Hóa đơn đóng dấu treo có hợp lệ không năm 2024

Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không luôn là câu hỏi của các doanh nghiệp kể từ khi hóa đơn điện tử được triển khai sử dụng. Có thể nói, thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong thời đại số. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch các doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều vướng mắc về các quy định. Để giải đáp vấn đề đó hãy cùng Phần mềm kế toán AccNet tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

1. Các quy định về hóa đơn điện tử cần nắm

Một hóa đơn điện tử đúng chuẩn theo quy định của pháp luật thì cần lưu ý những điều gì? Tham khảo bài viết dưới đây của AccNet để tránh những rắc rối không đáng có liên quan đến thủ tục hành chính.

  • Vậy thì Hóa đơn điện tử có cần phải đóng dấu không? Theo thông tư 119/2014/ TT-BTC khoản 2 điều 5, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết có con dấu người bán và chữ ký người mua. Trong trường hợp: hóa đơn điện nước, viễn thông, ngân hàng đủ điều kiện tự in theo quy định của pháp luật.
  • Nghị định số 04/2014/NĐ-CP tại Khoản 2 Điều 1 sửa đổi và bổ sung cho Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP thì tổ chức kinh doanh có thể cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (Nhưng hóa đơn điện tử vẫn được nhà nước khuyến khích hơn hết).
  • Thông tư số 32/2011/TT-BTC theo Khoản 1, Khoản 2 trong Điều 6 thì có quy định một trong những nội dung cần có của hóa đơn điện tử là chữ ký điện tử. Trong trường hợp không có đầy đủ nội dung bắt buộc thì thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC theo khoản 3 điều 4 thì không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc. Trừ trường hợp người mua là đơn vị kế toán và người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại thì hóa đơn tự in được lập theo quy định của pháp luật. Không nhất thiết phải có các thông tin: mã số thuế, địa chỉ, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
  • Tem, vé: Đối với những tem, vé có mệnh giá in sẵn thì không nhất thiết có chữ ký, dấu người bán hay những thông tin về mã số thuế, chữ ký người mua,…
  • Đối với những Doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn hóa đơn, chấp hành tốt các vấn đề liên quan về luật thuế, căn cứ vào đặc thù hoạt động kinh doanh, phương thức bán hàng, cách thức lập hóa đơn và đề nghị của doanh nghiệp, cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết có dấu của người bán. Hay một số trường hợp khác sẽ thực hiện theo hướng dẫn của BTC.

Hóa đơn đóng dấu treo có hợp lệ không năm 2024

2. Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không?

Hóa đơn điện tử có cần phải đóng dấu không là còn tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định của pháp luật. Vậy khi nào hóa đơn điện từ cần đóng dấu? Làm rõ vấn đề ngay sau đây cùng AccNet nhé!

  • Doanh nghiệp bán hàng đủ điều kiện tự in hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn thì không cần chữ ký. Và cũng không cần phải đóng dấu của bên bán hay chữ ký của bên mua.
  • Doanh nghiệp thông báo phát hành hóa đơn mà có chữ ký thì bắt buộc hóa đơn điện tử phải có chữ ký.
  • Trường hợp bên mua không phải là đơn vị kế toán, hoặc là đơn vị kế toán thì các hồ sơ, chứng từ phải chứng minh được việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ như: hợp đồng, biên bản giao nhận, phiếu xuất kho…thì người bán phải lập hóa đơn điện tử theo quy định và không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

Như vậy, hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không còn phụ thuộc vào tình trạng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện tự in hóa đơn thì không nhất thiết phải có con dấu. Trong một số trường hợp bên mua là đơn vị kế toán không có hồ sơ chứng minh việc cung cấp hàng hóa hoặc thỏa thuận giữa hai bên thì bắt buộc có chữ ký điện tử hoặc con dấu. Tuy nhiên cục thuế sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp mà có những hướng dẫn miễn tiêu thức chữ ký điện tử.

\>> Tham khảo thêm:
  • Hóa đơn trực tiếp là gì? Các vấn đề liên quan cần biết
  • Ký số từ xa là gì? Ưu điểm của Giải pháp Ký số từ xa
  • Hướng dẫn cách Ký hợp đồng điện tử [QUY TRÌNH MỚI NHẤT 2023]
  • TOP 5 Phần mềm Hợp đồng điện tử có LƯỢT DÙNG NHIỀU NHẤT 2023

Hy vọng bài viết này giúp Doanh nghiệp biết được rõ ràng câu trả lời về hóa đơn điện tử có cần đóng dấu không. Để biết thêm các thông tin chi tiết và nhân tin mới liên quan đến các vấn đề hóa đơn đừng ngần ngại liên hệ lại với AccNetERP theo thông tin sau:

Theo phản ánh của ông Vũ Văn Bình (TP. Hà Nội), căn cứ phân cấp quản lý thì Giám đốc (người đại diện theo pháp luật) sẽ có văn bản ủy quyền cho các Phó Giám đốc, các Trưởng phòng hoặc Trưởng các đơn vị trực thuộc ký hóa đơn GTGT bán hàng.

Tuy nhiên, tại doanh nghiệp của ông Bình, do số lượng hóa đơn GTGT lớn và phân cấp cho nhiều bộ phận sử dụng nên doanh nghiệp đóng trước dấu treo bằng dấu mộc tròn lên tất cả các hóa đơn chưa phát hành. Khi xuất hóa đơn bán hàng, các thông tin trên hóa đơn sẽ được ghi đầy đủ, trình ký Thủ trưởng đơn vị và giao cho khách hàng.

Ông Bình hỏi, trường hợp các hóa đơn nêu trên thể hiện tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)" là Giám đốc ký và đóng dấu chức danh, không đóng dấu tròn lên chữ ký; những người được Giám đốc ủy quyền ký và đóng dấu chức danh, không đóng dấu tròn lên chữ ký thì các hóa đơn này có được coi là hợp lệ không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 4, Điều 19 và Khoản 1, Điều 20 Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 về việc lập và ký chứng từ kế toán.

Căn cứ Điểm 2.2, Mục 3 Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP ngày 6/5/2002 hướng dẫn về quản lý và sử dụng con dấu: “Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền gồm: cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đó; không được đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung, đóng dấu trước khi ký”.

Theo hướng dẫn tại Điểm d, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, “Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”

Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn”.

Từ căn cứ nêu trên, về nguyên tắc khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bên bán phải lập hóa đơn giao cho khách hàng và phải phản ánh đầy đủ chỉ tiêu trên hóa đơn. Tại tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” thì thủ trưởng đơn vị của bên bán phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) đầy đủ theo quy định.

Nếu trên mẫu hóa đơn của doanh nghiệp đã làm thủ tục thông báo phát hành với cơ quan thuế có các tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” và "Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)" thì thực hiện như sau:

- Giám đốc của doanh nghiệp ký trực tiếp vào tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị" thì con dấu của doanh nghiệp được đóng trực tiếp tại tiêu thức này.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều bộ phận bán hàng nên Giám đốc của doanh nghiệp không trực tiếp ký vào chỉ tiêu "Thủ trưởng đơn vị" mà ủy quyền cho người khác ký thay trên hóa đơn thì phải có giấy ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật dân sự.

Trước khi người được ủy quyền ký tại chỉ tiêu "Thủ trưởng đơn vị" phải ghi rõ "TUQ" trước tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị", người được ủy quyền tại tiêu thức này, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

Trường hợp Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám đốc, hoặc Trưởng các bộ phận, phòng ban ký, đóng dấu của doanh nghiệp trên hóa đơn và chịu trách nhiệm thay Giám đốc khi lập hóa đơn bán hàng, con dấu của đơn vị được đóng trực tiếp tại tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị".

Khi lập hóa đơn, doanh nghiệp không được vừa đóng dấu vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn, vừa đóng dấu trực tiếp tại tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị".