Nâng cao chất lượng cuộc sống là gì

Nâng cao chất lượng cuộc sống là gì

Vấn đề chất lượng cuộc sống (CLCS) và nâng cao CLCS dân cư là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan tâm. Việc cải thiện, nâng cao CLCS, trong đó có Việt Nam. CLCS với tư cách là một khái niệm khoa học đã được đề cập trong nhiều tác phẩm. Có rất nhiều lý thuyết khác về CLCS, tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Bài này chỉ đề cập tới một số quan điểm chủ yếu. Từ đó, nêu ra một khái niệm chung về CLCS.


Trong các tác phẩm của C.Mác, và các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill v.v… người ta thấy tư tưởng mở rộng và đề cao các giá trị về CLCS của con người, như là mục đích giúp con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.


Theo R.C.Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống". thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Ông đã định nghĩa: "Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đo, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được.

Dù sự thỏa mãn, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng là những nhân tố trung tâm trong định nghĩa này, nhưng chúng ta không nên xem chúng như là một sự khẳng định mang tính chất nhất thời về niềm hạnh phúc hay sự hài lòng, mà ta nên xem chúng là kết quả sau cùng trong sự cảm giác của niềm hạnh phúc. Có thể ta có cách giải tốt hơn, thì nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống". Định nghĩa này về CLCS của Ông đã được chấp nhận rộng rãi1. Theo đó, mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS.


Trong xã hội hiện đại, khái niệm CLCS thường đồng nhất với khái niệm thoải mái tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được. Sự "thoải mái tối ưu" đó "không có sự phân biệt mức độ giữa các tầng lớp người có sự ngăn cách bởi sự sang hèn, hay địa vị trong xã hội"2.


Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn, như gắn quan niệm CLCS với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái… Theo Ông, CLCS được đặc trưng bởi 12 điểm: "(1) An toàn thể chất cá nhân; (2) Sung túc về kinh tế; (3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; (4) An ninh quốc gia; (5) Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; (6) Hạnh phúc tinh thần; (7) Sự tham gia vào đời sống xã hội; (8) Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; (9) Chất lượng đời sống văn hóa; (10) Quyền tự do công dân; (11) Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông vận tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế); (12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chông ô nhiễm"3. Trong đó, Ông đã nhấn mạnh nội dung "An toàn" và đã khẳng định CLCS được đặc trưng bằng sự an toàn của môi trường (nhân tạo) trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh. Tuy nhiên, vai trò của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội còn chưa được rõ nét.


Chính trên cơ sở những đặc trưng CLCS, Liên hợp quốc đưa ra 12 chuẩn mực sống được nhiều quốc gia tán thành.


Để định lượng khái niệm CLCS, Thái Lan xây dựng hệ thống chỉ tiêu dựa vào các nội dung cốt lõi của CLCS là ăn, mặc, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục và thông tin, an toàn, việc làm. Trên cơ sở những khảo sát và xác định 37 chỉ số theo các nhóm nhu cầu cơ bản của CLCS. Người ta đưa ra những biện pháp thực hiện gắn liền với địa bàn dân cư, với trách nhiệm các ngành và vai trò cung cấp thông tin, kết cấu hạ tầng xã hội của Nhà nước. Từ đó, đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống theo 3 mức yếu kém (một sao), trung bình (hai sao), khá (ba sao).

Trong 9 chuẩn mực sống: ăn đủ, nhà ở thích hợp, dịch vụ xã hội, an toàn, thu nhập đầy đủ, kế hoạch hóa gia đình, tham gia phát triển công cộng, giữ gìn những giá trị tinh thần, bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu CLCS ở Thái Lan rất coi trọng chuẩn mực các dịch vụ xã hội cơ bản cần thiết. Có 10 chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của CLCS thuộc lĩnh vực dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng thời, các chỉ tiêu đánh giá CLCS rất phù hợp với đặc điểm của một quốc gia đang phát triển. Và những vấn đề xã hội như kế hoạch hóa gia đình, tham gia phát triển công cộng, giữ gìn những giá trị tinh thần được coi như là một chuẩn mực quan trọng của CLCS.


Như vậy, có thể hiểu CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Sau đó, là điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần. Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao.


Theo chúng tôi, nói tới CLCS là phải nói tới sự tổng hợp của cả bốn nhân tố: một là, nhân tố kinh tế (GDP - tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người); hai là, giáo dục thông qua các tiêu chí về xóa nạn mù chữ và số năm học bình quân; ba là, sức khỏe con người thông qua tuổi thọ bình quân và bốn là, nhân tố môi trường (bao gồm, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường kỹ thuật).

Như vậy, bốn nhân tố kinh tế - giáo dục - sức khỏe - môi trường là hạt nhân cơ bản để tạo nên CLCS của mổi cộng đồng, quốc gia và dân tộc. Điểm chung dễ nhận thấy trong các quan niệm về CLCS đều gắn liền với yếu tố tăng trưởng kinh tế. Việc nâng cao CLCS của con người trong bất cứ xã hội nào luân gắn với một quan hệ trực tiếp giữa phát triển kinh tế, sản xuất hàng hoá với phúc lợi cộng đồng một quốc gia. Và do vậy, CLCS thường được xác định thông qua các chỉ tiêu kinh tế.


Mặt khác, khái niệm CLCS còn được mở rộng hơn. Nó chính là "Điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi giải trí cho nhu cầu của con người. Điều kiện này dễ làm cho con người đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh về vật chất và tinh thần"4. Ở đây, có vấn đề mới đặt ra: Phải chăng học vấn, sức khỏe và mức sống đã đủ để hợp thành "bộ chất liệu" cho việc đánh giá CLCS?

Nếu học vấn cao, sức khỏe dồi dào và mức sống no đủ, giàu có là nội dung phát triển, thì phải chăng tội phạm, tệ nạn xã hội là phản phát triển? Rõ ràng, trong chỉ số phát triển con người, mới chỉ tính đến "phần dương", "phần âm", mới chỉ có "dấu cộng" mà chưa có "dầu trừ". Điều này cho thấy, CLCS không những đòi hỏi làm cho kinh tế, giáo dục, y tế phát triển, môi trường tự nhiên trong lành, mà còn phải đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo sự lành mạnh cho xã hội. Chúng tôi thấy cần mở rộng khái niệm CLCS theo hướng này.


Trong xã hội hiện đại, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vứng, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội.

Từ sự phân tích trên chúng ta có thể đi đến một khái niệm tổng quát: Chất lượng cuộc sống thể hiện ở mức sung túc về kinh tế, con người có giáo dục, sống khỏe mạnh và trường thọ, được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội, nhân tạo an toàn, bình đẳng và được tôn trọng.

Theo ThS. Nguyễn Kim Thoa

(Tạp chí Dân số và Phát triển, số 6/2003, Website Tổng cục DS-KHHGĐ)

thuhuyen

Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là

Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành

Lao động nước ta có trở ngại lớn về

Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

Đâu không phải là biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta

Cho biểu đồ sau:

Nâng cao chất lượng cuộc sống là gì

Nhận xét nào sau đây không đúng:

Chất lượng cuộc sống (tiếng Anh: Quality of life) là thước đo chủ quan về mức độ hạnh phúc, là một yếu tố quan trọng của nhiều quyết định tài chính.

Nâng cao chất lượng cuộc sống là gì

Ảnh minh họa. Nguồn: SHRM.

Chất lượng cuộc sống

Khái niệm

Chất lượng cuộc sống tiếng Anh là Quality of life.

Chất lượng cuộc sống là thước đo chủ quan về mức độ hạnh phúc, là một yếu tố quan trọng của nhiều quyết định tài chính. Các yếu tố đóng vai trò xây dựng chất lượng cuộc sống thay đổi tùy theo sở thích cá nhân, nhưng chúng thường bao gồm an ninh tài chính, sự hài lòng trong công việc, cuộc sống gia đình, sức khỏe và sự an toàn.

Các quyết định tài chính thường có thể liên quan đến sự đánh đổi, trong đó chất lượng cuộc sống bị giảm để tiết kiệm tiền hoặc kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc ngược lại, chất lượng cuộc sống có thể được tăng lên bằng cách chi tiêu nhiều tiền hơn.

