Kt3 là viết tắt của chữ gì năm 2024

KT1, KT2, KT3 và KT4 đều là những thuật ngữ thường gọi để chỉ nơi thường trú, tạm trú của công dân. Thế nhưng, sự khác biệt giữa các thuật ngữ này như thế nào, nó khác gì so với sổ hộ khẩu thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Kt3 là viết tắt của chữ gì năm 2024

Sổ hộ khẩu với KT1, KT2, KT3 có gì khác nhau? Ảnh minh họa

Cứ mỗi dịp đầu năm xin học hoặc chuyển trường cho con, khi phải khai các giấy tờ tùy thân cho việc mua nhà đất, khi phải đăng ký tạm trú ở trọ.... là mỗi lần các cặp vợ chồng trẻ lại một phen "bở hơi tai" với các loại giấy tờ xác định nhân thân và cư trú.

Trong các loại giấy tờ nhân thân và cư trú, các thuật ngữ KT1, KT2, KT3 và KT4 được nhắc đến khá nhiều, nhưng không phải ai cũng phân biệt được. Vậy sổ hộ khẩu với KT1, KT2, KT3 có gì khác nhau?

--- Theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006, sổ hộ khẩu là sổ có chức năng xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, các ký hiệu “KT” trong KT1 hay KT3... bắt nguồn từ tên các mẫu trong bộ mẫu các giấy tờ về quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành và sử dụng từ trước khi Luật Cư trú ra đời.

Các sổ hộ khẩu với ký hiệu KT1, KT2 và KT3 có thể được hiểu như sau:

- KT1: Sổ hộ khẩu thường trú của công dân, xác định nơi thường trú lâu dài của công dân. Thông thường, địa chỉ ghi trong sổ trùng với địa chỉ ghi trên Chứng minh nhân dân của mỗi người;

- KT2: Sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công dân đăng ký tạm trú tại huyện, quận khác huyện, quận nơi thường trú, nhưng cùng tỉnh, thành phố.

Ví dụ, công dân có hộ khẩu tại quận Hoàn Kiếm, nhưng tạm trú dài hạn tại quận Đống Đa, thì tại quận Đống Đa, công dân được cấp Sổ KT2.

Kt3 là viết tắt của chữ gì năm 2024

Sổ tạm trú KT2 và KT3, giá trị tối đa cũng chỉ là 24 -60 tháng.

- KT3: Được biết đến là Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với đăng ký thường trú. Công dân được cấp sổ KT3 là người thường trú tại một tỉnh thành, nhưng đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố khác.

Ví dụ, công dân có hộ khẩu tại Hà Nam, nhưng tạm trú dài hạn ở Hà Nội, thì tại Hà Nội, công dân được cấp Sổ KT3.

Đáng chú ý, theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, thời hạn tạm trú được xác định theo đề nghị của công dân nhưng tối đa chỉ 24 tháng. Như vậy, đối với các Sổ tạm trú KT2 và KT3, giá trị tối đa cũng chỉ là 24 tháng.

Nam Phương (tổng hợp)

Từ khóa: KT1 KT2 KT3 và KT4 Sổ tạm trú Sổ hộ khẩu Luật Hộ tịch Luật cư trú đăng lý tạm trú tạm vắng đăng ký nghĩa vụ quân sự giấy báo tử giấy khai sinh giấy chứng sinh giấy chuyển khẩu giấy cắt khẩu giấy giới thiệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ đỏ sổ hồng đất nhảy dù đất xen kẹt đất không giấy tờ tách khẩu chuyển khẩu cắt khẩu giấy kết hôn

Nhiều người thường thắc mắc không biết KT3 là viết tắt của chữ gì. KT3 chính là chữ viết tắt của thẻ tạm trú, sổ tạm trú dài hạn. Trong đó, sổ tạm trú là một cuốn sổ có đăng ký chỗ ở cho chủ sở hữu của cuốn sổ đó, để chứng nhận nơi sinh sống, tạm trú của họ.

KT3 là gì – KT3 chính là cuốn sổ tạm trú dài hạn

Tuy nhiên, KT3 không có giá trị vô thời hạn như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thời gian KT3 có hiệu lực chỉ kéo dài trong vòng 24 tháng kể từ ngày được cấp sổ. Nếu sau khoảng thời gian đó, bạn có nhu cầu sử dụng, thì có thể xin gia hạn hoặc cấp lại sổ. Việc duy trì hoặc cấp lại sẽ đảm bảo bạn đang sinh sống và làm việc tại địa phương này một cách hợp pháp.

Sau khi đã nắm được sổ tạm trú là gì, hay KT3 là gì, thì chúng ta cần nắm được tầm quan trọng của việc đăng ký KT3.

Đăng Ký Hộ Khẩu KT3 Là Gì?

Trên thực tế, đăng ký KT3 chính là việc bạn đăng ký tạm trú, tạm vắng khi bạn di chuyển đến một nơi khác để sinh sống hay làm việc. Cụ thể hơn, nếu bạn là công dân nước Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại bất kỳ tỉnh thành nào trên toàn quốc, không phải nơi sinh ra, bạn sẽ phải đăng ký KT3.

Để đăng ký KT3, công dân đó cần đến cơ quan chức năng có thẩm quyền – nơi nộp hồ sơ đăng ký và nhận sổ tạm trú. Đây là một việc làm vô cùng quan trọng, được xem là nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mỗi người dân sống tại Việt Nam.

Công dân cần phải đăng ký sổ tạm trú KT3 thì các cơ quan chức năng mới có thể quản lý được dân số một cách chính xác nhất theo quy định của Pháp Luật. Đồng thời, xác minh được nơi cư trú ở địa phương này là hợp pháp và không vi phạm quy định pháp luật.

Điều Kiện Để Được Đăng Ký Sổ Tạm Trú KT3

Một số điều kiện mà công dân cần phải đáp ứng để được cấp sổ tạm trú KT3:

  • Đưa ra được đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
  • Người đã đăng ký thường trú ở các tỉnh hoặc thành phố khác thành phố đăng ký tạm trú.
  • Là chủ sở hữu của một ngôi nhà, hoặc khu đất thuộc tỉnh/thành phố – nơi bạn chuẩn bị đăng ký KT3.
  • Nếu là người đi mượn hoặc thuê nhà trọ, cần phải có xác thực từ chủ nhà.
  • Sinh sống và làm việc tại khu vực đăng ký KT3 tối thiểu 30 ngày.

Điều kiện để có thể đăng ký KT3

2. Phân Biệt KT2, KT3 Và KT4

Bên cạnh sổ tạm trú KT3, còn hai loại sổ tạm trú khác đang hiện hành mà mỗi công dân nên nắm được, đó là KT2 và KT4. Vậy KT2 là gì, KT4 là gì; giữa những loại sổ này thì có những gì khác nhau?

KT2 KT3 KT4 Là cuốn sổ tạm trú dài hạn. Áp dụng với những công dân đang cư trú tại địa phương thuộc tỉnh và thành phố, khác với quận/huyện – nơi đăng ký thường trú của cá nhân đó. Đây cũng là một cuốn sổ tạm trú dài hạn. Áp dụng với những công dân đang cư trú tại tỉnh và thành phố, khác với tỉnh/thành phố – nơi đăng ký thường trú của cá nhân đó. Tương tự KT3, những KT4 là một cuốn sổ tạm trú ngắn hạn. Áp dụng với những công dân đang cư trú tại tỉnh và thành phố, khác với tỉnh/thành phố – nơi đăng ký thường trú của cá nhân đó.

Bảng phân biệt KT2, KT3, KT4

Bạn cần phải phân biệt được sổ KT3 khác sổ tạm trú như thế nào, để nắm được mình đang nằm trong trường hợp phải đăng ký sổ tạm trú loại nào.

3. Sổ Tạm Trú KT3 Là Gì, Mục Đích Sử Dụng

Sổ tạm trú KT3 là cuốn sổ tạm trú dài hạn, được đăng ký cho người ngoại tỉnh và sử dụng vào các mục đích như sau:

  • Hoàn tất công việc đăng ký quyền sử dụng đất hoặc nhà ở tại nơi tạm trú.
  • Sang tên, cho thuê hoặc mua bán nhà, đất, các mô hình bất động sản tại nơi tạm trú.
  • Sang tên hoặc đăng ký chủ sở hữu mới cho xe máy, ô tô,…
  • Đăng ký mở cửa hàng kinh doanh,…
  • Quyết định vay vốn hoặc thế chấp tại ngân hàng hay các công ty tài chính.
  • Đăng ký các gói Internet, cáp quang, nước, điện,…
  • Đăng ký nhập học cho con, đăng ký bảo hiểm hoặc bằng lái xe.

Mẫu nội dung trong sổ tạm trú KT3

Để thực hiện được những công việc như trên, bạn cần phải có sổ tạm trú KT3.

4. Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị Và Thủ Tục Đăng Ký Tạm Trú KT3

Trước khi có thể hoàn tất đăng ký sổ tạm trú KT3, bạn cần biết được làm tạm trú cần giấy tờ gì và nắm chắc được quy trình thủ tục đăng ký KT3.

Hồ Sơ Chuẩn Bị Đăng Ký KT3

Bạn cần nắm chắc được một số các giấy tờ có trong bộ hồ sơ để tránh lãng phí thời gian điều chỉnh không cần thiết. Các loại giấy tờ khá đơn giản, gồm:

  • Một tờ khai nhân khẩu (có mẫu HK01 sẵn).
  • Photo sau đó nộp bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (có công chứng). Chuẩn bị sẵn bản gốc kèm theo để xuất trình khi có yêu cầu.
  • Các loại giấy tờ có thể chứng minh được nơi đang tạm trú. Đối với người có nhà ở nơi tạm trú: cần xác minh bằng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất hoặc mua nhà. Đối với người đi thuê hoặc đi mượn nhà: có báo cáo của chủ nhà, ghi rõ ngày tháng năm và ký tên trong văn bản đồng ý.
  • Chuẩn bị sẵn phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (có mẫu HK02 sẵn).
  • Tờ phiếu báo cáo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu (đã được công chứng).
  • Bản khai nhân khẩu (theo quy định của địa phương – nơi đăng ký KT3).

\>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ đầy đủ nhất

Quy Trình, Thủ Tục Đăng Ký KT3

  • Bộ hồ sơ phía trên sẽ được nộp tại cơ quan công an xã, phường; hoặc UBND xã, phường – nơi mà bạn có thể yêu cầu cấp sổ tạm trú KT3.
  • Bạn sẽ được viết tờ khai thay đổi nhân khẩu, sau khi nhận các giấy tờ có công chứng từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Đợi để cơ quan chức năng xét duyệt hồ sơ. Thông thường kết quả sẽ được hẹn trả sau 3 ngày làm việc.
  • Sau khoảng thời gian 3 ngày chờ đợi, bạn sẽ lên lại nơi đăng ký để làm việc. Nếu đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và yêu cầu thì bạn sẽ được cấp sổ tạm trú KT3. Còn trong trường hợp bạn chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và yêu cầu đề ra, bạn phải làm lại.
  • Hoặc có thể chuyển qua đăng ký ngắn hạn KT4 với thời hạn 6 tháng. Sau 6 tháng bạn có thể gia hạn hoặc đăng ký lại từ đầu.

Thủ tục làm KT3 cần được khai báo chính xác thông tin trong hồ sơ

* Lưu ý:

  • Với những công dân đã được cấp sổ tạm trú KT3 nhưng sau đó không còn sinh sống hay làm việc ở đây 6 tháng đổ lên, thì sổ sẽ mất hiệu lực.
  • Trong vòng một tháng, cụ thể là 30 ngày, nếu sổ KT3 sắp hết hiệu lực thì phải đi xin gia hạn hoặc xin cấp lại sổ.
  • Sổ KT3 bị rách hay hỏng thì sẽ được cấp lại nhưng mất phí.

Hồ sơ và thủ tục làm KT3 để có thể đăng ký thành công không quá phức tạp. Bạn nên chú ý và cẩn thận soạn thảo giấy tờ để không phải mất công làm lại.

Với các trường hợp ở khu vực thành phố lớn cũng vậy, thủ tục đăng ký KT3 tại TP.HCM và thủ tục đăng ký KT3 tại Hà Nội đều tương tự nhau. Đến nơi đăng ký, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể, nên không cần phải quá lo lắng.

