Nói về TÌNH HÌNH học tiếng Hán bằng tiếng Trung

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG TRUNG

***

Có phải bạn đang muốn bắt tay vào học tiếng Trung mà không biết phải bắt đầu từ đâu và học như thế nào? Vậy thì hãy cùng Gioitiengtrung.vn chia sẻ một số kinh nghiệm học tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu thông qua việc trả lời một số câu hỏi sau nhé!

  1. Trước khi bắt tay vào học tập và tìm hiểu một ngôn ngữ nào đó, chúng ta phải xác định được lí do, vì sao mình nên học tiếng Trung?

Thứ nhất vì tính phổ biến của tiếng Trung khi hiện nay có đến 1.390 triệu người dân đại lục chưa kể một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng đang sử dụng hoặc biết ngôn ngữ tiếng Trung;

Thứ hai, học tiếng Trung là để hội nhập, để tăng thêm cơ hội tìm được những công việc tốt cho bản thân khi các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc đang mở ra ở khắp mọi nơi, trong đó có cả Việt Nam.

Thứ ba, học tiếng Trung để mở ra nhiều lĩnh vực, công việc có thể kiếm được tiền và rất nhiều tiền… khi Trung Quốc được ví như “công xưởng của thế giới” thì cơ hội kiếm tiền nó tạo ra cho chúng ta cũng vô cùng nhiều.

Thứ tư, học để tìm hiểu và lĩnh hội được sâu sắc hơn những tinh hoa văn hóa, dân tộc của đất nước đầy mê hoặc này.  

  1. Sau lí do sẽ là câu hỏi vậy chúng ta học tiếng Trung để làm gì? Câu hỏi này giúp chúng ta xác định được mục đích học tiếng Trung của bản thân. Thường thì khi các bạn học tiếng Trung sẽ có hai mục đích chính: học để giao tiếp cấp tốc học để thi lấy chứng chỉ. Tùy vào mục đích học mà các bạn sẽ có những cách học khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
  1. Câu hỏi thứ ba là chúng ta sẽ học bằng phương tiện gì?

Trả lời câu hỏi này sẽ giúp các bạn xác định được mình nên bắt đầu học tiếng Trung bằng giáo trình gì cho hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giáo trình học tiếng Trung để các bạn lựa chọn. Tuy nhiên, theo tổng hợp của Gioitiengtrung.vn thì phổ biến nhất vẫn là bộ giáo trình Hán ngữ 6 quyểnbộ sách Boya. Ngoài ra còn có giáo trình HSK tiêu chuẩn hay cuốn 301 câu đàm thoại tiếng Hoa. Mỗi bộ giáo trình đều có những đặc điểm và ưu thế riêng. Tùy theo mục đích học tiếng Trung của từng bạn để có thể xác định bộ sách nào là phù hợp và cho mình hiệu quả sớm nhất.

Nói về TÌNH HÌNH học tiếng Hán bằng tiếng Trung
    

Ngoài giáo trình, các bạn cũng sẽ có những phương tiện hỗ trợ như đĩa nghe, từ điển điện tử,…

  1. Câu hỏi thứ tư là chúng ta sẽ học trong bao lâu?

Việc xác định được thời gian học cần và đủ sẽ giúp chúng ta xây dựng lộ trình thích hợp để đạt được mục đích của mình một cách cơ bản nhất. Thông thường, đối với học giao tiếp các bạn có thể học khoảng 35 buổi theo “cuốn sách 301 câu đàm thoại tiếng Hoa” với thời lượng khoảng 1.5h – 2h một buổi. Vậy tổng thời lượng sẽ khoảng 52 tiếng – 70 tiếng để đạt được khả năng giao tiếp cơ bản theo các chủ đề như cuốn sách cung cấp; Đối với các bạn học để thi lấy chứng chỉ, các bạn có thể áp dụng thời lượng là 40 – 50 buổi với 2h/ buổi, vậy tổng thời gian học là khoảng 80 tiếng – 100 tiếng để đạt được trình độ HSK 3 đến HSK 4.

  1. Câu hỏi cuối cùng là sẽ học những gì và học như thế nào?
  • Học ngữ âm: ngay từ bước đầu tiên này hãy học thật chăm chỉ và luyện tập thật nhiều để chuẩn bị cho mình phần ngữ âm tốt nhất. Ngữ âm tốt sẽ giúp mình nghe tốt và phản xạ tốt hơn.
  • Học các bộ thủ và quy tắc viết: hãy nhớ đừng coi thường bộ thủ và quy tắc viết nhé. Nhớ chữ Hán theo bộ thủ, viết chữ Hán theo quy tắc sẽ giúp mình nhớ từ vựng nhanh và lâu hơn đó.
  • Học từ mới: bằng cách đọc to thành tiếng nhiều lần, xác định bộ thủ xuất hiện trong chữ và quy tắc viết chuẩn, liên tưởng chữ Hán đến một sự vật, sự việc gần gũi. Hãy viết thật nhiều và đặt thật nhiều câu.
  • Học ngữ pháp: hãy đặt thật nhiều câu với cấu trúc ngữ pháp được học. Hãy viết và đọc to thành tiếng nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm những mẩu chuyện ngắn, đơn giản để đọc, vừa thư giãn vừa làm quen được với cách sử dụng câu cú của người bản địa.
  • Luyện nghe: Nghe và tập nhắc lại, ghi lại những gì mình đã nghe được. Sau mỗi đoạn hãy tóm tắt lại nội dung bài nghe bằng tiếng Trung và tập dịch sang tiếng Việt. Rèn kĩ năng phán đoán nội dung thông qua những từ ngữ mình biết xuất hiện trong đoạn băng nghe được.
  • Luyện nói: Tự chuẩn bị những đoạn văn ngắn và tập nói trước gương như một bài diễn thuyết. Thường xuyên nói chuyện tiếng Trung cùng với các bạn cùng học để rèn luyện khả năng phản xạ. Hãy đặt nhiều câu hỏi tiếng Trung cho giáo viên trong mỗi giờ lên lớp nhé.
  • Luyện viết: Luyện viết bằng những cuốn vở có in hình chữ (tập tô), Hãy chuẩn bị cho mình những chủ đề dựa trên các bài khóa đã học để tập viết đoạn văn.

