Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là tổ chức nào

Sáng ngày 28/5, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với BCĐ Phòng, Chống tác hại thuốc lá và Sở Y tế Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5) với chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”.

Sáng ngày 28/5, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với BCĐ Phòng, Chống tác hại thuốc lá và Sở Y tế Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5) với chủ đề “Thuốc  lá và các bệnh về phổi”.   Tham buổi lễ có PGS.TS  Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá; TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá Thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội; Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã.   TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó trưởng Ban thường trực BCĐ PCTH thuốc lá TP phát biểu khai mạc  Phát biểu tại buổi Lễ, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết: Sử dụng thuốc lá gây ra hơn 25 căn bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản…. Các nghiên cứu cũng cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Với gần 6 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó gần 5 triệu ca là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá sẽ lên tới 1 tỷ người.

 

Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là tổ chức nào

PGS.TS  Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Giám đốc Quỹ PCTH thuốc lá phát biểu tại  lễ mít tinh
 

Để hạn chế các tác hại của thuốc lá gây ra, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phòng chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2019 - 2020 và triển khai thực hiện đến các Sở, ngành, các tổ chức Chính trị xã hội và UBND các quận, huyện, thị xã nhằm tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc, đẩy mạnh các hoạt động nhằm ngăn ngừa hút thuốc trong thanh thiếu niên, bảo vệ các thế hệ tương lai của đất nước khỏi các tổn thất về sức khỏe do việc sử dụng thuốc lá gây ra. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho rằng công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn gặp nhiều khó khăn, do thuốc lá lá sản phẩm gây nghiện, tỷ lệ người dân sử dụng thuốc lá hiện vẫn còn cao. Việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là các quán trà đá vỉa hè đến quán cà phê, nhà hàng sang trọng và những địa điểm vui chơi khác...   Trước thực trạng trên, thời gian tới Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá của Thành phố, Sở Y tế sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá, truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, các qui định về cấm hút thuốc tại các bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch… Duy trì và nhân rộng việc triển khai thực hiện mô hình “Môi trường không khói thuốc” tại các nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện và xây dựng  mô hình “Điểm du lịch không khói thuốc” tại các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, tổ chức các đợt thanh, kiểm tra và xử phạt các vi phạm về buôn bán, kinh doanh, sử dụng thuốc lá trên địa bàn Thành phố. Giám sát việc thi hành các qui định cấm hút thuốc lá tại các nơi có quy định cấm hút thuốc lá theo quy định hiện hành. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá. Ngay sau Lễ Mít tinh, 100 tình nguyện viên chia thành hai đoàn đã đạp xe diễu hành qua nhiều tuyến đường phố chính như: Nguyễn Chí Thanh, Láng, Cầu Giấy, Kim Mã, Huỳnh Thúc Kháng, Giảng Võ… để cổ động, tuyên truyền đến người dân về tác hại của thuốc lá và kêu gọi người dân cùng hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc 31/5. Các thông điệp chính được các tình nguyện viên mang theo như: Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi; 90% người ung thư phổi là do hút thuốc lá; Nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá cao hơn 20 lần so với người không hút thuốc; Cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc và trên phương tiện giao thông công cộng; Cấm hút thuốc tại khu vực trong nhà của bến xe, bến tàu; Mọi người có quyền được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; Không hút thuốc vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu; Hãy nhắc người hút thuốc không hút gần mình và những người xung quanh…

 
Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử Cục y tế dự phòng

Admin

26/04/2022

Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là gì? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Nguyễn Trần Khải Vy, hiện nay tôi đang làm việc tại Quận 1, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.   

  • Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là tổ chức nào
  • Theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 thì Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá được hiểu như sau:

    Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

    Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

    Trên đây là nội dung tư vấn về định nghĩa Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) - PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, trong suốt những năm qua, việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là tại trường học, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Trong giai đoạn 2017 - 2018, quỹ đã hỗ trợ cho 99 đơn vị gồm 22 bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, 63 tỉnh, thành phố, 4 thành phố du lịch và 10 bệnh viện để thực hiện các hoạt động theo 9 nhiệm vụ quy định tại Khoản 2, Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020. Việc hỗ trợ của Quỹ đã góp phần quan trọng trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá và thực hiện luật. Năm 2018 đã có 12 tỉnh có tỉ lệ hút thuốc ở nam giảm so với điều tra toàn quốc năm 2015 như tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Nghệ An…Tỷ lệ người phơi nhiễm thụ động với khói thuốc cũng giảm, tại nơi làm việc giảm 13,3%, tại trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%, trên phương tiện giao thông công  cộng giảm 15%. Việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ người được tư vấn bỏ thuốc và cai nghiện thuốc lá tăng.

Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là tổ chức nào

Một hoạt động truyền thông hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng các đợt kiểm tra, thanh tra và số tiền xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Mạng lưới về phòng, chống tác hại thuốc lá được thành lập và duy trì trên toàn quốc. Đến nay, có 20 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và 63/63 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá. Nổi bật nhất là công tác truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá và xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không khói thuốc lá. Số lượng các cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn thực hiện quy định cấm  hút thuốc lá tăng dần qua các năm đặc biệt là tại các cơ sở bệnh viện.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng nhấn mạnh, việc thanh tra, kiểm tra chỉ là giải pháp hỗ trợ, quan trọng là làm sao tuyên truyền nâng cao tinh thần tự giác của người dân, thực thi có hiệu quả các quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người không hút thuốc cũng hít phải khói thuốc lá. Việc thường xuyên hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc. Vì vậy, một trong những giải pháp giảm thiểu tác hại do khói thuốc đối với những người không hút thuốc đó là xây dựng các mô hình không khói thuốc như trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng… Không khói thuốc giúp những người không hút thuốc được sống trong môi trường lành mạnh để giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Đặc biệt cần chú trọng tới công tác truyền thông để giúp người dân hiểu hơn về tác hại của thuốc lá cũng như có những biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả.

Đánh giá về sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông báo chí trong hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá thời gian qua, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ  Thông tin và Truyền thông Võ Thanh Lâm cho biết, các cơ quan báo chí đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế như một số cơ quan báo chí vẫn chưa coi đây là nhiệm vụ của mình, vẫn vi phạm luật khi đăng tải các hoạt động tài trợ của doanh nghiệp thuốc lá; các nội dung tuyên truyền về tác hại của thuốc lá vẫn chưa sâu rộng, chưa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Các thông tin chưa đa dạng, đầy đủ và đa chiều, đặc biệt là chưa quan tâm nhiều tới mảng tuyên truyền về mô hình không khói thuốc tại các địa điểm công cộng.

Cũng theo ông Lâm, để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc lá thì không chỉ dựa vào các cơ quan thông tấn mà các cấp, các ngành, các đoàn thể và địa phương phải tiếp tục phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên ký cam kết không hút thuốc lá. Tại các khu dân cư lồng ghép phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa gắn với việc không có người hút thuốc; các cơ quan truyền thông đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá. các cơ quan thông tấn báo chí cần có những ấn phẩm báo chí chất lượng hơn nữa để thông điệp rõ ràng, thiết thực và cụ thể về thực hiện môi trường sống không khói thuốc được lan tỏa mạnh mẽ.

Diệu Linh