Quyết định về hỗ trợ nhà ở người có công

Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Ngày cập nhật: 01/06/2022

Hỏi: (Nguyễn Ngọc Đính - )

Bố tôi là thương binh hạng 1/4 thuộc diện được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg. Năm 2018 nhà tôi có làm lại nhà và có làm hồ sơ xin được hỗ trợ. Tuy nhiên UBND xã lại bảo do khó khăn nên chưa có kinh phí hỗ trợ. Đến nay nhà tôi đã xây nhà được 4 năm và UBND xã tôi đã hợp nhất với xã khác. Xin hỏi nhà tôi có được hưởng tiền hỗ trợ nữa không? và nếu có thì phải làm thủ tục thế nào?

Trả lời:

1.Theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thì trường hợp thuộc diện được hỗ trợ thì phải có đủ các điều kiện sau:

1.1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận (trong đó có đối tượng là Thương binh).

1.2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:

a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;

b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

1.3. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi là UBND cấp xã) đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là UBND cấp huyện); UBND cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo UBND cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

2. Tại điểm d Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 63/2017/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg (có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2017) quy định: Đối với các trường hợp người có công thuộc diện được hỗ trợ nhà ở phát sinh thêm ngoài số liệu đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến thời điểm 31/5/2017 thì các địa phương có trách nhiệm chủ động bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác từ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể để thực hiện hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 27/6/2019 của Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thì việc thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở đến hết ngày 31/12/2019.

3. Theo nội dung câu hỏi của ông Đính thì năm 2018 gia đình ông mới làm hồ sơ xin được hỗ trợ, chưa rõ là gia đình ông đã được UBND các cấp phê duyệt trong danh sách các hộ thuộc diện được hỗ trợ hay chưa. Do vậy, đề nghị ông Đính căn cứ các quy định nêu trên và liên hệ với địa phương đế được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.

Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS

Trả lời:

Căn cứ Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2017 của chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết Định số 22/2013/QĐ-TTg, chỉ những hộ gia đình người có công với cách mạng có tên trong đề án đã được Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017 mới thuộc diện được ngân sách trung ương hỗ trợ về nhà ở.

Các trường hường phát sinh sau ngày 31/5/2017, việc hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương mà có phương án hỗ trợ phù hợp. Trường hợp nhà bạn xây vào năm 2018 thì sẽ không thuộc đối tượng theo đề án đã được Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017.

Như vậy Phòng LĐ-TB-XH ở địa phương bạn trả lời bạn vậy là đúng quy định pháp luật rồi. Tuy nhiên, nếu như địa phương nơi cư trú của bạn có phương án hỗ trợ phù hợp cho các trường hợp như nhà bạn thì nhà bạn vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định đặc thù riêng của địa phương nơi bạn cư trú.

Căn cứ Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2017, nguồn ngân sách hỗ trợ nhà ở cho các cá nhân hộ gia đình có công với cách mạng giai đoạn 2 theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg là 100% từ ngân sách trung ương.

Người đề nghị hỗ trợ cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở;

- Biên bản kiểm tra hiện trạng, điều kiện nhà ở thuộc đối tượng được hỗ trợ của UBND cấp xã;

- Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng;

- Sổ hộ khẩu gia đinh ( bản sao có chứng thực);

- Căn cước công dân/ chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực)

Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân xã đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để  làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ.

Xem thêm: Người có công giúp đỡ cách mạng là ai? Hưởng chế độ thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi thủ tục nhận hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quyết định về hỗ trợ nhà ở người có công

Được tư vấn bởi: Luật sư Đoàn Trung Hiếu

Văn phòng luật sư Hỗ trợ phát triển Cộng Đồng

https://tuvanphaply.com.vn

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Nội dung câu hỏi

Kính gửi Sở LĐTB&XH. Bố tôi được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Bố tôi đang ở trong căn nhà cấp 4, được xây từ năm 1989, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, tường và mái nhà đã hư hỏng nặng. Vậy xin quý Sở cho tôi hỏi, bố tôi có được hỗ trợ để sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ không? Trình tự, thủ tục để được hỗ trợ, cơ quan nào hướng dẫn trực tiếp? Xin cảm ơn!

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

1. Theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thì trường hợp thuộc diện được hỗ trợ thì phải có đủ các điều kiện sau:

1.1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận (trong đó có đối tượng là Thương binh).

1.2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:

a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;

b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

1.3. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi là UBND cấp xã) đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là UBND cấp huyện); UBND cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo UBND cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

2. Tại điểm d Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 63/2017/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg (có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2017) quy định: Đối với các trường hợp người có công thuộc diện được hỗ trợ nhà ở phát sinh thêm ngoài số liệu đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến thời điểm 31/5/2017 thì các địa phương có trách nhiệm chủ động bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác từ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể để thực hiện hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 27/6/2019 của Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thì việc thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở đến hết ngày 31/12/2019.

3. Theo nội dung câu hỏi của ông Đính thì năm 2018 gia đình ông mới làm hồ sơ xin được hỗ trợ, chưa rõ là gia đình ông đã được UBND các cấp phê duyệt trong danh sách các hộ thuộc diện được hỗ trợ hay chưa. Do vậy, đề nghị ông Đính căn cứ các quy định nêu trên và liên hệ với địa phương đế được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.

Theo đó, dự kiến mức hỗ trợ 60.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở hoặc 30.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Theo ý kiến của cử tri tỉnh Bình Định, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn khoảng trên 5.000 hộ gia đình người có công, thân nhân liệt sĩ thuộc các đối tượng là người dân tộc thiểu số, cao tuổi, có hoàn cảnh khó khăn, thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai mà nhà ở có nguy cơ sụp đổ, không an toàn khi sử dụng cần được hỗ trợ cải thiện về nhà ở theo quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 102 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (gồm có khoảng trên 2.819 trường hợp cần xây mới và khoảng 2.183 trường hợp cần sửa chữa, cải tạo về nhà ở).

Cử tri kiến nghị xem xét hỗ trợ kinh phí cho địa phương để sớm thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng trên; đồng thời, nâng mức hỗ trợ xây mới nhà ở thấp nhất là 50.000.000 đồng/hộ và mức hỗ trợ sửa chữa, cải tạo nhà ở thấp nhất là 30.000.000 đồng/hộ (trong đó, mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương là 90%; hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh là 10%).

Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Bình Định như sau:

Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14.

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (có hiệu lực từ ngày 15/2/2022).

Theo đó, tại Điểm a, Khoản 7, Điều 182 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định: Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương quy định tại Khoản 2, Điều 102 Nghị định này bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 420/BXD-QLN ngày 15/2/2022 và Văn bản số 1287/BXD-QLN ngày 18/4/2022 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng cần hỗ trợ cải thiện nhà ở, đồng thời đề xuất mức hỗ trợ bằng tiền đối với trường hợp xây mới nhà ở và trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Trên cơ sở báo cáo số liệu và đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có tỉnh Bình Định), Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2507/BXD-QLN ngày 11/7/2022 (kèm theo dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương) gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Theo đó, dự thảo dự kiến mức hỗ trợ 60.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở hoặc 30.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở (mức hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng).

Về tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương sẽ chủ yếu căn cứ theo quy định của Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 24/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 để thực hiện.

Sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu, giải trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương trong Quý IV/2022 để triển khai thực hiện.

Chinhphu.vn