương lai – Thỏa thuận mua bán giữa người mua và người bán tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước. Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở (ví dụ: hàng hóa cơ bản, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu...) cho hợp đồng. Trong giai đoạn đầu vận hành, chỉ có duy nhất một sản phẩm được đưa vào giao dịch là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Các Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Phái sinh Việt Nam (HNX) và thanh toán bù trừ qua Trung tâm Bù trừ (VSD).

Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 50 tấn gạo giao tháng 7/2018 theo một hợp đồng với giá $5/kg. Đến tháng 7/2018, giá gạo lên $7/kg thì hoặc A sẽ phải giao cho B 50 tấn gạo với giá $5/kg hoặc A sẽ không phải giao gạo mà thanh toán cho B 2×50,000 = 100,000 USD

>> Xem thêm: So sánh hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn

Giao dịch tương lai là gì

Hợp đồng tương lai là gì?

2. Tại sao lựa chọn Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để triển khai đầu tiên?

- Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu dễ thực hiện, có tính đại diện cao và đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư vì vậy sản phẩm này phù hợp để triển khai ở thị trường phái sinh tập trung mới ra đời. Cụ thể, giữa nhiều chỉ số chứng khoán, VN30 được lựa chọn do chỉ số này đại diện cho 30 mã cổ phiếu được niếm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất cùng các yếu tố kỹ thuật khác.

- Việc lựa chọn sản phẩm Hợp đồng tương lai cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo thống kê từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu luôn là sản phẩm đặt nền móng cho việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh. 

Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai gần như tương tự chứng khoán thông thường. Sức hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể mua/bán mà không cần nắm giữ tài sản cơ sở tương ứng do bản chất hợp đồng tương lai là giao dịch dựa trên kỳ vọng giá của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi tin rằng thị trường sẽ giảm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán khống hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục trước sau đó mua lại để chốt lãi/ lỗ. Khi thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedge) bằng hợp đồng tương lai, sự giảm - tăng giá trị danh mục sẽ được bù đắp bởi việc tăng giảm của hợp đồng tương lai.

>> Xem thêm: Hedging là gì? Phòng ngừa rủi ro với Hợp đồng tương lai

Giao dịch tương lai là gì

Ảnh: Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai 

*Trong quy trình này, thành viên giao dịch cũng đồng thời là thành viên bù trừ

- Tính thanh khoản cao: Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh đươc chuẩn hóa có tính thanh khoản cao do được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán. Vì người mua và người bán là tập trung nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất có thể. Hơn nữa, việc định giá, khối lượng và giá trị giao dịch được công bố công khai cũng giúp thị trường minh bạch và tăng thanh khoản.

- Lợi thế đòn bẩy: Khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một khoản tiền ký quỹ có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia (giá trị hợp đồng). Mức sinh lời này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường cơ sở.

>> Xem chi tiết: Lợi thế đòn bẩy của chứng khoán phái sinh.

- Công cụ bảo hộ trên thị trường tài chính: Hợp đồng tương lai giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả. Bằng cách bán hợp đồng tương lai, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường cơ sở có thể hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường giảm điểm.

>> Xem thêm: Hedging tool - công cụ bảo vệ danh mục đầu tư hiệu quả

b. Nhược điểm của hợp đồng tương lai

- Hợp đồng tương lai phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng, dành cho nhà đầu tư có nhiều thời gian xem bảng điện và biểu đồ.

- Mức độ đòn bẩy cao tiềm ẩn rủi ro cao cho nhà đầu tư: Đòn bẩy là con dao hai lưỡi vì vậy khi dự báo về sự thay đổi của giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với những gì thực sự diễn ra trên thị trường hay giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng bất lợi, thua lỗ sẽ xảy ra. Mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Hạn chế khả năng tận dụng biến động có lợi của thị trường khi sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro.

>> Xem chi tiết: So sánh thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh

5. Các tiêu chí của Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30

STT Đặc điểm HĐTL Chỉ số cổ phiếu VN30
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30
2 Mã hợp đồng VN30FYYMM
3 Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
4 Quy mô hợp đồng 100.000 đồng × điểm chỉ số VN30
5 Hệ số nhân hợp đồng 100.000 đồng
6 Tháng đáo hạn

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo

Ví dụ: Tháng hiện tại là tháng 7. Các tháng đáo hạn là tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 12

7 Thời gian giao dịch

Mở cửa: Trước thị trường cơ sở 15 phút

Đóng cửa: Cùng thị trường cơ sở

8 Phương thức giao dịch

Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận

9 Đơn vị giao dịch 01 hợp đồng
10 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết
11 Biên độ giao động giá 7%
12 Bước giá/Đơn vị yết giá 0,1 điểm chỉ số
13 Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/lệnh
14 Ngày niêm yết Ngày khai trương thị trường
15 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó
16 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc 
17 Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền
18 Phương pháp xác định giá thanh toán hàng ngày Theo quy định của TTLKCK
19 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL
20 Giới hạn vị thế

Cá nhân 5,000 Hợp đồng

Tổ chức 10,000 Hợp đồng

21 Mức ký quỹ Theo quy định của TTLKCK

Giá của một hợp đồng tương lai được xác định dựa trên cung và cầu thực tế của giao dịch xảy ra trên thị trường đối với hợp đồng đó.

Giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai cổ phiếu (Fair value of Index Futures) = Giá hiện tại (Spot Index) + Lãi vay (Interest) – Các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng.

F = Se(r-d)T

S: giá cơ sở (chỉ số VN30) 

e: hằng số = 2.71

r: lãi suất vay

d: lợi suất cổ tức bình quân của chỉ số

T: thời gian nắm giữ đến đáo hạn

>> Xem chi tiết: Định giá hợp đồng tương lai

Kết luận

Khi có cái nhìn tổng quan về hợp đồng tương lai, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được các cơ hội đầu tư trên thị trường phái sinh từ đó giúp nhà đầu tư lập được chiến lược phù hợp. Hy vọng bài viết “Tổng quan về Hợp đồng tương lai” đã giúp nhà đầu tư có thêm những thông tin hữu ích để có thể đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn.

​Hotline hỗ trợ mở tài khoản và đăng ký dịch vụ tư vấn phái sinh: 0865 909 968/ Email: