Robot và trí tuệ nhân tạo là gì

Robot và Trí tuệ nhân tạo là một ngành học đã phát triển rực rỡ trên thế giới, tuy nhiên hiện nay ngành học này mới được các trường Đại Học, Học Viện tại nước ta mở thêm nhằm đáp ứng nhu cầu của thí sinh trong thời đại công nghệ cao. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiều ngành Robot & Trí tuệ nhân tạo là gì? Trường nào đào tạo?, Các ứng dụng trong thực tế, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Robot và trí tuệ nhân tạo là gì
Robot Trí Nhân là robot ứng dụng AI đầu tiên của Việt Nam, biết đọc sách làm thơ!…

Là một ngành học lập trình cho Robot, Sinh viên được đào tạo về các lĩnh vực về Lập trình, điện tử viễn thông – Công nghệ điện tử và trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence  – viết tắt là AI) Sau khi tốt nghiệp sngười học sẽ được cấp bằng: Kỹ sư Điện tử viễn thông chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo.

Nội dung học và các trường đào tạo uy tín

Trí tuệ nhân tạo – AI được tạo ra trong khoa học máy tính, ứng dụng vào máy móc chính là các Robot để bắt chước các suy nghĩ, hành động của con người từ đó tạo ra các Robot có thể làm việc thay cho con người hoặc ứng dụng vào các ngành công nghiệp giải trí, quân sự.

Đối với hệ đào tạo chuẩn kỹ sư của đại học, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức sau:

+ Nguyên lý kỹ thuật Điện tử viễn thông

+ Kiến thức lập trình – Công nghệ thông tin

+ Các hoạt động chế tạo, lập trình Robot, cánh tay Robot, Robot di động, các vấn đề về thị giác máy tính, máy học và Trí tuệ nhân tạo

Tổ hợp các môn xét tuyển:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)
  • D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)

Các trường đại học tại Việt Nam đào tạo:

+ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

+ Trường Đại học Điện lực

+ Trường Đại Học FPT

+ Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bảng

+ Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Robot và trí tuệ nhân tạo là gì
Các Robot được ứng dụng Trí tuệ nhân tạo để trở nên thông minh và có cảm xúc như con người

Sinh viên sau khi tốt nghiệm có thể đảm nhiệm công việc ở nhiều vị trí khác nhau như:

+ Quản lý các hoạt động kinh doanh sử dụng các thiết bị, robot trí tuệ nhân tạo

+ Làm việc tại các nhà máy, tập đoàn sản xuất linh kiện và lắp ráp Robot tiêu biểu như: Viettel Smart, VCCROP, ngân hàng TP Bank…

+ Làm việc tại các viện, các cơ sở nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo và Robot

Mức lương:

Đối với kỹ sư lập trình Trí tuệ nhân tạo, mức lương khởi điểm là 20tr/ tháng – 500tr , một năm – đây là ngành được xếp vào ngành có mức lương cao nhất trong nhóm ngành Công Nghệ Thông Tin và Điện tử viễn thông hiện nay.

  • Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì?

Ngoài ra đối với các kỹ sư thiết kế mức lương cũng rất hấp dẫn đó là 1600$/tháng, Kỹ sư DEVOPS là khoảng 1500$/tháng…

Kết Luận: Robot và Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ là một ngành học bùng nổ trong tương lai, hiện tại mới chỉ có các trường Đại Học TOP đầu mở ngành này, sinh viên sau khi ra trường sẽ được làm việc tại các tập đoàn lớn về công nghệ, ngân hàng.

Trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, hướng đến năm 2025, Việt Nam đặt ưu tiên vào robot công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao. Là ngành mới mở trong một vài năm trở lại đây, Robot và Trí tuệ nhân tạo đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của thí sinh. Robot và Trí tuệ nhân tạo là gì? Cơ hội việc làm nghề nghiệp ra sao? Học ở đâu… là những nội dung thí sinh thường hỏi.

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo là gì?

Robot và trí tuệ nhân tạo là ngành mới, kết hợp giữa kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra các robot, máy móc và hệ thống tự động hóa sản xuất thông minh. Đây là ngành đào tạo liên ngành điện-điện tử, cơ khí-tự động hóa và công nghệ thông tin.

Ở nước ta Robot và Trí tuệ nhân tạo được xếp vào nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử để “điều hướng” phần thông minh của robot đồng thời lập trình cho robot những tính năng nhất định phục vụ từng mục đích cụ thể.

Ngày nay cùng với trí tuệ nhân tạo, robot được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, đặc biệt trong cung ứng dịch vụ phục vụ con người mà điển hình là robot lau dọn vệ sinh, robot phiên dịch, robot phục vụ tại quầy giao dịch, robot tư vấn luật, robot bán hàng …

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo được xây dựng bao gồm các lĩnh vực:

Điện-điện tử

Điều khiển tự động

Cơ khí-động lực học robot,

Công nghệ thông tin cho robot;

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học sẽ có năng lực chuyên môn sâu để phát triển thuật toán và phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, khai phá dữ liệu, thị giác máy, điện toán đám mây, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tính toán song song-phân tán ứng dụng cho robot, đồng thời phát triển thuật toán điều khiển thông minh, thiết kế, tích hợp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống robot, xe tự hành và hệ thống tự động hóa sản xuất thông minh…

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Robot và trí tuệ nhân tạo, người học có thể làm các công việc sau:

Kỹ sư thiết kế, phát triển sản phẩm hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo

Kỹ sư lập trình, vận hành chạy thử các hệ thống robot-PLC

Kỹ sư thiết kế, tích hợp, lập trình hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo trong các dây chuyển sản xuất tự động: làm việc ở các công ty chế tạo robotics; các công ty công nghệ về xe tự hành; các công ty thương mại và kỹ thuật về robotics và trí tuệ nhân tạo.

– Kỹ sư thiết kế, lập trình hệ nhúng – IoT, phát triển phần mềm học máy, học sâu, thị giác máy và trí tuệ nhân tạo: các công ty làm về trí tuệ nhân tạo

– Kỹ sư quản lý dự án, kiểm định đánh giá dự án, tư vấn thiết kế giám sát dự án về hệ thống robot – trí tuệ nhân tạo: các công ty đầu tư và tư vấn thiết kế giám sát về về robot và trí tuệ nhân tạo

– Kỹ sư quản lý, vận hành, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống robot tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất tự động

– Kỹ sư tư vấn giải pháp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vưc robot – trí tuệ nhận tạo

– Kỹ sư kinh doanh bán hàng, tư vấn kỹ thuật và cung cấp dịch vụ kỹ thuật robotics: các công ty thương mại và kỹ thuật về robot – trí tuệ nhân tạo

– Cán bộ giảng dậy, nghiên cứu tại các Trường Đại học – Cao đẳng, các Viện – Trung tâm nghiên cứu trong – lĩnh vực robot – trí tuệ nhân tạo.

– Khởi nghiệp, tự thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực robot – trí tuệ nhân tạo.

Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo thi khối nào?

Các trường ĐH thường tuyển sinh Ngành/chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo và các ngành gần theo các khối sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • Khối A19 (Toán, Vật lý, Bài kiểm tra tư duy)

Ngoài xét tuyển theo khối truyền thống, nhiều trường còn tuyển sinh theo điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp…

Học Ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo ở trường nào? Điềm chuẩn bao nhiêu?

Hiện đúng tên ngành Robot và trí tuệ nhân tạo trong danh mục tuyển sinh đầu vào thì không nhiều trường đào tạo.

Tuy nhiên, hiện nay, chuyên ngành này lại được đào tạo trong nhiều ngành như Tự động hoá, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu…

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội (Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (Chương trình tiên tiến): 28.04 (năm 2021)
    Đại học FPT (Ngành Trí tuệ nhân tạo): 21 và theo quy chế riêng của trường
  • Đại học Điện lực (Chuyên ngành Điện tử Robot và Trí tuệ nhân tạo tại khoa Điện tử – Viễn thông): 21,5 (năm 2021)
  • Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) ( Máy tính và robot): 27,65 (năm 2021)
  • Đại học Fenikka (KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ (TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ ROBOT): 22 (năm 2021) ĐH Đông Á (Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo): 18 (năm 2021)

    Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: 26,5-27 (năm 2021)

  • Đại học Công nghiệp TPHCM (nhóm ngành Tự động hoá): 24,5 (năm 2021)
  • Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM (Đại học Quốc gia TP.HCM) (Khoa học máy tính định hướng AI): 27,5 (năm 2021)