Đặc điểm và ví dụ về cách đo lường chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống là một thành phần phi tài chính gắn liền với sự hài lòng trong công việc và cuộc sống. Khi được sử dụng trong bối cảnh công việc, cuộc sống đủ điều kiện thường đề cập đến thời gian và khả năng làm điều bạn thích.

Nếu một công việc trả nhiều tiền nhưng đòi hỏi quá nhiều giờ làm việc mà người lao động không thể tận hưởng bất kì khoản tiền nào kiếm được, đó là một cuộc sống kém chất lượng.

Nếu một công việc cho phép thời gian để tận hưởng cuộc sống nhưng khiến người lao động quá mệt mỏi, bị thương, căng thẳng hoặc không thể tận hưởng thu nhập của mình, thì đây là một bất lợi khác cho chất lượng cuộc sống. Ngày nay người ta thường cân nhắc cả lương và chất lượng cuộc sống khi xem xét một công việc là tốt hay xấu.

Phương tiện đi làm là một ví dụ chất lượng cuộc sống tốt. Có những người tiết kiệm tiền thuê nhà ở bằng cách sống xa các trung tâm việc làm phổ biến và đi làm xa mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu như vậy, người đi làm không có nhiều thời gian dành cho gia đình hoặc sở thích vì phải dành phần lớn thời gian lái xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Các khu vực nhà ở rẻ hơn cũng có xu hướng ở xa những trung tâm nghệ thuật, văn hóa và giải trí. Một số người coi sự đánh đổi này là đáng giá, trong khi những người khác chọn tối đa hóa chất lượng cuộc sống của họ bằng cách chi nhiều tiền hơn để sống gần nơi làm việc và các trung tâm văn hoá hơn.

Thời gian dành cho công việc so với thời gian rảnh có thể là một thước đo khác về chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia có thể chọn nhận các công việc lương cao đòi hỏi thời gian làm việc kéo dài hoặc trễ một cách thường xuyên để kiếm thu nhập mà họ mong muốn.

Điều này có thể bao gồm việc đi công tác dài ngày để họp tại các địa điểm xa. Mặc dù các lựa chọn như vậy có thể cung cấp cho họ mức lương cao, nhưng nó giới hạn số giờ nghỉ ngơi hoặc các sở thích cá nhân khác. Nghịch lí ở chỗ, về cơ bản, đó lại là những thứ mà họ đang tiết kiệm tiền để phục vụ.

Điều kiện nơi làm việc là một khía cạnh khác của chất lượng cuộc sống. Các công việc khác nhau có thể yêu cầu người lao động phải dùng nhiều sức, như nâng vật nặng hoặc lao động lặp đi lặp lại có thể tổn hại cơ thể theo thời gian, hoặc yêu cầu người lao động phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại và máy móc hạng nặng, dẫn đến suy yếu về thể chất lâu dài.

Ngược lại, một công việc có thể hạn chế đáng kể mức lao động nặng nhọc của công nhân vì không gian làm việc tương đối hạn chế, ví dụ như nhân viên trạm thu phí hoặc trạm bảo vệ từ xa.

Chất lượng cuộc sống cũng là một vấn đề khi xây dựng kế hoạch tiết kiệm cá nhân. Trong trường hợp này, sự đánh đổi liên quan đến sự hi sinh chất lượng cuộc sống hiện tại để cải thiện chất lượng cuộc sống trong tương lai. Điều này có thể bao gồm hạn chế chi tiêu hiện tại bằng cách mua các mặt hàng chi phí thấp hơn thay vì mua các mặt hàng cao cấp có chi phí cao hơn.

(TheoInvestopedia)

Nâng cao chất lượng cuộc sống là gì
Chất lượng thu nhập (Quality of Earnings) là gì? Đặc điểm

29-01-2020 Chất lượng phục vụ du lịch (Service Quality in Tourism) là gì? Chỉ tiêu đánh giá

18-12-2019 Quản lí chất lượng (Quality Management) là gì? Chức năng