Gioitiengtrung.vn mách bạn vài típ nho nhỏ để học tiếng Trung hiệu quả mà không bị nhàm chán nhé.

Học tiếng Trung qua các bài hát, qua các bộ phim, các chương trình thực tế Trung Quốc vừa giúp tăng khả năng nghe, củng cố từ vựng mà lại rất thư giãn; Hãy sử dụng mạng xã hội Trung Quốc nhiều hơn như wechat, QQ, Tik Tok,… Bạn sẽ vừa là một thanh niên cập nhật, vừa giúp mình học tiếng Trung tốt hơn; Hãy tiết kiệm chút tiền uống trà sữa để mua một vài cuốn sách song ngữ Hán – Việt. Đọc sách vừa giúp thư giãn đầu óc, vừa bổ sung thêm kiến thức lại hỗ trợ tốt cho việc học tiếng nữa…

Hãy bắt tay vào tiếng Trung ngay hôm nay và tự đúc kết thêm cho mình những kinh nghiệm quý báu nhé!

Chúc các bạn thành công!

Thành ngữ là một trong những kiến thức rất hay gặp trong bài thi và cuộc sống khi giao tiếp. Dưới đây, tiếng Trung THANHMAIHSK xin chia sẻ với bạn 10 câu thành ngữ tiếng Trung về học tập hay và ý nghĩa nhé!

Nói về TÌNH HÌNH học tiếng Hán bằng tiếng Trung
10 câu thành ngữ tiếng Trung về học tập

1. 学如登山。 – Xuá rú dēng shān.

Giải nghĩa: Học tập giống như leo núi.

2. 学如逆水行舟,不进则退。- Xué rú nì shuǐ xíng zhōu, bù jìn zé tuì.

Giải nghĩa: Học tập giống như đi thuyền ngược dòng nước: một chiếc thuyền phải tiến lên phía trước nếu không nó sẽ bị cuốn xuống dòng chảy.

3. 道山学海。- Dào shān xué hǎi.

Giải nghĩa: Học cao như núi và rộng như biển. Học giúp con người trở thành một người có đạo, hiểu được trật tự tự nhiên tiềm ẩn của toàn bộ vũ trụ.

4. 玉不琢,不成器。 – Yù bù zhuó, bù chéng qì.

Giải nghĩa: Một người không thể trở nên có ích cho xã hội mà không được giáo dục. Theo nghĩa đen, câu nói này có nghĩa là nếu một viên ngọc không được mài giũa và đánh bóng, nó không thể được chế tạo thành bất cứ thứ gì. Vì vậy, đào tạo và kỷ luật là cần thiết để nuôi dạy trẻ đúng cách.

5. 三人行,必有我师。 – Sānrén xíng, bìyǒu wǒ shī.

Giải nghĩa: Trong một nhóm gồm ba người, sẽ luôn có một người tôi có thể học hỏi.

6. 学然后知不足 – Xué ránhòu zhī bùzú

Giải nghĩa: Học là biết vô minh. Điều này có nghĩa là mặc dù học học sâu hiểu nhiều nhưng nếu càng học, bạn càng muốn biết.

7. 悬梁刺骨 – xuán liáng cì gǔ

Giải nghĩa: Học hành chăm chỉ. Nó bắt nguồn từ hai câu chuyện cổ xưa của Trung Quốc. Một trong số đó là về Sun Jing, người đã học rất chăm chỉ – thường đến sáng. Vì luôn sợ ngủ, anh buộc tóc lên xà nhà bằng một sợi dây để khi ngủ gật sẽ làm anh ta tỉnh dậy vì đau.

Câu chuyện thứ hai là về Su Qin, người cũng thường học đến tận khuya. Để giữ cho mình tỉnh táo, anh ta dùng kim đâm vào hông.

8. 凿壁偷光 – záobì tōuguāng

Giải nghĩa: Học hành siêng năng. Nó có nghĩa đen là có nghĩa là khoan lỗ trên tường để tận dụng ánh sáng của người hàng xóm để nghiên cứu. Kuang Heng sống trong thời Tây Hán rất ham học nhưng gia đình anh rất nghèo nên anh phải mượn sách của người khác. Và không chỉ sách! Kuang Heng chỉ có thể học vào ban đêm, vì vậy anh ta cần một nguồn sáng. Khi anh nhận thấy một tia sáng từ ngôi nhà của người hàng xóm đi qua một lỗ nhỏ trên tường. Kuang Heng sau đó đào một cái hố lớn hơn. Ánh sáng xuyên qua nó cho phép anh ta đọc và học tập chăm chỉ.

9. 学以致用 – xuéyǐzhìyòng

Giải nghĩa: Học đi đôi với làm. Việc học trở nên hữu ích khi nó được đưa vào cuộc sống.

10. 为时不晚 – wéi shíbù wǎn

Giải nghĩa: Học không bao giờ là quá muộn.

Trên đây là một số thành ngữ hay về việc học bằng tiếng Trung. Cùng THANHMAIHSK sưu tầm thêm những câu thành ngữ thật hay nhé!

Xem thêm:

Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay đăng kí ngay khóa học tiếng trung bài bản cùng các giảng viên đại học tại THANHMAIHSK ngay hôm nay: