phương thức bán hàng trả chậm, trả góp là gì

– Tại Điều 1, Khoản 10 Thông tư 26/2015/TT– BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư 219/2013/TT– BTC như sau:

“c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.”

– Tại Điều 7 Thông tư 219/2013/TT– BTC Khoản quy định gía tính thuế của hàng hoá trả chậm, trả góp là :

7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

Bạn đang xem: Ví dụ về bán hàng trả chậm trả góp

+Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán xe Xloại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng chia làm 05 kỳ) thì :

1. Giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Ẩn Nút Kết Bạn Trên Facebook Để Tăng Follow Tự Nhiên

2. Thuế GTGT: 2.5 triệu đồng.

Xem thêm:

phương thức bán hàng trả chậm, trả góp là gì

*Về chế độ kế toán

1. Cách hạch toán Mua Hàng hóa, TSCĐ trả góp, trả chậm:

– Khi mua hàng hóa, vật tư, TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay): 25.000.000 đNợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) (nếu có): 2.500.000 đNợ TK 242 – Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (– ) Giá mua trả tiền ngay trừ (– ) Thuế GTGT (nếu có)}: 500.000 đ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán) : 28.000.000 đ

– Định kỳ, khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán = 25.000.000 đ+2.500.000 đ + 500.000 đ = 28.000.000 / 5= 5,600,000 đCó các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ). = 25.000.000 đ+2.500.000 đ + 500.000 đ = 28.000.000 / 5= 5,600,000 đ

– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: 500.000 đ /5 = 100.000 đCó TK 242 – Chi phí trả trước : 500.000 đ /5 = 100.000 đ

2. Cách hạch toán Bán hàng trả góp, trả chậm:

– Khi bán sản phẩm, hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán (chưa có thuế) trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: 28.000.000 đ dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻCó TK 511– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT): 25.000.000 đCó TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp (3331, 3332) : 2.500.000 đCó TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) : 500.000 đ

– Định kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: 500.000 đ /5 = 100.000 đCó TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.(lãi trả chậm, trả góp) : 500.000 đ /5 = 100.000 đ

– Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi:Nợ các TK 111, 112,…: 28.000.000 / 5= 5,600,000 đCó TK 131 – Phải thu của khách hàng : 28.000.000 / 5= 5,600,000 đ

– Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán: giả sử giá vốn là 20.000.000đ+ Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi:Nợ TK 632– Giá vốn hàng bán: 20.000.000đCó các TK 154, 155, 156, 157,… : 20.000.000đ+ Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi:Nợ TK 632– Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147) (số hao mòn luỹ kế – nếu có)Có TK 217– BĐS đầu tư.

*Căn cứ:

– THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH thay thế cho QUYẾT ĐỊNH 15/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

TK 155'' Thành phẩm'' sử dụng để phản ánh giá gốc thành phẩm hiện có và tình hình biến động trong kho của doanh nghiệp .

* Trường hợp kế tóan hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

1. Giá thành sản xuất thực tế thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công, chế biến nhập kho.

Nợ TK 155: Thành phẩm.

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

2. Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho.

-Trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho.

-Trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho bán trực tiếp.

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 155: Thành phẩm.

-Trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho để bán theo phương thức chuyển hàng đi cho khách hàng hoặc gửi đi cơ sở nhận bán hàng đại lý,ký gửi.

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán.

Có TK 155: Thành phẩm.

-Trị gián vốn thực tế thành phẩm xuất kho đổi lấy vật tư hàng hoá của đơn vị khác( hàng đổi hàng không tương tự)

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán

Có TK 155: Thành phẩm.

-Trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho để biếu tặng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho các cán bộ CNV.

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 155: Thành phẩm.

3. Trị giá vốn thực tế thành phẩm nhập kho khách hàng trả lại hàng gửi đại lý, ký gửi bán hàng không được.

Nợ TK 155: Thành.

Có TK 157: Hàng gửi đi bán.

Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

4. Trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho góp vốn liên doanh.

Trường hợp giá ghi sổ kế toán lớn hơn giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá lại.

Nợ Tk 128: Giá trị góp vốn LD ngắn hạn.

Nợ Tk 222: Giá trị góp vốn LD dài hạn.

Có TK 155: Giá thành thực tế sản phẩm.

Có Tk 412: Chênh lệch đánh giá lại TS - chênh lệch đánh giá tăng.

Trường hợp giá ghi sổ kế toán lớn hơn giá trị góp vốn thì số chênh lệch được phản ánh vào bên Nợ TK 412- CLĐGLTS.

5. Trường hợp đánh giá lại thành phẩm trong kho.

-Điều chỉnh trị giá vốn thực tế của thành phẩm đánh giá tăng.

Nợ TK 155: Thành phẩm.

Có TK 157: Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

-Điều chỉnh trị giá vốn thực tế của thành phẩm do đánh giá giảm.

Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại sản phẩm

Có TK155 : Thành phẩm.

6. Trị giá vốn thực tế thành phẩm do đánh giá giảm.

-Trị giá vốn thực tế thành phẩm phát hiện thừa khi kiểm.

Trường hợp đã xác định được nguyên nhân và xử lý.

Nợ TK 111,334,1388: Thu bồi thường, tổ thức, cá nhân.

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán ( số chênh lệch)

Có TK 155: Thành phẩm( Trị giá vốn thành phẩm thiếu)

Trường hợp chưa xác định nguyên nhân.

Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý.

Có TK 155: Thành phẩm( Trị giá vốn thành phẩm thiếu)

Quy định pháp luật về trả chậm

  • 1. Khái niệm về trả chậm, trả dần
  • 2. Chất lượng của tài sản mua bán theo quy định của pháp luật
  • 3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng theo quy định pháp luật
  • 4. Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán theo quy định pháp luật:
  • 5. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành:

1. Khái niệm về trả chậm, trả dần

Trả chậm là hình thức mua bán trong đó người mua chỉ trả tiền mua sau thời hạn nhất định tính từ khi nhận hàng.

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc mua trả chậm, trả dần như sau:

Điều 453: Mua trả chậm, trả dần:

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mua trả chậm là trường hợp bên mua đã nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua sau một thời hạn nhất định. Mua trả dần là trường hợp bên mua được nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua tài sản thành nhiều lần trong một thời hạn nhất định. Khi mua bán trả chậm, trả dần thì bên bán có quyền bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản mua trả chậm, trả dần. Bên mua có quyền sở hữu đối với tài sản mua bsn sau khi thanh toán đủ tiền mua. Thông thường, việc mua bán trả chậm hoặc trả dần được áp dụng đối với các loại tài sản có giá trị lớn và bên mua gặp khó khăn về kinh tế nên không thể thanh toán tiền mua ngay khi nhận tài sản. Thời hạn trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận. Khoảng thời gian này có thể kéo dài trong vài năm hoặc vài tháng theo sự lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp pháp luật quy định về thời hạn mua trả chậm, trả dần nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua là những người thuộc diện chính sách xã hội : ví dụ như mua nhà ở xã hội.

Hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn và phương thức thanh toán. Trong thười hạn mua trả chậm, trả dần, mặc dù bên bán được bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong suốt thời gian trả chậm, trả dần nhưng bên mua lại có quyền sử dụng tài sản với đúng các tính năng cong dụng và phù hợp với mục đích của mình. Do đó, bên mua phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác.

Nếu hết thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua vẫn không thanh toán hết số tiền mua bán tài sản là vi phạm hợp đồng. Bên bán có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc các bên thỏa thuận gia hạn hợp đồng. Bên bán vẫn bảo lưu quyền sử dụng tài sản và yêu cầu bên mua tiếp tục thanh toán số tiền còn thiếu, đồng thời bên mua phải trẩ lãi đối với số tiền chậm trả theo quy định của Bộ luật dân sự trong khoảng thười gian từ khi hết hạn thanh toán cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán.