Xem Thêm:

\>> Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ – Giải đáp 8 câu hỏi thường gặp

6. Cần Lưu Ý Những Gì Khi Đăng Ký KT3

KT3 là một trong những cuốn sổ quyền lực, giúp công dân có địa chỉ thường trú tại nơi khác vẫn có thể được đảm bảo quyền lợi như công dân địa phương. Một số lưu ý mà bạn cần nắm được:

  • Để tránh xảy ra sai sót trong quá trình làm việc, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký KT3. Đầu tiên là hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và hồ sơ cần thiết. Nếu không hiểu có thể hỏi trực tiếp người có kinh nghiệm hoặc người có thẩm quyền.
  • Các thông tin khi kê khai không được sai lệch mà phải chính xác 100 %. Bao gồm: tên, tuổi, ngày, tháng, năm sinh, hoàn cảnh gia đình, nơi sống và làm việc hiện tại,…
  • Không nên chậm trễ trong quá trình đăng ký tạm vắng, tạm trú KT3. Bạn nên thực hiện đúng và đủ theo quy định của pháp luật, để tránh việc bị phạt hành chính.

Đến cơ quan công an để được đăng ký tạm trú

Việc đăng ký sổ tạm trú KT3 hiện đang rất phổ biến trong bối cảnh người dân ở khu vực này đi sang khu vực kia để sinh sống học tập và làm việc. Do vậy để có thể đăng ký thành công, tránh phạt tài chính, thì bạn cần phải lưu ý những điều trên.

7. 4 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đăng Ký KT3

Sau khi tìm hiểu KT3 là gì, thủ tục đăng ký tạm trú KT3, chúng tôi xin giải đáp một số vấn đề xung quanh việc đăng ký KT3.

Làm Đăng Ký Hộ Khẩu KT3 Ở Đâu?

Địa chỉ để đăng ký hộ khẩu KT3 thường ở Công An cấp phường, xã hoặc Uỷ Ban Nhân Dân cấp phường xã. Đây sẽ là nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký KT3 của bạn.

Thông thường thời gian làm việc của các cơ quan này là từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, theo lịch nhà nước. Thời gian buổi sáng từ 07h.30 đến 11h.30; buổi chiều từ 13h.30 đến 17h.30.

Các cơ quan công an có thể vẫn sẽ làm việc vào sáng thứ 7, tuy nhiên, đây thường là thời gian họ xử lý nhiệm vụ khác.

Mất Bao Lâu Để Làm Sổ Tạm Trú KT3?

Quy định hiện hành thông báo thời gian làm sổ KT3 tối thiểu là 2 ngày làm việc. Tuy nhiên, có thể vì một số lý do khách quan mà thời gian thực tế thường lâu hơn. Chẳng hạn như đơn vị tiếp nhận và xử lý hồ sơ bị quá tải, hết phôi,… Nhìn chung, nếu thời gian bị kéo dài thì sẽ dao động khoảng trong từ 1 tuần đến 10 ngày.

Thời gian hiện hành làm tạm trú là từ 2 – 3 ngày

Lệ Phí Đăng Ký Làm Sổ Tạm Trú

Lệ phí đóng để cấp sổ KT3 thường là 30.000 đồng. Tuy nhiên mức phí này còn phụ thuộc vào khung giá hiện hành tại thời điểm bạn đi đăng ký cấp sổ.

KT3 khác gì với tạm trú?

KT3 và tạm trú khác nhau như thế nào? Sổ KT3 là sổ dành cho những người đăng ký được cấp sổ tại tỉnh, TP trực thuộc trung ương mà nơi này khác với nơi người đó đăng ký thường trú. Còn sổ tạm trú khác được cấp cho các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi ở tạm thời.

Sổ tạm trú KT3 có thời hạn bao lâu?

Sổ tạm trú KT3 có giá trị trong 24 tháng. Trường hợp hết thời hạn, công dân sẽ đến các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền xin làm những thủ tục để gia hạn cho việc cư trú của mình.

Sổ hộ khẩu KT3 là gì?

Sổ KT3: Là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với đăng ký thường trú, tức là công dân đã có hộ khẩu thường trú tại 1 tỉnh thành nhưng lại có đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh thành khác cùng ở Việt Nam.

KT2 và KT3 là gì?

KT2: Đăng ký tạm trú tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương, áp dụng cho công dân cư trú tại cùng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương, khác quận/huyện. KT3: Đăng ký tạm trú và thường trú tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương khác nhau, áp dụng cho công dân sinh sống và làm việc tại địa phương khác nơi thường trú.