Khái niệm thị trường các yếu tố đầu vào

Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trường.

*                    Cách phổ biến nhất là phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa mà người ta giao dịch. Theo cách này, ở mức tổng quát nhất, các thị trường được chia ra thành thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). Các thị trường đầu ra lại có thể phân nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như thị trường gạo, thị trường quần áo, thị trường ô tô, thị trường giáo dục v.v… Các thị trường đầu vào có thể phân thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v…), thị trường đất đai, thị trường lao động v.v… Tùy theo cách người ta quan niệm về hàng hóa là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thểđặt tên cho thị trường một cách khác nhau. Ví dụ, thị trường máy móc (đầu vào) có thể chia ra thành các phân nhánh như thị trường máy dệt, thị trường máy xát gạo v.v… Khi nói về một thị trường chung, có tính chất đại diện, ta nói đến một thị trường cụ thể hay riêng biệt nào đó theo cách phân loại này.

*                    Phân loại thị trường theo không gian kinh tế mà theo đó các quan hệ trao đổi hàng hóa diễn ra: Theo cách này, thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương. Thật ra, khi nói đến các thị trường theo cách phân loại này, người ta vẫn thường kết hợp với cách phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa để xem xét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay không gian kinh tế cụ thể. Ví dụ, người ta thường nói đến thị trường lúa, gạo, cà phê hay chung hơn, thị trường nông sản thế giới, Việt Nam hơn là nói đến một thị trường thế giới, hay Việt Nam chung chung.

Trong các hàng hóa, có những thứ do chi phí vận chuyển tương đối thấp so với giá trị hàng hóa nên thị trường về bản chất thường mang tính chất thế giới. Giá cả các hàng hóa này ở các địa điểm giao dịch khác nhau trên thế giới không có sự sai biệt lớn (chẳng hạn thị trường vàng). Ngược lại, khi chi phí vận chuyển hàng hóa là tương đối lớn và do một số lý do khác, thị trường của một số hàng hóa lại thường mang tính chất địa phương (ví dụ, thị trường vật liệu xây dựng).

*                    Theo cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị trường khác nhau. Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ. Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành hai loại lớn: thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua hay người bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng hóa) và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (trên thị trường dạng này, người mua hay người bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá). Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo lại bao gồm những dạng thị trường như: thị trường độc quyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền. Mặc dù có những điểm chung, hành vi của những người mua hay bán trên từng dạng thị trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị chi phối bởi những điểm đặc thù của từng thị trường.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • phan loai thi truong
  • tại sao phải phân loại thị trường
  • ,

    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quy trình trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng lớn, với chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú, phương thức trao đổi đa dạng. Tuy nhiên, hành vi cụ thể của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào việc nó hoạt động trên kiểu dạng thị trường nào. Một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số lượng người mua, người bán trên thị trường cũng như mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ. Vì vậy, để làm rõ hơn hành vi cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp, chúng ta cần gắn hành vi này với các cấu trúc thị trường mà trên đó doanh nghiệp tồn tại và hoạt động. Với mục tiêu đi sâu vào vấn đề này, em xin chọn đề bài sau: “ Phân tích đặc điểm của các loại thị trường (cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền thuần túy và cạnh tranh không hoàn hảo) và liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay.”

    1. Khái niệm thị trường và phân loại thị trường:

    * Khái niệm thị trường

    Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mua, chủ thể bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu các hàng hóa và dịch vụ; quá đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.

    *Phân loại thị trường

    Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế học phân loại thị trường như sau:

    – Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

    – Thị trường độc quyền thuần túy

    – Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo ( bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn)

    Khi phân loại thị trường các nhà kinh tế học thường chú ý tới những tiêu thức cơ bản như:

    – Số lượng người sản xuất

    Xem thêm: Quản lý thị trường có được khám nhà, kiểm tra kho không?

