Kế hoạch tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong trường học

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

 Thực hiện Công văn số 1818/UBND-VHXH ngày 23/04/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch bệnh; về việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học, trường Mầm Non Ngôi Sao Nhỏ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi trẻ đi học trở lại trường, cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh; chủ động ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe CBGVNV, HS trong các cơ sở giáo dục; nếu xảy ra dịch hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Toàn thể CBGV, NV nhà trường quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của của tỉnh, huyện, xã và ngành GD về công tác phòng, chống dịch, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”; chủ động xây dựng các tình huống và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra với quyết tâm cao nhất; báo cáo thông tin đầy đủ kịp thời về diễn biến dịch bệnh, không để phụ huynh hoang mang lo lắng ảnh hưởng xấu tới các hoạt động của nhà trường.

Phát hiện sớm trường hợp có biểu hiện mắc bệnh báo cáo với các cấp để có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch lây lan.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về kết quả xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh Covid-19 tại đơn vị; quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy, Phòng GD&ĐT huyện Cai Lậy về công tác phòng, chống dịch bệnh; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án các tình huống và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra; đảm bảo thông tin đầy đủ kịp thời về diễn biến dịch bệnh, không để cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV), phụ huynh học sinh hoang mang lo lắng ảnh hưởng xấu tới tâm lý, hoạt động học tập của nhà trường và sinh hoạt của cộng đồng.

  1. NỘI DUNG
  2. Công tác thông tin, truyền thông

   Tiếp tục triển khai nghiêm túc các Kế hoạch của cấp trên:

Công văn số 1818/UBND-VHXH ngày 23/04/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch bệnh; Công văn số 19/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 24/04/2020 của Phòng GD&ĐT về việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Phối hợp với các ngành chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền giáo dục CNBVNV, học sinh và cha mẹ học sinh về nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV và dịch bệnh mùa đông xuân.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền giáo dục, thông tin truyền thông thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường (Trang thông tin điện tử,trang Fan page, mạng xã hội, bản tin, nhóm Zalo của các lớp học, điện thoại của cha mẹ học sinh); tổ chức các hội nghị, tập huấn, các cuộc họp, sự kiện truyền thông về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Covid-19 và dịch bệnh mùa đông xuân trong các nhà trường.

  1. Công tác chuẩn bị của nhà trường

- Tiếp tục thực hiênh vệ sinh, tẩy trùng trường lớp đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn, bao gồm: môi trường xung quanh, các vật dụng thường xuyên cầm năm,như: tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bàn ghế; phòng học, nhà vệ sinh và các phòng chức năng; đồ dùng dạy học, đồ chơi của trẻ, bảo đảm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, lớp học và các phương tiện được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học.

- Bố trí nơi rửa tay có nước sạch, nước sát khuẩn và xà phòng diệt khuẩn tại khu vực giáo viên, học sinh thường xuyên qua lại, nhà vệ sinh, nhà ăn; có Lịch vệ sinh treo tại các lớp và tăng cường kiểm tra, nhắc nhở giáo viên cho học sinh rửa tay thường xuyên.

- Tập huấn cho giáo viên, CBNV nhà trường quy định phòng chống dịch để thực hiện và hướng dẫn học sinh khi trở lại trường; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng, các bộ phận trong nhà trường; nhiệm vụ của giáo viên phải thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh các kĩ năng phòng chống dịch.

- Tiếp tục tuyên truyền, chống dịch bệnh trong nhà trường và các nhóm trẻ độc lập tư thục bằng cách in các pano, áp phích treo những nơi dễ nhìn và có nhiều người qua lại, in quy trình rửa tay để trước các vòi nước; dùng tài liệu, clip của Bộ Y tế giới thiệu công tác phòng, chống dịch bệnh để tuyên truyền tới tất cả CBGV, NV và học trong toàn trường.

  1. Chuẩn bị của nhà trường khi có học sinh bán trú

- Nhà trường phải khử trùng, tẩy trùng các thiết bị, dụng cụ nhà bếp, đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ dùng đồ chơi … theo hướng dẫn của cơ quan y tế (cọ, rửa, luộc, phun thuốc khử trùng…). Không cho trẻ dùng chung các đồ dùng vật dụng như: gối, ca, cốc, khăn mặt…

- Hợp đồng với những đơn vị uy tín, địa chỉ rõ ràng để cung cấp thực phẩm cho bếp ăn và cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng ngày khi giao nhận thực phẩm phải có sự kiểm tra của nhà trường và chứng kiến của Phụ huynh.

- Công tác nấu ăn cho trẻ phải thực hiện đúng quy trình về đảm bảo vệ sinh từ khâu sơ chế đến khâu chế biến. Tổ chức ăn đúng quy định, quy trình, hợp vệ sinh tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

- Phòng ngủ của trẻ đảm bảo vệ sinh, thông thoáng, sạch sẽ.

- Tổ chức họp phụ huynh thống nhất về việc tổ chức ăn bán trú, thông báo chi tiết cụ thể quy trình phòng chống dịch bệnh của nhà trường đối với việc tổ chức bán trú để phụ huynh giám sát.

  1. Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh

 - Giáo viên có trách nhiệm phối hợp với gia đình học sinh hướng dẫn trẻ thực hành hàng ngày các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cụ thể: thường xuyên xúc miệng bằng nước muối pha loãng, tập thể dục, rèn luyênh thói quen rửa tay thường xuyên đúng lúc, đúng cách; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

- Hướng dẫn phụ huynh đo thân nhiệt cho trẻ. Nếu có ho và sốt, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà. Học sinh không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

- CBGV, NV nhà trường tự đo thân nhiệt, nếu có sốt và ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe, nếu cần thiết thì đến cơ sở y tế để khám và điều trị. CBGV, NV không được đến trường nếu đang trong thời gian cách li tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

- Bảo vệ nhà trường kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường (bao gồm giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, khách); thực hiện việc giao, nhận trẻ tại cổng trường; có biện pháp phù hợp, hạn chế không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trường.

  1. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khi học sinh đi học trở lại

- Trước khi học sinh đến trường, gia đình kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, không cho học sinh đến trường khi có biểu hiện không bình thường về sức khỏe. Khi học tập ở trường giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh rửa tay bằng nước sạch và xà phòng tại các thời điểm: trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, sử dụng sách vở dùng chung (theo lịch vệ sinh treo từng lớp); che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp, không dùng chung các đồ dùng cá nhân như ca, cốc, bát thì, gối chăn…Giáo viên kịp thời báo với lãnh đạo nhà trường nếu phát hiện có trẻ không bình thường về sức khỏe để có biện pháp xử lí.

- Hàng ngày, trong giờ đón trẻ giáo viên phải trao đổi phụ huynh về tình trạng sức khỏe của trẻ, đồng thời quan sát theo dõi hoạt động của trẻ trong ngày, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện về sức khỏe thì phải đưa xuống phòng y tế để kiểm tra và theo dõi và thực hiện cách li, báo ngay với Trạm y tế địa phương và cha mẹ trẻ.

- Khi CBGV, NV nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì đến phòng y tế của trường để được kiểm tra và theo dõi, thực hiện cách li, nhân viên y tế nhà trường thông báo cho Trạm y tế địa phương, đồng thời cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách cho CBGV, NV nhà trường nêu trên.

- Đảm bảo đủ nước uống vệ sinh, mỗi học sinh có một cố uống nước dùng riêng được hấp sấy hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong nhà trường. Tăng cường thông khí tại các lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

- Mỗi ngày một lần sau khi kết thức buổi học, các lớp duy trì thực hiện vệ sinh trường, lớp học theo đúng quy định; kiểm tra, bổ sung xà phòng, nước sát khuẩn và các vật dụng cần thiết khác cho các buổi học tiếp theo. Bố trí đủ thùng đựng rác thải có nắp đậy kín và thu gom xử lí hàng ngày.

- Trong thời gian Việt Nam chưa công bố hết dịch, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung, hoạt động trải nghiệm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Hiệu trưởng nhà trường cụ thể hóa xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi trẻ đi học trở lại trường;  Rà soát bổ sung cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị y tế cần thiết; Phân công, phân nhiệm rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng người, từng bộ phận trong nhà trường; tổ chức các cuộc họp, tập huấn, hướng dẫn CBGV, NV trong nhà trường, các nhóm Tư thục độc lập trên địa bàn về triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch khi có học sinh đi học trở lại trường. Chủ động tham mưu đề xuất với cấp trên các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn ra.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và cách phòng tránh; về công tác chỉ đạo và kết quả phòng, chống dịch bệnh qua các phương tiện thông tin của nhà trường (Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, tại các lớp học,...).

- Quản lí chặt chẽ công tác bán trú, kiểm tra đôn đốc các giáo viên thực hiện vệ sinh phòng lớp, đồ dùng ca cốc, khăn mặt đúng theo lịch vệ sinh. Phối hợp với ngành y tế địa phương thực hiện phun hóa chất khử trùng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.

.- Triển khai các văn bản chỉ đạo, các thông tin về dịch bệnh tới các nhóm trẻ tư thục. Kiểm tra công tác thực hiện đối với 100% các nhóm lớp độc lập tư thục về việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

- Liên hệ, trao đổi với phụ huynh qua nhóm zalo, điện thoại... để lấy thông tin về diễn biến dịch bệnh báo cáo cho nhà trường trước 8h hàng ngày.

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung theo kế hoạch và đặc biệt chú ý thực hiện tốt lịch vệ sinh, chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian dịch bệnh đang diễn ra phức tạp.

- Nhân viên y tế kịp thời nắm bắt thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, sức khỏe của từng học sinh hàng ngày từ các lớp, báo cáo về nhà trường trước 8h00 phút hàng ngày. Thực hiện đo thân thiệt cho trẻ trong ngày, kịp thời phát hiện các biểu hiện sức khỏe của CBGV, NV, của trẻ để hướng dẫn và có biện pháp cách li và báo cho Trạm y tế. Theo dõi, đôn đốc các lớp, bộ phận bếp ăn thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng theo quy định.

- Kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường (bao gồm giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, khách…); có biện pháp phù hợp, hạn chế không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trường. Những trường hợp bất thường cần báo cáo ngay cho Đ/c Võ Như Băng- Hiệu trưởng số điện thoại 0988.938.139

 Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi trẻ đi học trở lại trường của Mầm non Ngôi Sao Nhỏ; Yêu cầu CBGV, NV, các nhóm trẻ tư thục độc lập trên địa bàn nghiêm túc thực hiện Kế hoạch này./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT TP (để b/c);

- UBND xã (để b/c);

- Ban chỉ đạo nhà trường (để chỉ đạo);

- CBGV, NV nhà trường (t/h);

- Hội PHHS (để p/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Võ Như Băng

LỊCH PHÂN CÔNG VỆ SINH PHÒNG CHỐNG DỊCH

COVID-19 KHI TRẺ ĐI HỌC

( Thực hiện theo kế hoạch số 02/STARKID/KH.04.2020 ngày 24/04/2020 trường mầm non Ngôi Sao Nhỏ)

TUẦN

THÀNH PHẦN

THỰC HIỆN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Tuần 1

1. Các đồng chí Ban giám hiệu

2.100% Giáo viên trên các lớp

3. Đ/c Nhân viên Y tế

- Chỉ đạo các giáo viên phối hợp với y tế kiểm tra thân nhiệt của trẻ tại cổng trường và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của công văn 79.

-  Thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của các đồng chí BGH.

* Sáng đến mở phòng thông thoáng, quét, lau sàn nhà sạch sẽ.

+ Phối hợp với nhân viên y tế đo thân nhiệt của trẻ ở cổng trường.

+  Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, sau khi sử dụng sách vở dùng chung, khi tay bẩn.

+ Hấp bát ca cốc hàng ngày (hấp ly chén 2 lần vào 7h30 sáng và 16h chiều.)

+ Luộc khăn mặt hàng ngày; lau cọ nhà vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch Javen hoặc Clomin B.

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức giờ ăn; giờ ngủ.

+ Lưu ý: không cho trẻ dùng chung khăn mặt, ca, cốc, bát thìa, gối…

* Cuối ngày giáo viên phải quét dọn, lau sàn nhà, cất dọn đồ dùng, lau tay nắm, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can bằng dung dịch Clomin B; thu gom rác thải, vệ sinh sạch sẽ thùng đựng rác…

- Kiểm tra thân nhiệt của trẻ tại cổng trường, Nắm bắt tình hình dịch bệnh của các lớp, tổng hợp ghi chép vào sổ, đi kiểm tra nhắc nhở công tác vệ sinh trong nhà trường và các nhóm lớp, tuyên truyền các nhóm tư thục vệ sinh phòng bệnh.

Tuần 2

1. Các đồng chí trong Ban Giám Hiệu

2. 100% Giáo viên trên các lớp.

3. Đ/c Nhân viên Y tế

+Chỉ đạo công tác phòng dịch, tích cực xuống các lớp kiểm tra, hướng dẫn giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh theo lịch.

+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của  BGH.

+ Sáng đến mở phòng thông thoáng, quét, lau sàn nhà sạch sẽ.

+ Phối hợp với nhân viên y tế đo thân nhiệt của trẻ ở cổng trường.

+ Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, sau khi sử dụng sách vở dùng chung, khi tay bẩn.

+ Hấp bát ca cốc hàng ngày (hấp ly chén 2 lần vào 7h30 sáng và 16h chiều.)

+ Luộc khăn mặt hàng ngày; lau cọ nhà vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch Javen hoặc Clomin B.

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức giờ ăn; giờ ngủ.

+ Lưu ý: không cho trẻ dùng chung khăn mặt, ca, cốc, bát thìa, gối…

+ Cuối ngày giáo viên phải quét dọn, lau sàn nhà, cất dọn đồ dùng, lau tay nắm, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can bằng dung dịch Clomin B; thu gom rác thải, vệ sinh sạch sẽ thùng đựng rác…

- Kiểm tra thân nhiệt của trẻ trong các buổi sáng, Nắm bắt tình hình dịch bệnh của các lớp, tổng hợp ghi chép vào sổ, đi kiểm tra nhắc nhở công tác vệ sinh trong nhà trường và các nhóm tư thục, tuyên truyền các nhóm tư thục vệ sinh phòng bệnh.

Tuần 3

1. Ban Giám Hiệu

2. 100% Giáo viên

3. Đ/c Nhân viên Y tế

+Chỉ đạo công tác phòng dịch, tích cực xuống các lớp kiểm tra, hướng dẫn giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh theo lịch.

+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của  BGH.

+ Sáng đến mở phòng thông thoáng, quét, lau sàn nhà sạch sẽ.

+ Phối hợp với nhân viên y tế đo thân nhiệt của trẻ ở cổng trường.

+ Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, sau khi sử dụng sách vở dùng chung, khi tay bẩn.

+ Hấp bát ca cốc hàng ngày (hấp ly chén 2 lần vào 7h30 sáng và 16h chiều.)

+ Luộc khăn mặt hàng ngày; lau cọ nhà vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch Javen hoặc Clomin B.

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức giờ ăn; giờ ngủ.

+ Lưu ý: không cho trẻ dùng chung khăn mặt, ca, cốc, bát thìa, gối…

+ Cuối ngày giáo viên phải quét dọn, lau sàn nhà, cất dọn đồ dùng, lau tay nắm, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can bằng dung dịch Clomin B; thu gom rác thải, vệ sinh sạch sẽ thùng đựng rác…

- Kiểm tra thân nhiệt của trẻ trong các buổi sáng, Nắm bắt tình hình dịch bệnh của các lớp, tổng hợp ghi chép vào sổ, đi kiểm tra nhắc nhở công tác vệ sinh trong nhà trường và các nhóm tư thục, tuyên truyền các nhóm tư thục vệ sinh phòng bệnh.