Hiv được phát hiện đầu tiên ở đâu trên thế giới

Hiv được phát hiện đầu tiên ở đâu trên thế giới

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Bệnh HIV là gì?

HIV tên tiếng Anh là Human Immunodeficiency Virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người. HIV là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm bệnh.

HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T có tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T - CD4+), đại thực bào và tế bào tua.  Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4+ thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc (CD8) giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội.

HIV là virus thuộc chi Lentivirus, họ Ritrovirus. Các Lentivirus có nhiều đặc tính hình thái và đặc tính sinh học giống nhau. Lentivirus có thể truyền bệnh cho nhiều loài, với đặc trưng là thời gian nhiễm và ủ bệnh rất dài. 
Dòng di truyền của nó là dòng di truyền ngược chiều từ RNA sang DNA chứ không phải thuận chiều DNA sang RNA. Lentivirus truyền đi dưới dạng virus mang RNA chuỗi đơn dương (single-stranded, positive-sense) có màng bao bên ngoài. Khi xâm nhập vào tế bào đích, bộ gen trong RNA của virus được chuyển đổi (phiên mã ngược) thành DNA mạch kép bởi enzym phiên mã ngược đã được vận chuyển cùng với bộ gen của virus trong các hạt virus. DNA của virus được tạo ra sau đó được đưa vào nhân tế bào và tích hợp vào DNA của tế bào nhờ enzym integrase của virus và các cofactor của tế bào chủ. Sau khi tích hợp, virus trở thành tiềm ẩn, cho phép virus và tế bào chủ của nó có thể tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Ngoài ra, virus này có thể được sao chép, sản sinh bộ gen RNA và protein của virus, sau đó đóng gói và phát tán từ tế bào dưới dạng các hạt virus mới và bắt đầu vòng tái tạo tiếp tục.

Để biết thêm thông tin về các triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị HIV, bạn có thể xem tại Bệnh HIV.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Bệnh hiv bắt nguồn từ đâu?

HIV theo nghiên cứu của giới khoa học, có thể bắt nguồn từ virus SIV gây chứng suy giảm miễn dịch trên khỉ và khỉ không đuôi ở miền tây Trung Phi. Từ các loài linh trưởng này, virus lây sang người qua nhiều hình thức, một trong số này có thể là món thịt thú rừng mà người châu Phi vẫn săn bắn làm thức ăn.

Theo quan sát của giới nghiên cứu, một số bệnh nhân mang chủng HIV có họ hàng với virus tìm thấy trên loài khỉ nhỏ sooty manabey sống ở châu Phi. Song chủng virus xuất hiện ở loài khỉ này không trở thành vấn nạn toàn cầu.

Có họ hàng gần gũi hơn với con người là khỉ không đuôi như gorilla hoặc vượn. Chủng HIV xuất phát từ khỉ không đuôi thuộc tuýp HIV-1. Trong đó, các ca nhiễm HIV-1 nhóm O chỉ giới hạn ở vùng Tây Phi.

Nguồn gốc của bệnh HIV bắt nguồn từ virus SIV trên khỉ

Virus suy giảm miễn dịch SIV, họ hàng của HIV, gây bệnh trên khỉ 

Trên thực tế, chỉ có một chủng HIV lây lan nhanh trên phạm vi rộng khi nhiễm trên người. Chủng này, nhiều khả năng xuất phát từ tinh tinh, có tên là HIV-1 nhóm M (nhóm chính). Ước tính có tới 90% số ca nhiễm HIV được xác định thuộc HIV-1 nhóm M. Điều này khiến giới khoa học đặt ra câu hỏi: "HIV-1 nhóm M có gì đặc biệt?"

Giải đáp cho thắc mắc trên trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà nghiên cứu đưa ra câu trả lời khá bất ngờ: "Nhóm M có thể không mang đặc điểm gì quá đặc biệt".

HIV nhóm M không có khả năng siêu lây nhiễm đặc biệt nào như nhiều người đánh giá. Thay vào đó, loại virus "cơ hội" này lại biết tận dụng các điều kiện để phát tán mạnh mẽ.

"Các điều kiện sinh thái học, có ảnh hưởng lớn hơn nhân tố tiến hóa trong việc thúc đẩy tốc độ lây lan chóng mặt của HIV", Nuno Faria, đại học Oxford, Anh cho hay.

Faria cùng cộng sự đã dựng "cây gia phả" cho HIV bằng cách nghiên cứu các trình tự gene thu thập từ 800 người nhiễm HIV ở Trung Phi.

"Virus ARN như HIV có tốc độ tiến hóa nhanh hơn ADN con người xấp xỉ một triệu lần", Faria nhấn mạnh. Quá trình tiến hóa diễn ra nhanh tới mức Faria và cộng sự phát hiện các hệ gene của HIV có cùng một tổ tiên chung cách đây không quá 100 năm. Từ đây nhóm ước tính, HIV-1 nhóm M nhiều khả năng bùng phát thành dịch lần đầu vào những năm 1920.

HIV cập bến nước Mỹ vào những năm 1970, ngay thời điểm bắt đầu cuộc cách mạng tình dục và tư tưởng kỳ thị đồng tính luyến ái khiến những người đồng tính tập trung về những thành phố đa sắc tộc như New York và San Francisco.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Các loại HIV phổ biến

Hai loại HIV đã được định rõ đặc điểm là: HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là loại virus ban đầu được phát hiện và đặt tên là LAV và HTLV-III. HIV-1 độc hơn HIV-2 và là nguyên nhân của phần lớn các ca nhiễm HIV trên toàn cầu. HIV-2 có khả năng lây nhiễm thấp hơn HIV-1 cho nên nó chỉ hạn chế ở Tây Phi.

Các loại HIV thường gặp

Những thông tin hữu ích cho bạn

Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ phòng khám của chúng tôi theo số 1900 1246


Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, sự bùng nổ của HIV và AIDS lan tràn khắp Hoa Kỳ và những nơi khác trên thế giới, mặc dù căn bệnh này bắt nguồn từ nhiều thập kỷ trước đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến nay có hơn 70 triệu người đã nhiễm HIV và khoảng 35 triệu người đã chết vì AIDS kể từ khi bắt đầu đại dịch.

HIV là gì?

Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại virus tấn công hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế bào CD4 (hay còn gọi là tế bào T).

Vi-rút này lây truyền qua các dịch cơ thể như máu, tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và sữa mẹ. HIV thường lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm khi sử dụng ma túy và truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, sinh con và cho con bú.

Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào hệ thống miễn dịch của người, đặc biệt là tế bào CD4. Nếu người mắc HIV không được điều trị, số lượng tế bào CD4 trong cơ thể sẽ giảm đi do bị virus HIV tiêu diệt, hệ thống miễn dịch của họ bị tổn hại và mất dần khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Các mầm bệnh sẽ lợi dụng khi hệ thống miễn dịch suy yếu để phát triển và gây ảnh hưởng lên sức khỏe của người bệnh đưa họ tiến dần đến giai đoạn suy giảm miễn dịch AIDS và thậm chí là tử vong. 

Mặc dù chưa có cách chữa trị dứt điểm HIV/AIDS, người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm có thể sống lâu như một người không nhiễm.

AIDS đến từ đâu?

Các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của HIV từ vi-rút suy giảm miễn dịch ở tinh tinh (SIV), một loại vi-rút giống như HIV tấn công hệ thống miễn dịch của các loài khỉ và vượn.

Năm 1999, các nhà nghiên cứu đã xác định được một chủng SIV ở tinh tinh gọi là SIVcpz, gần như giống hệt HIV. Các nhà khoa học sau đó đã phát hiện rằng tinh tinh săn bắt và ăn hai loài khỉ nhỏ hơn (khỉ mũ đỏ và khỉ mũi chấm), chúng mang và lây hai chủng SIV sang tinh tinh. Hai chủng vi rút này có khả năng đã kết hợp với nhau tạo thành SIVcpz, là loại vi-rút có thể lây lan giữa tinh tinh và con người.

SIVcpz dường như đã lây sang con người khi những thợ săn ở Châu Phi ăn thịt tinh tinh bị nhiễm bệnh, hoặc máu của tinh tinh nhiễm vi-rút đã tiếp xúc với các vết thương hở của thợ săn. Các nhà nghiên cứu tin rằng lần đầu tiên SIV lây truyền sang người (HIV) xảy ra vào năm 1920 tại Kinshasa, thủ đô và thành phố lớn nhất của nước Cộng hòa Dân chủ Congo.

Dịch AIDS bùng phát

Mặc dù HIV xuất hiện ở Hoa Kỳ vào khoảng năm 1970, nhưng công chúng đã không chú ý tới căn bệnh này cho đến đầu những năm 1980.

Năm 1981, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã công bố một báo cáo về năm người đàn ông đồng tính khỏe mạnh bỗng bị nhiễm viêm phổi, gây ra bởi loại nấm thường không gây hại Pneumocystis jirovecii. CDC nói rằng đây là loại viêm phổi hầu như không bao giờ ảnh hưởng đến những người có hệ thống miễn dịch tốt.

Một năm sau, tờ New York Times công bố một bài báo báo động về chứng rối loạn hệ miễn dịch mới mà đến thời điểm đó đã khiến lây nhiễm 335 người và làm 136 người trong số đó tử vong. 

Vào tháng 9 năm 1982, CDC lần đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ “AIDS” để mô tả căn bệnh này. Vào cuối năm đó, các trường hợp mắc AIDS cũng đã được báo cáo ở nhiều nước châu Âu.

Xét nghiệm HIV xuất hiện

Năm 1984, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã xác định được nguyên nhân của AIDS là vi-rút HIV, và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho dịch vụ xét nghiệm máu thương mại để phát hiện HIV đầu tiên vào năm 1985.

Ngày nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm HIV khác nhau, bao gồm xét nghiệm máu, nước bọt, nước tiểu…

Thuốc kháng vi-rút  

Năm 1987, thuốc kháng vi-rút HIV đầu tiên, azidothymidine (AZT), đã được đưa vào sử dụng.

Ngày nay, có nhiều loại thuốc khác để điều trị HIV và chúng thường được sử dụng kết hợp với nhau gọi là liệu pháp điều trị kháng vi-rút (điều trị ARV) hoặc điều trị ARV hiệu lực cao (HAART).

Các phác đồ này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự nhân lên của vi-rút, tạo cơ hội cho hệ thống miễn dịch hồi phục để chống lại các nhiễm trùng. Liệu pháp này cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, kể cả lây truyền từ mẹ sang con.

Tổ chức Y tế Thế giới năm 1988 đã tuyên bố lấy ngày 1 tháng 12 hàng năm là Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS.

HIV/AIDS vào thập niên 90 và những năm 2000

Năm 1991, dải ruy băng đỏ trở thành biểu tượng quốc tế cho nhận thức về AIDS.

Năm 1994, FDA đã thông qua dịch vụ xét nghiệm HIV qua đường miệng đầu tiên. Hai năm sau, FDA phê duyệt bộ xét nghiệm HIV tại nhà và xét nghiệm nước tiểu đầu tiên.

Các ca tử vong và nhập viện liên quan đến AIDS ở các nước phát triển đã bắt đầu giảm mạnh vào năm 1995 nhờ vào các loại thuốc mới và sự ra đời của HAART. Tuy nhiên, đến năm 1999, AIDS là nguyên nhân tử vong thứ tư trên thế giới và là nguyên nhân tử vong số một ở châu Phi.

Điều trị HIV qua các thời kỳ

Năm 2001, các công ty sản xuất thuốc generic – thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc, bắt đầu bán các phiên bản của thuốc HIV với giá rẻ hơn cho các nước đang phát triển, khiến một số công ty dược phẩm lớn cũng giảm mạnh giá thuốc HIV.

Một năm sau, Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) báo cáo rằng AIDS là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở vùng cận Sahara thuộc châu Phi.

Vài năm sau đó, vào năm 2006, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc cắt bao quy đầu có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ nữ sang nam đến 60%. Ở các nước đang phát triển với tỷ lệ lây nhiễm HIV cao, cắt bao quy đầu được coi là một phương pháp giúp giảm nguy cơ lây truyền.

Năm 2009, Tổng thống Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm năm 1987 quy định hạn chế người nhiễm HIV nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Vào năm 2012 FDA thông qua liệu pháp dự phòng trước phơi nhiễm, PrEP, cho những người âm tính với HIV. Theo CDC, nếu uống hàng ngày, PrEP có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đến hơn 90% khi quan hệ tình dục, và đến 70% khi sử dụng ma túy qua đường tiêm chích.

Vào cuối năm 2015, khoảng 36,7 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với HIV / AIDS và 1,1 triệu người đã tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS trong năm đó. Vùng cận Sahara Châu Phi vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm gần 70% các ca nhiễm HIV hiện nay trên thế giới.

Nguồn: www.history.com