Kết quả đánh giá theo chuẩn năm học năm 2024

Xin hỏi là đối với giáo viên thì việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên được thực hiện thế nào? - Vân Anh (TP.HCM)

Kết quả đánh giá theo chuẩn năm học năm 2024

Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên (Hình từ Internet)

1. Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 9 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

2. Mức tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

3. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 10, 11 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

3.1. Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

3.2. Xếp loại kết quả đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

4. Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Tại Điều 11 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.

- Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Cuối mỗi năm học, giáo viên sẽ được nhà trường đánh giá và xếp loại để ghi nhận kết quả đạt được trong suốt một năm học mà bản thân đã rèn luyện và phấn đấu.

Thế nhưng điều bất cập ở chỗ, một giáo viên đôi khi có đến 2 kết quả đánh giá phân loại khác nhau.

Một kết quả là theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa trên những tiêu chuẩn và tiêu chí của Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT. Một kết quả khác là xếp theo những quy định trong Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Kết quả đánh giá theo chuẩn năm học năm 2024

Giáo viên "tẩu hỏa nhập ma" với hàng loạt phiếu đánh giá cuối năm (Ảnh: Đỗ Quyên)

Cụ thể, đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ có 4 mức đánh giá phân loại: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.

Còn đánh giá theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cũng phân định thành 4 mức là: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ và Không hoàn thành nhiệm vụ.

Một giáo viên có đến 2 kết quả?

Với việc cùng lúc đánh giá theo 2 quy định khác nhau như hiện nay dẫn đến một giáo viên đôi khi có đến 2 kết quả khập khiễng nhau.

Cụ thể, kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp là Khá nhưng kết quả đánh giá theo Nghị định 90 vẫn có thể là Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hoặc kết quả theo Chuẩn nghề nghiệp chỉ là Đạt nhưng kết quả đánh giá theo Nghị định 90 vẫn là Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hay, theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên A chỉ được đánh giá Chưa đạt (chỉ vì chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, thiếu chứng chỉ) nhưng ở Nghị định 90 giáo viên này vẫn có thể được đánh giá là Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Câu hỏi đặt ra: “Kết quả nào sẽ là cơ sở pháp lý, lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, để xem xét, xử lý khi cần thiết?”

Mặc dù chưa có quy định nào nói rằng kết quả xếp loại từ chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ quan trọng hơn kết quả xếp loại theo Nghị định 90 của Chính phủ và ngược lại.

Đáng nói, Điều 21 Nghị định 90 nêu rõ:

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Kết quả đánh giá theo chuẩn năm học năm 2024

Vậy nên có thể khẳng định rằng, kết quả đánh giá theo Nghị định 90 hằng năm là căn cứ vô cùng quan trọng.

Vì thế, không ít nhà giáo đã thắc mắc: “Kết quả đánh giá theo Nghị định 90 quan trọng đến thế thì kết quả đánh giá giáo viên theo Thông tư 20 Chuẩn nghề nghiệp để làm gì?

Người viết được biết có “cô giáo sống thẳng tính đã phải trả giá cho suốt thời gian dài bằng “Phiếu đánh giá giáo viên” liên tục bị xếp loại… Khá”.

Hai phiếu đánh giá, xếp loại mang hai kết quả khác nhau trong khi không ít những tiêu chí, tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất chính trị, hiệu quả công việc của Chuẩn nghề nghiệp và Nghị định 90 khá giống nhau.

Việc đánh giá giáo viên hàng năm là rất cần thiết. Thông qua kết quả đánh giá, chúng ta sẽ thấy được giáo viên ấy đã phấn đấu, nỗ lực trong suốt một năm học thế nào.

Thế nhưng, kết quả đánh giá thì chỉ có một và chỉ cần căn cứ vào một loại văn bản chuẩn là đủ.

Việc đánh giá giáo viên hiện nay đang được quy định bởi khá nhiều văn bản chồng chéo và cho ra các kết quả khác nhau, như vậy sẽ chẳng thể giúp nhà giáo thực hiện tốt hơn công việc giảng dạy của mình.

Trái lại, chỉ khiến những công việc hành chính rườm rà không cần thiết như tăng hồ sơ đánh giá và những buổi họp hành, bình xét sẽ nhiều thêm làm mất thời gian và công sức một cách lãng phí, không cần thiết.

Bởi vậy, thay vì cùng lúc đánh giá giáo viên theo 2 quy định khác nhau (Chuẩn nghề nghiệp và Nghị định 90 của Chính phủ), Bộ Giáo dục nên thống nhất chung một mẫu đánh giá và xếp loại dành riêng cho giáo viên.

Điều này không chỉ cho giáo viên một kết quả thống nhất mà còn bớt đi những cuộc họp hành, bình xét thi đua vào cuối mỗi năm học.

Tài liệu tham khảo:

https://lawnet.vn/vb/nghi-dinh-90-2020-nd-cp-xep-loai-chat-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-6de41.html