Phí lưu cont lưu bãi tiếng anh là gì

Đối với những người mới tiếp xúc với công việc hoặc các bạn sinh viên thì khái niệm về phí lưu container, lưu bãi, lưu vỏ là rất dễ nhầm lẫn và rối rắm. Việc này sẽ làm các bạn cảm thấy khó khăn trong việc xác định được số tiền phải nộp cho từng loại phí là bao nhiêu. Thực ra thì khái niệm và cách tính cũng đơn giản thôi và khi làm quen rồi thì chúng ta sẽ không thể nhầm được nữa. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn chi tiết về khái niệm, cách tính và ví dụ cũng như phân biệt giữa các phí này.

1. Demurrage Charge (DEM) là phí hãng tàu thu khi người chủ hàng lưu container tại cảng lâu hơn thời gian quy định.
Sau khi tàu đến (ATA), hãng tàu gửi thông báo hàng đến A/N và phát lệnh giao hàng D/O cho khách đi nhận hàng. Hãng tàu sẽ quy định một số ngày lưu container tại cảng nhất định để khách chuẩn bị phương tiện kéo hàng từ cảng về kho mà khách không phải trả phí ( thời gian này được gọi là DEM free time) Nếu lưu quá thời hạn miễn phí, hãng tàu sẽ thu phí gọi là phí DEM.
Cách tính phí DEM cho 1 container:

(Số ngày lưu container – số ngày miễn phí) x đơn giá lưu container theo ngày

Ví dụ: Hãng XYZ có tàu về ngày 10/05, Hãng tàu quy định DEM free time là 7 ngày. Như vậy, khách hàng sẽ không bị tính phí nếu kéo hàng từ ngày 10-17/05. Nếu khách kéo hàng sau ngày 17/05, hãng sẽ thu 15$ trên 1 ngày quá hạn.

Có khách A kéo hàng vào ngày 20/05, vậy số ngày lưu container tại cảng là 10 ngày, trừ đi 7 ngày miễn phí, khách phải trả phí DEM cho 3 ngày quá hạn là 3 x 15$ = 45$.

2. Detention Charge (DET) là phí hãng tàu thu khi người chủ hàng giữ vỏ container lâu hơn thời gian quy định.

Đối với hàng nhập: Khi khách kéo container hàng về kho, hãng tàu sẽ quy định một số ngày  nhất định để khách khai thác hàng và đem trả vỏ container về bãi mà khách không phải trả phí giữ vỏ. Đối với hàng xuất: Hãng tàu sẽ quy định một số ngày nhất định không tính phí để khách mượn vỏ về đóng hàng trước khi hạ hàng về cảng. Nếu số ngày khách giữ vỏ lâu hơn thời hạn được miễn phí, hãng tàu sẽ thu phí gọi là phí DET.

Cách tính phí DET cho 1 container:

(Số ngày khách giữ vỏ - số ngày miễn phí) x đơn giá lưu vỏ container theo ngày

Ví dụ về hàng nhập: Ngày 07/08, khách hàng A kéo hàng từ cảng về khai thác, Hãng tàu quy định DET free time là 5 ngày. Như vậy, khách sẽ không bị tính phí nếu trả vỏ về bãi của hãng tàu chỉ định từ ngày 07-12/08. Nếu khách trả vỏ sau ngày 12/08, khách phải trả 10$ trên 1 ngày quá hạn.

Thực tế khách A trả vỏ vào ngày 16/08, vậy số ngày khách giữ vỏ là 9 ngày, trừ đi 5 ngày miễn phí, vậy khách phải trả phí DET cho 4 ngày quá hạn là 4 x 10$ = 40$

Ví dụ về hàng xuất: Hãng tàu cấp cho khách một booking với ngày tàu khởi hành dự kiến (ETD) là 28/09, DET free time là 7 ngày. Như vậy, khách sẽ không mất phí nếu lấy vỏ từ ngày 22-28/09, nếu lấy sớm hơn, khách phải trả 10$ cho 1 ngày giữ vỏ. Vì khách cần đóng hàng sớm nên xin hãng cấp vỏ vào ngày 20/09, vậy khách phải trả phí DET cho 2 ngày lấy vỏ trước thời hạn miễn phí là 2 x 10$ =20$.

3. Storage charge được gọi là phí lưu container tại cảng và do cảng thu. Phí này thường bị nhầm lẫn với phí DEM. Phí DEM là phí do Hãng tàu quy định để thu khách hàng, có thể đã bao gồm phí Storage hoặc không. Nếu đã bao gồm thì Hãng tàu sẽ thay khách hàng trả phí này cho Cảng, nếu không bao gồm, khách hàng sẽ phải trực tiếp đóng phí này cho Cảng. Cách tính phí này cũng giống như phí DEM, khách hàng sẽ phải trả phí nếu lưu container tại cảng vượt quá số ngày miễn phí do Cảng quy định.

Có phải bạn đang thắc mắc không biết phí lưu kho bãi, Container tên Tiếng Anh là gì để sử dụng trong quá trình trao đổi cũng như phục vụ công việc của mình? Câu trả lời hết sức đơn giản và dễ nhớ, mời bạn hãy theo dõi phần dưới đây để tìm câu trả lời nhé. pakago.com sẽ giải đáp ngay, đồng thời cung cấp các thông tin liên quan khác để bạn tham khảo.

Phí lưu cont lưu bãi tiếng anh là gì
Phí lưu kho bãi tiếng Anh là gì

  • Phí lưu kho bãi, Container tên Tiếng Anh là gì?
  • Các định nghĩa chuyên ngành kho vận khác
  • Công ty chuyên order hàng Mỹ ship về Việt Nam uy tín
      • Liên hệ ngay với Pakago để vận chuyển TỪ MỸ, ANH, NHẬT, HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM tại đây!

Trong tiếng Anh, phí lưu kho bãi chính là cụm từ carrying cost và container tiếng Anh của nó vẫn là Container. Nếu bạn chỉ muốn sử dụng từ kho bãi thôi thì dùng tiếng Anh là ware housing. Ví dụ, I have to pay storage for keeping goods in a warehouse (Tôi phải trả  phí lưu kho vì để hàng trong kho). Hoặc “Fees for warehouse storage would be based on either the weight or the volume of goods placed in customs offices’s warehouse (Phí lưu kho sẽ dựa trên cân nặng hoặc thể tích của hàng lưu ở kho của cơ quan hải quan).

Một số bạn cũng thắc mắc phiếu xuất, nhập kho tiếng Anh là gì? pakago.com xin giải đáp luôn để bạn nắm rõ hơn. Phiếu xuất kho được viết bằng tiếng Anh là “Inventory delivery voucher” hoặc “Goods delivery note”. Còn phiếu nhập kho được viết bằng tiếng Anh là “goods received note” hoặc “Inventory receiving voucher”.  Ngoài ra, để biết thêm nhiều nghĩa của các cụm từ liên quan đến chuyên ngành kho vận mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

Tham khảo thêm: Phí Shipping Mỹ là gì

Các định nghĩa chuyên ngành kho vận khác

Nếu bạn làm việc trong chuyên ngành kho vận thì không thể bỏ qua một số từ vựng sau đây để áp dụng khi cần thiết. pakago.com chỉ cung cấp một số cụm từ cơ bản thường xuyên được sử dụng để bạn tham khảo, còn những cụm từ chuyên sâu hơn bạn có thể tìm hiểu nhé:Nhà kho: nghĩa là Warehouse

  • Thủ kho: nghĩa là Stockkeeper / storekeeper
  • Phiếu thu: nghĩa là Cash receipt
  • Nhập kho: nghĩa là Goods receipt
  • Xuất kho: nghĩa là Goods Issue

Phí lưu cont lưu bãi tiếng anh là gì
Kho bãi hàng hóa

  • Báo cáo tồn kho: nghĩa là Inventory report
  • Nhập hàng lên hệ thống: nghĩa là Post Goods Receipt
  • Chi phí bảo dưỡng: nghĩa là Maintenance Cost
  • Vận đơn: nghĩa là Waybill
  • Chi phí bảo hành: nghĩa là Warranty Costs
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: nghĩa là Certificate of origin: Viết tắt C/O
  • Việc bốc dỡ (hàng): nghĩa là Stevedoring
  • Việc gom hàng: nghĩa là Consolidation or Groupage
  • Phí lưu kho: nghĩa là Detention (DET)
  • Phí lưu bãi: nghĩa là Demurrage (DEM) / Storage Charge
  • Kiểm kê: nghĩa là Stock take
  • Điều chỉnh: nghĩa là Adjust(v)/Adjustment(n)
  • Nguyên vật liệu: nghĩa là Materials
  • Thiết bị: nghĩa là Equipment
  • Đơn hàng: nghĩa là Order
  • Hợp đồng: nghĩa là Contract
  • Vị trí lưu kho: nghĩa là Storage locations
  • Kho ngoại quan: nghĩa là Bonded warehouse
  • Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóa: nghĩa là Certificate of Inspection
  • Khai báo hải quan: nghĩa là Customs declaration
  • Lệnh giao hàng: nghĩa là Delivery Order D/O
  • Ngày hết hạn: nghĩa là Expired date
  • Thẻ kho: nghĩa là Warehouse card
  • Bảng báo cáo: nghĩa là Statement

Phí lưu cont lưu bãi tiếng anh là gì
Thuật ngữ chuyên ngành kho vận

  • Hóa đơn: nghĩa là Invoice
  • Bảng báo giá: nghĩa là Quotation
  • Đơn đặt hàng nhà cung cấp: nghĩa là Purchase order
  • Phiếu thu hay giấy biên nhận: nghĩa là Receipt
  • Phiếu báo thanh toán: nghĩa là Remittance Advice

Nên xem: Top trang web bán hàng online nổi tiếng thế giới

Công ty chuyên order hàng Mỹ ship về Việt Nam uy tín

Nếu bạn có nhu cầu nhập hàng Mỹ chính hãng nhưng không đủ điều kiện và thời gian để tự nhập hàng thì có thể liên hệ đến công ty PAKAGO để nhờ nhập hàng hộ. Công ty đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc order, nhập sỉ lẻ hàng hóa cho các công ty, đại lý, shop kinh doanh lớn nhỏ khác nhau nên rất am hiểu tâm lý khách hàng. Mọi thủ tục nhập và giao hàng PAKAGO hoàn thiện rất nhanh chóng, quý khách hàng chỉ cần ngồi nhà là có thể nhận được hàng.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ THANH TOÁN HỘ – CHECKOUT EBAY VỚI TỶ GIÁ THẤP 2021

DỊCH VỤ ĐẶT MUA HÀNG TRÊN EBAY SHIP VỀ VIỆT NAM GIÁ RẺ 2021

BẢNG GIÁ PHÍ DỊCH VỤ MUA HỘ HÀNG TỪ MỸ VỀ VIỆT NAM UY TÍN NHẤT 2021

DỊCH VỤ ĐẶT MUA HÀNG TRÊN AMAZON SHIP VỀ VIỆT NAM GIÁ RẺ 2021

PAKAGO nhận order tất cả mặt hàng từ khối lượng nặng đến khối lượng nhẹ nhất như các phụ kiện, miễn khách hàng yêu cầu PAKAGO đều đáp ứng được cho bạn. Chi phí dịch vụ bên công ty khá mềm, nếu bạn nhập hàng số lượng nhiều công ty còn có nhiều ưu đãi lớn dành riêng cho bạn đấy. Khách hàng có thể chọn hình thức vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường bộ… với mức chi phí chênh lệch khác nhau, công ty đều đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Phí lưu cont lưu bãi tiếng anh là gì
Công ty vận chuyển hàng Mỹ về Việt Nam

Ngoài ra, nếu bạn muốn biết bảng chi phí vận chuyển hàng cụ thể của công ty PAKAGO mời bạn hãy liên hệ trực tiếp đến công ty để nhân viên cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác nhất đối với đơn hàng mà bạn muốn đặt. Chúng tôi cam kết hàng hóa được nhập chính hãng, đúng chất lượng, đúng giá và đúng thời hạn giao hàng nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ bên công ty nhé. Trong quá trình order hàng bạn có thể theo dõi tình trạng đơn hàng trên website hệ thống của công ty.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp phí lưu kho bãi, Container tên Tiếng Anh là gì, đồng thời cung cấp các thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn đã dành cho website pakago.com và hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác để thu thập nhiều thông tin, kiến thức hữu ích khác nhé.

Xem thêm

  • Mã vạch có làm giả được không
  • Gửi hàng từ Anh về Việt Nam mất bao lâu thì nhận được
  • Nằm mơ thấy Tổng Thống Mỹ là Điềm Báo Gì
  • Phấn nước iope Có Lừa Đảo hay Uy Tín
  • Top Trang Web Đấu Giá của Nhật Bản uy tín nhất hiện nay

Liên hệ ngay với Pakago để vận chuyển TỪ MỸ, ANH, NHẬT, HÀN QUỐC VỀ VIỆT NAM tại đây!

Hotline: Hà Nội: 0886 788 247 / HCM: 0903 520 051

Email: [email protected]

Tại Hà Nội: Số 63 – D3, khu biệt thự Vườn Đào, 689 Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ

Tại TPHCM: Tầng 2, 14/16A Thân Nhân Trung, P. 13, Q. Tân Bình