Người dị giới ở ấn độ có nghĩa là gì

Văn hóa Ấn Độ là gì?

Người dị giới ở ấn độ có nghĩa là gì

Nền văn hóa Ấn Độ được mô tả là “Sa Prathama Sanskrati Vishvavara” - nền văn hóa đầu tiên và tối cao trên thế giới. Nó được vinh danh là một nền văn hóa thần thánh. Cốt lõi của văn hóa Ấn Độ, như được định hình bởi các Rishis tôn kính, xoay quanh nguyên tắc “Vasudhaiva Kutumbakam” - đối xử với toàn bộ thế giới như đối với gia đình riêng của chúng ta, điều này phản ánh tính phổ quát của tình yêu thanh thản, lòng vị tha, chia sẻ trách nhiệm và quan tâm đến tất cả sự sống.

Văn hóa Ấn Độ là gì?

  1. K Nagia

Nền văn hóa Ấn Độ được mô tả là 'Sa Prathama Sanskrati Vishvavara' -nền văn hóa đầu tiên và lớn nhất trên thế giới. Nó được vinh danh là một nền văn hóa thần thánh. Ngày nay, khi đất nước Ấn Độ đang trải qua những biến đổi phức tạp trên mặt trận văn hoá và phải đối mặt với sự chệch hướng và pha trộn văn hóa - ảnh hưởng của nền văn minh và thương mại phương Tây đã làm lu mờ đi cách sống của ngay cả những người luôn ca ngợi về di sản văn hóa lớn của Ấn Độ.. thì việc xem xét lại nguyên bản ban đầu và sự mở rộng của văn hóa Ấn Độ, phân tích cơ sở nền tảng, nguyên tắc của nó dưới ánh sáng khoa học và thể hiện chi tiết các khía cạnh khác nhau của nó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, điều này có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của người dân Ấn Độ và hữu ích cho sự tiến bộ của thế giới,...

Cốt lõi của văn hóa Ấn Độ, như được định hình bởi các Rishis tôn kính, xoay quanh nguyên tắc "Vasudhaiva Kutumbakam” - đối xử với toàn bộ thế giới như đối với gia đình riêng của chúng ta, điều này phản ánh tính phổ quát của tình yêu thanh thản, lòng vị tha, chia sẻ trách nhiệm và quan tâm đến tất cả sự sống…

Các chủ đề trung tâm của phát triển văn hóa Ấn Độ được rút ra từ triết lý của Ấn Độ về sự liên tục của cuộc sống và nhận thức linh hồn như là một biểu hiện của sự thôi thúc thần thánh... Ý thức con người được kết tinh thành công bằng cách loại bỏ bản năng loài vật và những khuynh hướng xấu xa trong tâm tưởng, và sự giác ngộ cốt lõi bên trong của nó đã được các Rishis trao cho tầm quan trọng tối đa. Hệ thống shodas samskaras được các Rishis đưa ra nhằm mục đích này.

Các shodas samskaras, được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống con người, mục tiêu là liên tục thanh lọc và phát triển bản thân các cá nhân. Phương pháp thực hiện những samskaras này và việc thực hiện các kỷ luật liên quan trong cuộc sống của cá nhân và xã hội đã tạo thành một phần quan trọng của hệ thống văn hóa Ấn Độ.

Chính loại hình văn hóa này đã tạo ra các vị thánh có thật, các nhà cải cách xã hội theo chủ nghĩa vị tha, những người có thể tử vì đạo, những vĩ nhân, trí thức tinh hoa, các nhà khoa học và các bậc thầy tâm linh kiểu như Rishis, những người này, giống như các thiên thần, ban cho thế giới ân sủng thần thánh qua những việc làm cao quý của họ và các nhân vật khổ hạnh… Sự tinh khiết của đức tin nội tại và sự kích thích tình cảm bên trong được coi là quan trọng nhất trong việc thực hiện thần tính tồn tại bên trong bản thân. Các phương pháp của upasana được quy định theo các nguyên tắc văn hóa Ấn Độ đã đưa ra những hỗ trợ tuyệt vời theo hướng này. Nguồn gốc của khát vọng hạnh phúc và cốt lõi cuối cùng của tình cảm - bên trong bản thân đã được kết tinh và tiếp sức bởi các bài thực hành đạo đức của upasana và nó trải nghiệm được hòa bình và an lạc tuyệt đối.