2. Chất lượng của tài sản mua bán theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 432: Chất lượng của tài sản mua bán:

1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.

2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong hợp đồng mua bán tài sản, điều khoản về chất lượng của tài sản mua bán không phải là điều khoản cơ bản của hợp đồng. Trên thực tế, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận về điều khoản chất lượng. Nếu chất lượng đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì phải theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng tài sản mua bán chỉ xác định chất lượng tối thiểu phải đạt được. Nghĩa là, các bên vẫn có thể thỏa thuận chất lượng của tài sản mua bán ở một giới hạn cao hơn các tiêu chuẩn hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công bố.

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài đã công bố ( đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện trên bào bì sản phẩm ) hoặc được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Nhà nước quy định tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa) hoặc chất lượng tài sản mua bán không thấp hơn tiêu chuẩn ngành nghề đặt ra ( mỗi hiệp hội ngành nghề có tiêu chuẩn riêng về hàng hóa, sản phẩm , dịch vụ,.. yêu cầu các thành viên phải tuân theo). Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng. Điều khoản về chất lượng của tài sản trong hợp đồng mua bán không phải là điều khoản cơ bản, các bên có thể thỏa thuận hoặc không thể thỏa thuân trong nội dung của hợp đồng. Trường hợp không thỏa thuận thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề. Tuy nhiên thực tế có những tài sản không có quy định về tiêu chuẩn hoặc không có phương thức xác định chất lượng thì sẽ căn cứ vào chất lượng thông thường của tài sản, mục đích giao kết hợp đồng hay những quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng theo quy định pháp luật

Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đây là quy định thể hiện rõ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Theo đó, bên bán không chỉ có nghĩa vụ chuyển giao tài sản mà còn phải cung cấp thông tin và hướng dẫn bên mua cách sử dụng để bảo đảm bên mua đạt được lợi ích cao nhất khi sử dụng tài sản. Nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tín và hướng dẫn cách sử dụng tài sản mua bán thì bên mua có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn hợp lý. Trường hợp bên bán cố tình không thực hiện nghĩa vụ này làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng. Nếu bên bán cung cấp thông tin không đúng sự thật hoặc không hướng dẫn bên mua sử dụng tài sản đúng quy định mà gây thiệt hại thì bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

4. Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán theo quy định pháp luật:

- Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.

- Trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữ tài sản cho bên mua đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Trong trường hợp quyền sở hữu đã được chuyển cho bên mua mà có người thứ ba tranh chấp với bên mua, thì bên bán phải chứng minh tài sản mà mình đã bán cho bên mua, đồng thời người thứ ba chứng minh được tài sản đó thuộc sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, nếu bên mua phải trả lại tài sản cho người thứ ba thì bên mua có quyền yêu cầu người thứ ba thanh toán chi phí hợp lý để làm tăng giá trị của tài sản ( bởi vì bên mua được coi là bên ngay tình)

Trường hợp bên mua biết hoặc bắt buộc phải biết tài sản đó thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua, thì bên mua phải trả lại tài sản cho người thứ ba và không có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại đó. Đồng thời, bên mua cũng không có quyền yêu cầu người thứ ba thanh toán bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc bảo quản cũng như làm tăng giá trị của tài sản (bởi vì bên mua được coi là người không ngay tình).

5. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành:

- Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

- Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Trong trường hợp vật mua bán có khuyết tật thì ngoài việc yêu cầu bảo hành, bên mua còn có quyền yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, cũng giống như các trường hợp về bồi thường thiệt hại khác, bên mua muốn yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh thiệt hại và các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu đã có thiệt hại đối với bên mua và có đủ điều kiện để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê về trả chậm và một số quy định về việc mua bán tài sản theo pháp luật.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê