Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024

Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại các ngân hàng đang dao động từ 3,25 - 5,1%. Trong đó, 5 ngân hàng có lãi suất cao có thể kể đến CBBank, HDBank, NCB, BacABank, VietABank.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tại các ngân hàng đang dao động từ 3,25 - 5,1%. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Theo khảo sát của PV Báo Lao Động tại gần 30 ngân hàng trong hệ thống, lãi suất gửi tiết kiệm kì hạn 6 tháng đang dao động quanh mức 3,25 - 5,1%/năm.

Dẫn đầu các ngân hàng trong bảng khảo sát, CBBank niêm yết lãi suất cao nhất kỳ hạn 6 tháng ở mức 5,1%/năm khi khách hàng gửi tiền online, lĩnh lãi cuối kỳ.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024
Biểu lãi suất tiết kiệm online CBBank. Ảnh chụp màn hình

Theo sát, NCB niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng nhận lãi suất cao nhất 5,05%/năm khi gửi tiết kiệm An Phú. Khách hàng gửi tiền truyền thống nhận lãi suất thấp hơn ở mức 4,9%/năm.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024
Biểu lãi suất tiết kiệm NCB. Ảnh chụp màn hình

HDBank đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng cao nhất ở mức 4,9%/năm khi khách hàng gửi tiền online. Ngoài ra, mức lãi suất ở điều kiện thường HDBank đang niêm yết cao nhất là 6%/năm khi khách hàng gửi tiền online kỳ hạn 18 tháng.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024
Biểu lãi suất tiết kiệm online HDBank. Ảnh chụp màn hình

BacABank niêm yết lãi suất cao nhất kỳ hạn 6 tháng ở mức 4,9%/năm khi khách hàng lĩnh lãi cuối kỳ. Khách hàng lĩnh lãi hàng tháng và hàng quý nhận lãi suất lần lượt ở mức 4,8% và 4,85%.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024
Biểu lãi suất tiết kiệm BacABank. Ảnh chụp màn hình

VietABank đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng cao nhất ở mức 4,8%/năm khi khách hàng lĩnh lãi cuối kỳ.

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao năm 2024
Biểu lãi suất tiết kiệm VietABank. Ảnh chụp màn hình

Gửi 2 tỉ đồng kỳ hạn 6 tháng nhận được lãi bao nhiêu?

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:

Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi

Ví dụ, bạn gửi 2 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 5,1% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:

Tiền lãi = 2 tỉ đồng x 5,1%/12 x 6 tháng = 51 triệu đồng.

Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết kiệm giữa các ngân hàng, lãi suất giữa các kì hạn với nhau để hưởng tiền lãi cao nhất.

* Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline ‎để được tư vấn cụ thể.

Loạt ngân hàng đua giảm trước và sau Tết khiến mặt bằng xuống thấp, chỉ còn khoảng 10 đơn vị duy trì mức lãi suất trên 5% một năm.

Khảo sát của VnExpress với 40 ngân hàng trong nước và nước ngoài tới 15/2 cho thấy, có hơn 20 đơn vị giảm lãi suất huy động trong khoảng một tháng trở lại đây. Trong đó, nhiều ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất ngay trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, các kỳ hạn từ một năm trở xuống thường là lựa chọn của đa số người dân. Hiện, phần lớn nhà băng niêm yết lãi suất không quá 5% với các khoản tiền gửi từ 12 tháng trở xuống. Chỉ còn khoảng 10 đơn vị sẵn sàng trả trên 5% một năm cho người gửi tiền các kỳ hạn này, gồm SeABank, HDBank, CBBank, NamABank, BaoVietBank, VietBank, SHB, DongABank, VietABank và Oceanbank và NCB.

Trái với giai đoạn chạy đua huy động, hiện chênh lệch lãi suất giữa nhóm nhà băng tư nhân và quốc doanh được thu hẹp về rất thấp, chỉ khoảng 1-2%. Thậm chí, có nhiều nhà băng tư nhân như VIB, MSB, ABBank, Techcombank trả lãi suất kém hơn nhóm quốc doanh.

Với các kỳ hạn dài hơi hơn, từ 15-24 tháng trở lên, vẫn có hơn 20 nhà băng trả lãi suất 5-6% cho người gửi tiền nhằm khuyến khích dòng tiền dài hạn. Mức lãi suất cho kỳ hạn dài cao nhất hệ thống là 6,2% cho kỳ hạn 15 tháng, tại HDBank.

So với nhóm nhà băng trong nước, lãi suất huy động của các ngân hàng nước ngoài thường kém cạnh tranh hơn song được giới trong ngành đánh giá cao bởi độ bảo mật tốt. Trong 5 nhà băng nước ngoài khảo sát, Shinhan Bank và CIMB là hai đơn vị có mức lãi suất cạnh tranh so với nhóm trong nước.

Lãi suất huy động thấp chưa từng có là hệ quả của việc giới nhà băng "thừa tiền trong kho". Thanh khoản dồi dào là tốt nhưng tiền gửi chảy mạnh vào hệ thống bất chấp lãi suất giảm sâu, theo phó tổng giám đốc một nhà băng quốc doanh cũng là điều đáng lo khi dòng tiền không luân chuyển vào sản xuất hay đầu tư. Nhu cầu tín dụng của nền kinh tế theo lãnh đạo này, chưa thể sớm khởi sắc, do đó mặt bằng lãi suất huy động sẽ duy trì ở mức thấp ít nhất đến giữa năm 2024.

Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15% cho các nhà băng. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cho biết tăng trưởng tín dụng đầu năm 2024 khá thấp so với các năm gần đây. Do đó, trong văn bản mới nhất, cơ quan này yêu cầu đẩy mạnh giải pháp tăng trưởng tín dụng, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dưới đây là mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với khách quen, VIP, gửi tiền giá trị lớn.