Móng tay bị hư là bệnh gì năm 2024

Nấm móng là tình trạng nhiễm nấm ở móng tay, móng chân hoặc cả hai. Móng thường bị biến dạng và có màu trắng hoặc vàng. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, soi tươi, nuôi cấy, PCR, hoặc kết hợp các phương pháp trên. Điều trị, khi được chỉ định, là uống terbinafine hoặc itraconazole.

Khoảng 10% (từ 2 đến 14%) dân số bị nấm móng.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh nấm móng bao gồm

  • Tuổi cao
  • Nam giới
  • Tiếp xúc với người bị nấm da hoặc bệnh nấm móng (ví dụ, một thành viên trong gia đình hoặc thông qua tắm công cộng)
  • Suy giảm miễn dịch

Triệu chứng và Dấu hiệu

Móng có các mảng màu trắng hoặc vàng không có triệu chứng và biến dạng. Có 3 hình thái đặc trưng thường gặp:

  • Phía dưới móng ở đầu gần: Tổn thương bắt đầu ở đầu gần và là một dấu hiệu của suy giảm miễn dịch.
  • Trắng bề mặt: Một lớp vẩy trắng như phấn từ từ lan rộng từ dưới bề mặt móng.
  • Đánh giá lâm sàng
  • Soi tươi bằng KOH
  • Nuôi cấy hoặc phản ứng chuỗi polymerase (PCR)
  • Sinh thiết nhuộm PAS bằng cách cắt móng và từ các mảnh vỡ dưới móng

(Xem thêm cập nhật các phương pháp tiếp cận chẩn đoán và điều trị nấm móng hiện tại.)

Phân biệt với bệnh vẩy nến Bệnh vẩy nến Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm có biểu hiện rõ nhất là các sẩn và mảng đỏ, ranh giới rõ bao phủ bởi các vẩy da trắng bạc. Nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm di truyền học. Các tác nhân kích thích... đọc thêm

Móng tay bị hư là bệnh gì năm 2024
hoặc là lichen phẳng Lichen Phẳng Planen planus là một phản ứng viêm tái phát, ngứa, đặc trưng bởi các sẩn nhỏ, rải rác, đa giác, đỉnh phẳng, có thể kết hợp thành các mảng vẩy thô, thường kèm theo tổn thương ở miệng và/hoặc... đọc thêm
Móng tay bị hư là bệnh gì năm 2024
rất quan trọng bởi vì điều trị khác nhau, do đó chẩn đoán thường được xác nhận qua kiểm tra bằng kính hiển vi, và, nếu khi kết quả của kính hiển vi không thể kết luận thì cần đến nuôi cấy hoặc PCR. Bệnh phẩm được lấy từ vị trí đầu gần nhất nơi có thể tiếp cận được móng tay bị ảnh hưởng và dùng để kiểm tra các sợi nấm trên tiêu bản KOH và nuôi cấy. Mặc dù đắt hơn, PCR đã trở thành một kỹ thuật phổ biến hơn để xác nhận chẩn đoán bệnh nấm móng, đặc biệt nếu nuôi cấy âm tính hoặc cần chẩn đoán xác định ( , , ). Mô bệnh học nhuộm từ việc cắt móng bị ảnh hưởng và các mảnh vỡ dưới móng cũng có thể hữu ích.

Lấy mẫu móng phù hợp cho việc nuôi cấy có thể khó khăn bởi vì các mảnh vỡ dưới móng ở đầu xa, dễ để lấy mẫu, thường không chứa nấm còn sống. Do đó, loại bỏ phần xa của móng bằng việc cắt bỏ trước khi lấy mẫu hoặc sử dụng một curette nhỏ để tiếp cận gần dưới móng hơn sẽ tăng hiệu quả.

  • 1. Joyce A, Gupta AK, Koenig L, et al: Fungal Diversity and Onychomycosis: An analysis of 8,816 toenail samples using quantitative PCR and next-generation sequencing. J Am Podiatr Med Assoc 109(1):57–63, 2019. doi: 10.7547/17-070
  • 2. Haghani I, Shams-Ghahfarokhi M, Dalimi Asl A, et al: Molecular identification and antifungal susceptibility of clinical fungal isolates from onychomycosis (uncommon and emerging species). Mycoses 62 (2): 128–143, 2019. doi: 10.1111/myc.12854
  • 3. Gupta AK, Mays RR, Versteeg SG, et al: Cập nhật các phương pháp tiếp cận chẩn đoán và điều trị nấm móng hiện tại. Expert Rev Anti Infect Ther 16(12):929–938, 2018. doi: 10.1080/14787210.2018.1544891
  • Lựa chọn điều trị là sử dụng terbinafine hoặc itraconazole đường uống
  • Đôi khi sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ (như efinaconazole, tavaborole, ciclopirox 8%, amorolfine)

Bệnh nấm móng không phải lúc nào cũng được điều trị vì nhiều trường hợp không có triệu chứng hoặc nhẹ và không gây biến chứng, và các thuốc chống nấm đường uống là phương pháp điều trị hiệu quả nhất có thể gây độc gan và tương tác thuốc nghiêm trọng. Một số đề xuất để điều trị bao gồm:

  • Sự hiện diện của các triệu chứng khó chịu
  • Tác động tâm lý xã hội
  • Mong muốn cải thiện thẩm mỹ (gây tranh cãi)

Điều trị nấm móng thường là terbinafine uống hoặc itraconazole. Terbinafine 250 mg một lần/ngày trong 12 tuần (6 tuần đối với nấm móng tay) hoặc thêm 250 mg mỗi ngày một lần trong 1 tuần một tháng cho đến khi móng sạch sẽ đạt tỷ lệ khỏi 75-80% và itraconazole 200 mg, 2 lần/ngày, 1 tuần/tháng trong 3 tháng đạt tỷ lệ khỏi 40 đến 50% nhưng tỷ lệ tái phát ước tính cao 10 đến 50%. Không hoàn toàn cần thiết phải điều trị cho đến khi hết móng bất thường vì những thuốc này vẫn bám vào móng và tiếp tục có hiệu quả sau khi hết uống; tuy nhiên, nguy cơ tái phát có thể cao hơn trong những trường hợp này. Móng bị ảnh hưởng sẽ không trở lại bình thường; tuy nhiên, móng mới phát triển sẽ xuất hiện bình thường. Fluconazole cũng có thể là một lựa chọn.

Các thuốc bôi tại chỗ mới hơn là efinaconazole và tavaborole có thể xâm nhập sâu vào bản móng và có hiệu quả hơn các thuốc bôi tại chỗ cũ.

Các phương pháp điều trị bao gồm các hệ thống phân phối mới cho terbinafine. Thuốc sơn móng chống nấm tại chỗ bao gồm efinaconazole 10%, ciclopirox 8% hoặc amorolfine 5% (không có ở Mỹ) đôi khi có hiệu quả như là điều trị ban đầu (tỷ lệ khỏi khoảng 30%) và có thể cải thiện tỷ lệ khỏi khi dùng làm thuốc bổ trợ cho thuốc đường uống, đặc biệt đối với những trường hợp kháng thuốc.

Để hạn chế tái phát, bệnh nhân nên cắt ngắn móng, lau chân khô sau khi tắm, đi tất thấm bút mồ hôi và sử dụng bột chống nấm. Giày cũ có thể chứa mật độ bào tử cao và, nếu có thể, không nên đi giày cũ.

  • Bệnh nấm móng rất phổ biến, đặc biệt ở những nam giới, lớn tuổi và bệnh nhân suy giảm lưu thông mạch máu ở các chi, loạn dưỡng móng, và/hoặc nấm bàn chân.
  • Nghi ngờ chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và hình thái của móng tổn thương và xác nhận bằng kính hiển vi và nuôi cấy hoặc PCR.
  • Điều trị chỉ được bảo đảm nếu bệnh nấm móng gây ra biến chứng hoặc các triệu chứng khó chịu.
  • Nếu điều trị được bảo đảm, hãy xem xét terbinafine (điều trị hiệu quả nhất) và các biện pháp phòng ngừa tái phát (ví dụ, hạn chế độ ẩm, bỏ giày cũ, cắt ngắn móng).

Sau đây là một nguồn thông tin bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

Móng tay bị hư là bệnh gì năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Tại sao bị thối móng tay?

luôn tiếp xúc với nước bẩn có chất hữu cơ, dễ bị nhiễm men mốc (Candida) làm da quanh móng bị sưng đỏ, nặn ra mủ trắng, dần dần thành viêm móng, thối móng. Công nhân tiếp xúc với hóa chất, a-xit, kiềm thường bị lột da, viêm da quanh móng tay, từ đó dễ thành viêm móng, thối móng.

Tại sao móng tay bị gợn sóng?

Tình trạng khiến móng tay trở nên sần và gợn sóng phổ biến nhất là do thiếu biotin. Biotin hay còn gọi là vitamin B7, một loại vitamin quan trọng với da, tóc và móng của chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua những bệnh lý còn lại. Tốt hơn, bạn nên đến bệnh viện để được làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Tại sao lại có thói quen cắn móng tay?

Con bạn có thể cắn móng tay vì bất kỳ lý do nào - tò mò, buồn chán, căng thẳng, thói quen hoặc bắt chước. Cắn móng tay là thói quen phổ biến nhất trong danh sách các "thói quen thần kinh", bao gồm mút ngón tay cái, ngoáy mũi, xoắn hoặc giật tóc và nghiến răng.

Tại sao móng tay lại vênh ra?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến móng tay bị vểnh như: Cơ địa mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt, suy giáp, bệnh porphyria da muộn hoặc bị viêm da thể tạng, móng bị bất thường bẩm sinh,… Do bệnh nghề nghiệp như tiếp xúc với chất hóa học, bị chấn thương mạnh,…