    – Chủng loại sản phẩm

    – Sức mạnh của hãng sản xuất

    – Các trở ngại xâm nhập thị trường òa

    – Hình thức cạnh tranh phi giá cả

    Ta có thể tóm tắt những vấn đề cơ bản về cơ cấu thị trường như ở bảng sau:

    Bảng 1: Các loại cấu trúc thị trường

    Cơ cấu thị trường Ví dụ Số lượng nhà sản xuất Loại sản phẩm Sức mạnh kiểm soát giá cả Các trở ngại xâm nhập thị trường Cạnh tranh phi giá cả

    Cạnh tranh hoàn hảo Sản xuất nông nghiệp Rất nhiều Tiêu chuẩn Không có Thấp Không Độc quyền Các dịch vụ xã hội  Một Duy nhất Đáng kể Rất cao Quảng cáo Cạnh tranh độc quyền   Bán lẻ thương nghiệp Rất nhiều Khác nhau Ít Thấp Quảng cáo phân biệt sản phẩm Độc quyền tập đoàn Ô tô, luyện kim, chế tạo máy   Một vài Tiêu chuẩn khác nhau Một vài Cao Quảng cáo và phân biệt sản phẩm.

    Xem thêm: Vai trò của thị trường chứng khoán ở Việt Nam

    Khái niệm thị trường các yếu tố đầu vào

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    2. Đặc điểm các loại thị trường:

    2.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

    Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường mà trên đó nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động, đồng thời mỗi doanh nghiệp không có khả năng chi phối hay ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

    Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi nó thỏa mãn các điều kiện sau đây:

    – Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.

    Số người bán, mua được gọi là nhiều, khi những giao dịch bình thường của một người mua hoặc một người bán không ảnh hưởng gì đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện (không có hiện tượng kiểm soát giá).

    – Toàn bộ sản phẩm đồng nhất, có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo

    Nếu điều này không được đảm bảo, một khi doanh nghiệp cung ứng ra thị trường một loại sản phẩm khác biệt so với các đối thủ, nó ít nhiều vẫn có thể ảnh hưởng đến giá cả. Khi đó thị trường không còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

    Xem thêm: Quản lý thị trường có được tịch thu hàng hóa không có hóa đơn?

    – Tất cả người mua, người bán đều có thông tin đầy đủ về thị trường (giá cả, chất lượng hàng hóa,…)

    Đây cũng là một điều kiện để buộc mỗi doanh nghiệp phải chấp nhận giá chung trên thị trường.

    – Các doanh nghiệp không bị cản trở, được tự do ra nhập hoặc rút lui ra khỏi ngành.

    Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm, mỗi người đều phải được tự do trở thành người mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và được trao đổi ở mức giá như những người trao đổi hiện hành. Tương tự, nó không đòi hỏi có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó thôi không là người mua hoặc người bán trong thị trường và vì thế rút ra khỏi thị trường.

    Ngoài những điều kiện đặc trưng riêng biệt trên, thì thị trường cạnh tranh hoàn hảo còn có các đặc điểm sau:

    – Đường cầu mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đối diện là một đường nằm ngang (hình 2.1a).

    Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá, một mặt nó có thể bán được tất cả hàng hóa mà mình sản xuất ra với mức giá hiện hành trên thị trường, mặt khác sự tăng, giảm sản lượng của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến mức giá chung này. Cần phân biệt đường cầu thị trường (hình 2.1b) với đường cầu mà mỗi doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt.

    – Tại mọi mức sản lượng, doanh thu biên mà doanh nghiệp thu được luông không đổi và bằng mức giá (MR=P). ( hình 2.1c)

    Xem thêm: Ví dụ về cách thâm nhập thị trường quốc tế của một sản phẩm cụ thể

    Trong phạm vi quy mô sản lượng của mình, việc một doanh nghiệp độc lập tăng, giảm sản lượng không làm mức giá chung trên thị trường thay đổi; do đó, doanh thu mà nó thu thêm được khi sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản phẩm chính bằng mức giá đó. Điều này đúng ở mọi điểm sản lượng.

    2.1. Thị trường độc quyền thuần túy:

    Thị trường độc quyền là loại thị trường mà ở đó có một doanh nghiệp hoạt động và cung ứng một hàng hóa duy nhất, về cơ bản không có mặt hàng thay thế. Ví dụ, điện thoại là sản phẩm độc quyền có chức năng truyền đạt thông tin, điện dùng để thắp sáng và xem vô tuyến…

    Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền:

    – Bằng sáng chế (bản quyền): Một hãng có thể thu được vị trí độc quyền nhờ có được bản quyền đối với sản phầm hoặc quy trình công nghệ nhất định.

    – Kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hang có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một sản phẩm nào đó.

    – Quy định của Chính phủ: Chính phủ có thể ủy thác cho một hãng nào đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

    – Độc quyền tự nhiên: Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy mô. Điều đó có nghĩa là khi quy mô tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế  của quy mô cho phép một hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế  của quy mô sẽ là “Hàng rào tự nhiên” đối với việc xâm nhập thị trường.

    Thị trường độc quyền có những đặc điểm sau:

    Xem thêm: Thủ tục để doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào thị trường nội địa

    – Do doanh nghiệp độc quyền là nhà sản xuất duy nhất nên đường cầu dốc xuống mà doanh nghiệp đối diện cũng chính là đường cầu thị trường (Hình 2.2).

    – Trong điều kiện độc quyền để bán được số lượng hàng hóa nhiều hơn thì giá bán sẽ giảm xuống theo quy luật cầu. Vì lượng hàng hóa được bán thêm chỉ khi giá hạ nên doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán ở mọi sản lượng ( Hình 2.2)

    – Do không có đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền thường có quyền lực thị trường lớn.

    – Để tìm kiếm thêm lợi nhuận, trong trường hợp người tiêu dùng khó có khả năng chuyển nhượng hàng hóa cho nhau, doanh nghiệp độc quyền có thể áp dụng chiến lược phân biệt đối xử về giá

    2.3. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo:

    a.Cạnh tranh độc quyền

    Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đối với giá cả của họ

    Thị trường cạnh tranh độc quyền có 2 đặc trưng then chốt

    – Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm phân biệt(đã được làm khác đối với sản phẩm của các doanh nghiệp khác). Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao, nhưng không phải thay thế hoàn hảo. Nói cách khác, độ co dãn của cầu theo giá chéo là coa nhưng không phải vô cùng.

    Xem thêm: Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

    – Có sự tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Doanh nghiệp mới gia nhập thị trường tương đối dễ dàng và các doanh nghiệp ở trong ngành rời bỏ cũng tương đối dễ dàng nếu các sản phẩm của họ trở nên không có lãi

    – Trong cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau do đó đường cầu đối với từng hãng là đường nghiêng dốc xuống dưới về phía bên phải (hình 2.3a). Nghĩa là nếu hãng nâng giá lên đôi chút thì hãng sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải toàn bộ và ngược lại nếu hãng giảm giá đi một chút thì hãng sẽ thu được thêm một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ khách hàng của đối thủ. Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất mức sản lượng tai đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.

    b.Độc quyền tập đoàn

    Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

    Đặc điểm:

    – Một đặc điểm của độc quyền tập đoàn là cản trở đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn (có thể là vốn, công nghệ sản xuất)

    – Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hãng tham gia thị trường này là đặc điểm nổi bật nhất. Mỗi hãng này xây dựng chính sách đều chú ý đến hành vi của các đối thủ. Vì thị trường độc quyền tập đoàn bao gồm một số ít hãng do đó mỗi sự thay đổi về giá, sản lượng của một hãng sẽ tức khắc dẫn đến sự thay đổi của các hãng đối thủ.

    – Trong thị trường độc quyền tập đoàn vài hãng chia nhau phần lớn lượng cung của thị trường. Tuy nhiên tất cả mọi hãng đều muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được tỉ trọng lớn hơn và chính điều đó dẫn đến sự gãy khúc của đường cầu (hình 2.3b)

    Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn của đội quản lý thị trường

    3. Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay:

    3.1. Thị trường cạnh tranh hoàn trong thực tế:

    Các nhà kinh tế cho rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo có khả năng mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt ( thường mang lại sự phát triển và công bằng xã hội, như kéo điện về miền núi) bởi trong đó có rất nhiều người mua, người bán và họ không đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm. Vậy thị trường cạnh tranh hoàn hảo có thể thấy trong thực tế hay không? Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được áp dụng thực tiễn qua việc xây dựng thị trường cạnh tranh tự do với sự can thiệp hợp lý của chính phủ. Mặc dù thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một mô hình rất có lợi nhưng nó lại chưa phổ biến tại Việt Nam. Có thể kể đến một số thị trường có vẻ cạnh tranh hoàn hảo như thị trường nông sản, thị trường muối ăn,…

    Ngoài ra, sự góp mặt sôi nổi của các doanh nghiệp mới cũng khiến cho thị trường tiến dần đến cạnh tranh hoàn hảo.Ví dụ như trước đây, thị trường viễn thông tại Việt Nam không phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo nhưng hiện nay lại trở thành loại thị trường này.Nguyên nhân là do trước đây chỉ có một mình VNPT kinh doanh viễn thông, giá cả do VNPT toàn quyền quyết định. Sau khi có nhiều đối thủ cạnh tranh như Vietel, FPT Telecom tham gia thị trường thì ngay lập tức giá cước do thị trường quyết định. Các doanh nghiệp cạnh tranh thi nhau khuyến mãi, giảm giá kích cầu khiến VNPT phải điều  chỉnh giá cho phù hợp hơn.

    Tuy nhiên, các thị trường cạnh tranh hoàn hảo thực tế ở Việt Nam không tránh khỏi việc chỉ đúng trên danh nghĩa. Các doanh nghiệp cố tình che dấu hành vi của mình, độc quyền, lũng đoạn ở bên trong khiến cho giá cả tăng đổi thất thường. Đồng thời trong hoạt động mua bán sôi nổi như ngày nay, việc đảm bảo cho người tiêu dùng biết toàn bộ thông tin của sản phẩm, thị trường là điều không thể kiểm soát được.

    3.2. Thị trường độc quyền trong thực tế:

    Các thị trường độc quyền tại Việt Nam có thể kể đến: Thị trường điện, thị trường xăng, thị trường nước,..Bên cạnh những lợi ích mà thị trường độc quyền mang đến cho các doanh nghiệp thì những cụm từ “ mặt trái của độc quyền”, “khủng hoảng vì độc quyền” cũng được nhắc đến không ít. Không ai bức xúc với việc một doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng việc bù lỗ vào dân thu thêm lợi nhuận là điều không thể chấp nhận được. Giá xăng dầu và điện lực liên tục tăng cao tất yếu dẫn đến tình trạng lạm phát.Trong

    9 tháng đầu năm, Petrolimex đã tăng giá đến 3 lần, cả 3 lần, lí do đều là bị lỗ. Nhưng sự thật thì họ đã lãi tới 1.579 tỉ đồng, gấp rưỡi đối với cùng kì năm ngoái. Giá điện cũng liên tục tăng lên hầu như không có xu hướng giảm, thu nhập tăng không kịp khiến cho nhiều người dân lâm vào cảnh khốn đốn. Trước đó 2 năm, xăng dầu và điện lực đã có một khoản lỗ nặng 40.000 tỷ đồng từ việc đầu tư không đúng ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm nhưng nay lại tuyên bố là hòa vốn và có lãi. Vậy số tiền nợ khổng lồ đó đã truyền đến đâu? Câu trả lời chỉ có thể là đổ lên đầu những người dân đóng thuế, tiêu dùng mặt hàng của họ. Nói chung các doanh nghiệp độc quyền nếu kinh doanh không đúng lương tâm và quy luật thì vẫn còn gây ra nhiều nhức nhối cho kinh tế cũng như xã hội.

    3.3. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo với thực tế:

    Xét về thị trường độc quyền tập đoàn, tại Việt Nam có một số thị trường như thị trường ô tô, thị trường hóa chất, thị trường máy móc,…Còn xét về thị trường cạnh tranh độc quyền trên thực tế có các thị trường như: thị trường dịch vụ ăn uống, thị trường dịch vụ bán lẻ,… Các doanh nghiệp trên thị trường này hoạt động rất sôi nổi. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thu hút người mua, cạnh tranh với đối thủ. Đó là việc thay đổi các cố gắng về marketing hay giảm giá bán. Biểu hiện điển hình của các hãng thuộc thị trường này là hoạt động quảng cáo diễn ra sôi nổi, tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra còn có những đợt đại hạ giá để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng. Nhìn chung loại thị trường này chiếm đại đa số doanh nghiệp tại Việt Nam.

    Trên đây là những đóng góp cơ bản của em về đặc điểm các loại thị trường và liên hệ với thực tế ở Việt Nam. Mỗi loại cấu trúc thị trường đều có những ưu và nhược điểm nhất định đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trên đó vận dụng đúng quy luật, đúng lương tâm thì mới đem lại lợi ích cao cho cộng đồng. Đồng thời Nhà nước nên có những biện pháp để kiểm soát đảm bảo các thị trường hoạt động hài hòa và có hiệu quả.