Các nguyên tắc - gắn liền với (1) kiểm soát khổ hạnh của những khuynh hướng tinh thần; (2) thực hiện trung thực, lòng quảng đại, tin cậy lẫn nhau, hợp tác lành mạnh, đạo đức và liêm chính trong tính cách và hành vi; (3) lòng vị tha; (4) chân thành thực hiện trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới; (5) thái độ can đảm và nỗ lực chiến đấu chống lại bất công, vô luân, bóc lột, mê tín dị đoan, các khuynh hướng và ảnh hưởng tiêu cực trong cá nhân và xã hội, và (6) các nỗ lực cụ thể để duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và làm sạch môi trường sống,v.v. - là nền tảng cho các hoạt động sáng tạo được truyền bá dưới biểu ngữ văn hóa Ấn Độ.

Làm thế nào "chủ nghĩa lý tưởng ảo" được đề cập ở trên có thể được đồng hóa một cách tự nhiên trong các hoạt động và giao tiếp hành vi của cuộc sống hàng ngày? Điều này chính là trọng tâm cấu thành nên "truyền thống" của văn hóa Ấn Độ.

Từ "văn hóa" là một bản dịch nghĩa đen của từ “sanskrati” trong tiếng Phạn. Theo ngữ pháp tiếng Phạn, từ “sanskrati” có nghĩa là hành động, phương pháp hoặc hệ thống có (hoặc có liên quan) đến các khuynh hướng đạo đức... Nắm bắt tâm trí nhanh nhạy và sự trau dồi những khuynh hướng đạo đức trong nó đã được nhấn mạnh trong Bharteeya Sanskrati (văn hóa Ấn Độ) vì tâm là nguồn gốc duy nhất định hướng thái độ, hành động và tính cách của con người. Các thôi thúc tinh tế của ý thức được thể hiện ở trí tuệ, suy nghĩ và tình cảm thông qua trung gian là bốn lớp bên trong của tâm trí - cụ thể là, mana, buddhi, citta và ahamkara.

Do nền tảng vững chắc của nó được đặt trên những kiến thức chuyên sâu về tâm lý con người và khoa học tâm linh nên triết học Ấn Độ có liên hệ đầy đủ với sự mở rộng không giới hạn của các khía cạnh khác nhau trong đời sống con người - kể cả những khía cạnh cá nhân nhất cho tới những khía cạnh cấp độ toàn cầu... Bởi vì, thiên nhiên và mọi hình thức của sự tồn tại cũng được coi như là một biểu hiện của ý thức phổ quát, phạm vi vật chất của thế giới và thiên nhiên, các chức năng và hoạt động của cơ thể cũng bao gồm trong những nghiên cứu của triết lý này.

Do đó, cấu trúc gốc và sự phù hợp văn hóa Ấn Độ được coi là phổ quát...

Hệ thống varna và ashram theo quy định của Rishis thường chịu chỉ trích của các nhà tư tưởng có lý trí và trí thức thời hiện đại. Điều này là bởi vì, những giải thích phổ biến và các thông tin có sẵn trên các khía cạnh của văn hóa Ấn Độ cho rằng, họ nuôi dưỡng chủ nghĩa đẳng cấp, phân biệt đối xử xã hội, trốn tránh trách nhiệm, v.v... Các trào lưu, các học giả chính thống và những người ủng hộ chủ nghĩa đẳng cấp sẽ không tìm thấy bất kỳ ý kiến phản đối chống lại những giải thích và phân tích tinh thông của mình.

Guru - cố vấn tinh thần, Gayatri - các Gayatri Mantra, nguồn gốc của mọi Vedas, Ganga - sông Hằng linh thiêng, Gau (bò) và Geeta là năm yếu tố cơ bản nằm ở cốt lõi của sự phát triển và thực tiễn của văn hóa Ấn Độ. Chính thông qua những cội rễ này mà cây văn hóa thiêng liêng chắc khỏe của Ấn Độ đã nở rộ trong thời cổ đại xa xưa và đã duy trì tuổi “xanh” của mình hết năm này qua năm khác mặc cho những biến động hỗn loạn trong đức tin, niềm tin của người dân, các giá trị văn hóa và phương thức sống... Việc thực hiện các nguyên tắc văn hóa thiêng liêng có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống với sự hỗ trợ của Guru, Gayatri, Geeta, Gau và Ganga ở các cấp độ tinh thần, triết học và thế tục.